Một số công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản tại công ty cổ phần qsoft việt nam (Trang 45)

Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các công ty cũng như các đơn vị nhà nước. Ví dụ như:

Đinh Thụy Ngân Trang, 2007, “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Nuplex Resins Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh

tế, TP.Hồ Chí Minh.

Luận văn của tác giả Đinh Thụy Ngân Trang đã nêu lên thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Nuplex Resins Việt Nam ở các mặt: môi trường kiểm soát và thủ kiểm soát của các chu trình mua hàng thanh toán, chu trình sản xuất, chu trình bán hàng thu tiền dựa trên cơ sở lý luận về hệ thống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 kiểm soát nội bộ. Luận văn cũng đưa ra các rủi ro còn hiện hữu ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, nguyên nhân dẫn đến các rủi ro đó. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty.

Nguyễn Thị Phương Trâm, 2009, “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng sư phạm trung ương TP.Hồ Chí Minh”, luận văn thạc

sĩ, trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

Luận văn của tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ ở một đơn vị hành chính sự nghiệp, từ đó thấy được thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ không phát huy được vai trò hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý của nhà trường. Trước thực trạng đó, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội tập trung vào vấn đề cải cách quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Đinh Thị Hằng, 2010, “Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng, bán hàng trong siêu thị SMAT, Long Biên, Hà Nội”, luận văn thạc

sĩ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Luận văn của tác giả khái quát cho ta thấy hệ thống kiểm soát nội bộ tại một siêu thị. Trong siêu thị quy trình quan trọng nhất là mua hàng - thanh toán và bán hàng - thu tiền, luận văn đã làm rõ hệ thống kiểm soát nội 2 chu trình này. Bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống kiểm soát nội bộ siêu thị vẫn còn những mặt tiêu cực cần có giải pháp hoàn thiện. Tác giả cũng đã đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong siêu thị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần QSoft Việt Nam

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Lô gô công ty:

Tên công ty: Công ty Cổ phần QSoft Việt Nam.

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: QSOFT VIET NAM CORPORATION.

Tên công ty viết tắt: QSOFT VIET NAM., COPR

Địa chỉ trụ sở chính: Số 8, No 3, khu đô thị mới Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: (+84 4) 3792 5150 Fax: (+84 4) 3792 5147

Website: qsoftvietnam.com/vn Email: qsoftvietnam@qsoft.com.vn Loại hình DN: Công ty Cổ phần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Công ty được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102008819 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 10/08/2006. Vốn điều lệ 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng).

Công ty có tên gọi cũ là Công ty Cổ phần Phần mềm chất lượng Việt Nam. Năm 2011, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ Phần QSoft Việt Nam.

Thành lập từ năm 2006 với chỉ 6 thành viên dưới cái tên KT&H, QSoft Việt Nam bắt đầu với những dự án nhỏ dạng project based. Sau 5 năm sóng gió với một loạt những biến động thị trường và khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài, QSoft Việt Nam vẫn tràn đầy tự tin bước vào năm 2011 với những thành tựu đã đạt được. Con số 6 người ban đầu đã nâng lên thành 62 với đầy đủ các phòng ban: Phần mềm, Hành chính nhân sự, Kế toán, Kế hoạch kinh doanh. Qsoft Việt Nam đã thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ bao gồm cả OSDA và Project based, tập trung chủ yếu vào các ứng dụng nền web và ứng dụng di động cho khách hàng trên khắp thế giới. Chưa dừng lại ở đó, QSoft Việt Nam vẫn đang tiến bước xây dựng lộ trình phát triển của mình trong tương lai.

Để làm hài lòng khách hàng cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển đề ra, các kỹ sư và chuyên gia hàng đầu về IT và lập trình không chỉ sở hữu nền tảng kiến thức vững vàng và hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn thấm nhuần triết lý làm việc của công ty là tận tâm luôn hoàn thành công việc một cách chỉnh chu, luôn trung thành với công ty, tận tâm với khách hàng và công việc của khách hàng, trong môi trường thương mại đầy cạnh tranh như hiện nay vấn đề bảo mật là tối quan trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Sơđồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Chức trách nhiệm vụ của từng phòng ban. Hội đồng quản trị:

- Chức năng và nhiệm vụ: Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất trong công ty, do Đại hội cổ đông của công ty bầu ra..

+ Quyết định chiến lược phát triển của công ty. + Quyết định phương án đầu tư.

+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường thông qua hợp đồng mua bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kê toán của công ty.

Tổng giám đốc Phó TGĐ Kỹ thuật Phó TGĐ Tài chính Phòng PHP Phòng Android Phòng iOS Phòng tài chính kế toán Phòng Hành chính, nhân sự Hội đồng quản trị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 + Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện, mua cổ phần các doanh nghiệp khác.

