Lựa chọn phương pháp công nghệ

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp dự án xây dựng nhà máy mía đường tại tỉnh hậu giang (Trang 35)

b) Về giá trị kinh tế

4.1.2 Lựa chọn phương pháp công nghệ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp để sản xuất đường, sau đây là một số phương pháp sản xuất đường mà người ta thường sử dụng:

- Phương pháp vôi hóa:

Khâu xử lý nước mía ở hóa chế chỉ sử dụng nhiệt và sữa vôi để làm sạch, làm trong. Phương pháp này đơn giản, ít tốn kém về thiết bị cũng như hóa chất, thường được áp dụng ở những cơ sở sản xuất đường tiểu thủ công nghiệp. Chất lượng thành phẩm kém, chỉ đạt tiêu chuẩn đường thô hay đường kết tinh, nên ít được tiêu thụ trực tiếp mà chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đường tinh luyện.

- Phương pháp cacbonat hóa:

Ngoài vôi ra, người ta còn sử dụng khí cacbonic (CO2) đưa vào dây chuyền công nghệ, kết hợp với lắng, lọc. Do vậy, thiết bị và hóa chất sử dụng trở nên đa dạng và phức tạp hơn để sản xuất đường có chất lượng tốt hơn phương pháp vôi hóa, có thể tiêu thụ trực tiếp.

Tuy nhiên thấy rằng vốn đầu tư cho hệ thống lọc cao, vận hành khó khăn và tổn thất đường theo bùn lớn. Mặt khác, lượng vôi sử dụng cao gấp 2 đến 4 lần các phương pháp khác, nguồn cung cấp CO2 đủ sản xuất thường phải xây dựng nhà máy gần nơi sản xuất vôi để lấy CO2 được thuận lợi hơn là lấy CO2 từ khói lò hơi đốt bã mía.

Đây là phương pháp phổ biến được các nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan,… áp dụng để sản xuất đường trắng từ mía tiêu thụ trực tiếp (không qua giai đoạn tinh luyện)

Ưu điểm: Lợi dụng tính chất đặc biệt của khí SO2 để thực hiện được 2 chức năng:

 Khí SO2 vừa có tác dụng tạo kết tủa với sữa vôi nhằm loại trừ các tạp chất, keo, gôm, phấn sáp,…

 Vừa có tác dụng khử màu của nước mía và siro không phải sử dụng than hoạt tính hoặc trao đổi ion để khử màu.

 Phương pháp này được lựa chọn cho dự án

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp dự án xây dựng nhà máy mía đường tại tỉnh hậu giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)