Kế hoạch xây dựng vùng mía nguyên liệu

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp dự án xây dựng nhà máy mía đường tại tỉnh hậu giang (Trang 49)

c) Giao thông

4.4.2 Kế hoạch xây dựng vùng mía nguyên liệu

Trước tình hình giá đường tăng cao, tình trạng lộn xộn trong tranh mua mía nguyên liệu đã xảy ra không chỉ tại ĐBSCL mà còn cả vùng ĐNB, do đó cần xây dựng vùng mía nguyên liệu cho nhà máy để đảm bảo sản xuất và có thể nâng cấp công suất sau khi nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định. Dự kiến sẽ xây dựng vùng mía nguyên liệu tại huyện Phụng Hiệp do dân ở đây có sẵn tập tính trồng mía và vùng đất ở đây cũng rất phù hợp để cây mía phát triển tốt.

Với sản lượng mía trồng tại tỉnh Hậu Giang hiện nay trung bình đạt khoảng 100 tấn/ ha thì dự án cần xây dựng vùng mía rộng khoảng 204,000 tấn/năm /100tấn/ ha = 2,040 ha/ năm.

Theo dự tính thì chương trình xây dựng vùng mía nguyên liệu cho nhà máy như sau:

 Đối với diện tích mía trồng mới, nhà máy hỗ trợ vốn không tính lãi 15 triệu đồng/ha/vụ, trong đó hỗ trợ không hoàn lại 2 triệu đồng, nếu mía trồng đạt năng suất 120 tấn/ha trở lên. Đối với phần diện tích mía này, dự án dự tính sẽ sử dụng 540 ha, như vậy chi phí dự tính cho phần này là: 540 ha*15triệu/ ha = 810 triệu VNĐ/ năm.

 Đối với vùng đang trồng mía, hỗ trợ không tính lãi 10 triệu đồng/ha/vụ, trong đó hỗ trợ không hoàn lại 1 triệu đồng, nếu năng suất đạt từ 110 tấn/ha trở lên. Theo dự tính đối với vùng này dự án sẽ sử dụng 1500 ha, vậy chi phí là: 1500ha*10 = 15000 triệu VNĐ/ năm.

 Về mía giống thì nhà máy sẽ cung cấp cho dân, sau khi thu hoạch sẽ trừ lại mía nguyên liệu.

 Nhà máy sẽ cử nhân viên kỹ thuật bên bộ phận nông vụ xuống trực tiếp hướng dẫn và theo dõi nông dân trong suốt thời gian trồng mía.

Như vậy vốn dành cho việc xây dựng vùng mía nguyên liệu theo dự kiến ước tính khoảng 15,810 triệu VNĐ/ năm.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp dự án xây dựng nhà máy mía đường tại tỉnh hậu giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)