- Quyền hạn và trách nhiệm:

+ Hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

+ Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty.

+ Có quyền yêu cầu tổng giám đốc, phó tổng giám đốc điều hành công ty, cán bộ quản lý các đơn vị khác trong công ty cung cấp thông tin và tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty.

Tổng giám đốc:

- Chức trách, nhiệm vụ:

+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

+ Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch, kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.

+ Xây dựng và trình Hội đồng quản trị, phê duyệt kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, các quy chế điều hành quản lý công ty, quy chế tài chính, quy chế lao động tiền lương, quy chế sử dụng lao động…

- Quyền hạn và trách nhiệm:

+ Là người có quyết định cao nhất về điều hành công ty.

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động cán bộ cấp dưới theo phân cấp của công ty, quyết định nâng lương, khen thưởng đối với người lao động trong phạm vi được cấp…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 + Tổng giám đốc được ủy quyền cho cấp dưới cụ thể là các phó tổng giám đốc giải quyết các vấn đề khi vắng mặt.

Phó Tổng giám đốc:

- Chức trách, nhiệm vụ: thay mặt tổng giám đốc giải quyết những công việc được ủy quyền.

- Quyền hạn và trách nhiệm:

+ Được quyền thay mặt giám đốc quyết định các công việc theo ủy quyền khi tổng giám đốc vắng mặt.

+ Tham mưu cho Tổng giám đốc về các chính sách, kế hoạch, chiến lược của Công ty để công ty đạt được mục tiêu để ra.

Phòng hành chính nhân sự:

Nhiệm vụ: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy các hoạt động chính như tiếp khác, quản lý về mặt hiện vật và đồ dùng văn phòng phẩm của công ty. Đồng thời, kiểm tra hình thức kỷ luật và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên trong công ty. Ngoài ra, phòng hành chính nhân sự còn phụ trách những công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự trong công ty.

Phòng tài chính kế toán:

Nhiệm vụ: tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính, thực hiện các chính sách về quản lý tài chính. Đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính, kiểm tra giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh, hạch toán lãi lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước cấp trên về chế độ quản lý tài chính của công ty.

Phòng PHP: Nhiệm vụ: Thiết kế các trang web

Phòng Android: Nhiệm vụ: thiết kế các ứng dụng chạy hệ điều hành android cho thiết bị di động.

Phòng iOS: Nhiệm vụ: thiết kế các ứng dụng chạy hệ điều hành iOS cho thiết bị di động, macbook, ipad.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

3.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty

Lĩnh vực hoạt động:

+ Cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu và các hoạt động khác liên quan đến cơ sở dữ liệu.

+ Cung cấp dịch vụ lắp đặt, bảo trì và xử lý sự cố máy tính, hệ thống mạng, các thiết bị ngoại vi và các dịch vụ khác có liên quan đến máy tính.

+ Tư vấn các giải pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý. + Lập trình ứng dụng, đào tạo tin học.

+ Thiết kế và lưu trữ Website.

+ Thiết kế hệ thống máy tính (thiết kế, tạo lập trang chủ Internet, thiết kế hệ thống máy tính tích hợp với phần cứng, phần mềm và với các công nghệ truyền thông).

+ Sản xuất và kinh doanh phần mềm tin học.

+ Sản xuất và buôn bán các loại máy móc thiết bị sử dụng trong lĩnh vực tin học, điện, điện tử và viễn thông.

Từ lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy tài sản của công ty chủ yếu là các thiết bị, máy móc liên quan đến ngành công nghệ thông tin như máy tính, thiết bị kiểm thử điện thoại, linh kiện điện tử… Đây là những tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật đặc thù riêng, hình dáng cấu tạo vật chất nhỏ nhưng có giá trị lớn nên rất dễ xảy ra rủi ro nếu sử dụng không đúng cách và quản lý không tốt. Vì vậy cần có kiểm soát nội bộ tốt để hạn chế sai sót, gian lận, hư hỏng.

3.1.4 Tình hình cơ bản và kết quả hoạt động SXKD của Công ty

3.1.4.1 Tình hình tài sản của công ty

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy tình hình tài sản của công ty có sự biến động rõ rệt qua 3 năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 Tổng tài sản năm 2012 là 4.771.962.046 đồng, năm 2013 là 5.726.802.415 đồng, năm 2014 là 6.613.793.722 đồng. Các yếu tố dẫn đến sự biến động mạnh tổng tài sản qua các năm là sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền, sự biến động của tài sản cố định. Ngoài ra còn sự biến động nhẹ của một số yếu tố như thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, chi phí trả trước ngắn hạn, hàng tồn kho….

