Các công đoạn chính để sản xuất mía đường

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp dự án xây dựng nhà máy mía đường tại tỉnh hậu giang (Trang 34)

b) Về giá trị kinh tế

4.1.1 Các công đoạn chính để sản xuất mía đường

Nhìn chung quy trình công nghệ sản xuất đường từ nguyên liệu mía được tóm tắt qua các công đoạn như sau:

Hình 6: Quy trình sản xuất đường - Hệ thống ép mía:

Mía từ các ruộng mía được chở bằng các phương tiện như xe tải, ghe,…để đưa về nhà máy. Sau khi cân xác định trọng lượng, mía được đưa qua hệ thống dao chặt hoặc búa dập nhằm cắt hoặc đánh tơi mía ra và tiếp tục đi vào máy ép để trích nước mía.

Nước mía sẽ đưa sang khâu làm sạch thường gọi là khâu hóa chế để loại trừ tạp chất, còn bã mía đã được trích nước đưa sang khâu lò hơi để dùng làm nguyên liệu đốt lò cung cấp hơi cho phát điện và phục vụ công nghệ.

- Hệ thống làm sạch nước mía:

Khi ép mía, nước mía được trích ra đồng thời với một lượng lớn các phi đường như đất, cát, lá, rễ, phấn gốm, chất màu,…cùng đi theo làm cho nước mía có màu xanh cẩm.

Tại khâu làm sạch người ta vừa dùng phương pháp vật lý như lắng, lọc…vừa dùng phương pháp hóa học sử dụng các chất như vôi, lưu huỳnh,…để xử lý nước

Mía Cây Ép mía Làm sạch nước

mía Bốc hơi

Nấu đường Trợ tinh Ly tâm

Thành phẩm Mật rỉ

mía nhằm nâng cao tinh độ nước mía và loại chất mùn góp phần nâng cao chất lượng thành phẩm và tổng hiệu suất kết tinh đường.

- Hệ thống bốc hơi:

Sau khi làm sạch, nước mía đưa sang khâu bốc hơi để cô đặc. Sau giai đoạn này nước mía được gọi là siro.

- Hệ thống nấu đường

Siro được đưa sang khâu nấu nhằm kết tinh đường saccaroze, những tạp chất khác không kết tinh sẽ đi theo mật ra ngoài. Vì theo lý tính, saccaroze kết tinh thành tinh thể.

Nấu đường là quá trình biến siro từ dạng lỏng thành một hỗn hợp tinh thể saccaroze còn gọi là đường non.

- Hệ thống trợ tinh:

Đường non sẽ đưa xuống thùng chứa có tay khuấy để làm nguội dần và nuôi dưỡng tinh thể đường to thêm.

- Hệ thống ly tâm.

Sau đó đường non được đưa vào máy ly tâm để tách tinh thể đường ra khỏi hỗn hợp đường mật, phần tinh thể đường tiếp tục đưa sang hệ thống sấy rồi đóng bao. Phần mật đưa đi nấu cấp thấp hơn, mật cấp cuối gọi là rỉ có thể xem như sản phẩm thứ 2 của ngành mía đường dùng làm nguyên liệu chính cho một số ngành cồn, rượu, bột ngọt, …

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp dự án xây dựng nhà máy mía đường tại tỉnh hậu giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)