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012 cụ thể là tăng 1.538.926.020 đồng tương đương với tỷ trọng 80,15%, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013 cụ thể là giảm 183.368.400 đồng tức là giảm 9,55%. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên cho thấy doanh nghiệp chủ động hơn cho việc thanh toán các khoản vay ngắn hạn, chủ động cho việc đầu tư vào tài sản, dễ dàng ứng phó với sự thay đổi bất thường của các kế hoạch liên quan đến tài chính nhưng công ty để tồn quỹ với lượng lớn cũng dễ dẫn đến các rủi ro liên quan đến tiền như mất giá, lạm dụng quỹ vào việc cá nhân…

- 1,000,000,000 2,000,000,000 3,000,000,000 4,000,000,000 5,000,000,000 6,000,000,000 7,000,000,000 2012 2013 2014 Năm G t r Tổng tài sản Tài sản cốđịnh

Biểu đồ 3.1: So sánh tỷ trọng tài sản cốđịnh trong tổng tài sản qua các năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 Tình hình tổng tài sản của công ty có sự biến động tăng lên qua 3 năm. Tổng tài sản năm 2014 tăng 883.991.307 đồng so với năm 2013. Tổng tài sản năm 2013 tăng 957.840.369 đồng so với năm 2012.

Năm 2014 tài sản cố định của công ty là 1.588.986.825 đồng, chiếm 24,02% tổng tài sản.Năm 2013 tài sản cố định là 2.022.401.683 đồng, như vậy tài sản cố định chiếm 35,3% tổng tài sản. Năm 2012 tài sản cố định của công ty là 2.996.523.073 đồng, chiếm 62,8% tổng tài sản.

Tỷ trọng tài sản cố định so với tổng tài sản có xu hướng giảm dần qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do từ năm 2013 quy định về giá trị được coi là tài sản cố định thay đổi. Tài sản mua về có giá trị trên 30 triệu đồng mới được coi là tài sản cố định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Bảng 3.1: Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm (2012-2014)

CHỈ TIÊU 2012 (đ) 2013 (đ) 2014 (đ) So sánh (%)

2013/2012 2014/2013 A. Tài sản ngắn hạn 1.219.687.780 3.002.645.956 4.243.216.082 246,18 141,32 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 381.128.951 1.920.054.971 1.736.686.571 503,78 90,45

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.000.000.000

III. Tài sản ngắn hạn khác 838.558.829 1.082.590.985 506.529.511 129,10 46,79

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 103.538.933 131.268.149 126.779.532 126,78 96,58 2. Thuế GTGT được khấu từ 709.574.474 914.434.516 307.773.135 128,87 33,66 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 10.445.422 22.301.720 71.976.844 213,51 322,74 4. Tài sản ngắn hạn khác 15.000.000 14.586.600 - 97,24 B. Tài sản dài hạn 3.552.274.266 2.727.156.459 2.370.577.640 76,77 86,92 I. Tài sản cốđịnh 2.996.523.073 2.022.401.683 1.588.986.825 67,49 78,57 1. Tài sản cốđịnh hữu hình 2.992.838.483 2.022.401.683 1.588.986.825 67,57 78,57 - Nguyên giá 4.288.079.530 3.431.268.744 3.488.268.744 80,02 101,66 - Giá trị hao mòn lũy kế (1.295.241.047) (1.408.867.061) (1.899.281.919) 108,77 134,81 2. Tài sản cốđịnh vô hình 3.684.590 - Nguyên giá 12.920.000 - Giá trị hao mòn lũy kế (9.235.410)

II. Tài sản dài hạn khác 555.751.193 701.754.776 781.590.815 126,27 111,38

1. Chi phí trả trước dài hạn 555.751.193 701.754.776 781.590.815 116,37 120,85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

3.1.4.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm có sự biến động rất lớn. Ta có thể thấy sự biến động đó thông qua bảng 3.2.

So với năm 2012 thì năm 2013 phần lớn các chỉ tiêu đều tăng. Trong khi doanh thu bán hàng tăng 6.819.133.827 đồng, tương ứng với 37,86% thì giá vốn hàng bán tăng 2.015.940.664 đồng, tương ứng với 17,78%, ta thấy tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn giá vốn vì thế chỉ tiêu lợi nhuận gộp tăng với tỷ trọng khá cao là 72% tương ứng với 4.803.193.163 đồng. Năm 2013 lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN tăng 2.125.542.228 đồng. Năm 2013, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn năm 2012 và năm 2011.

So với năm 2013 thì năm 2014 doanh thu bán hàng tăng lên 2.426.136.736 đồng tương ứng với 13,47%. Giá vốn hàng bán năm 2014 cũng

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài sản tại công ty cổ phần qsoft việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)