b) Về giá trị kinh tế
4.2.1 Các điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Hậu Giang
4.2.1.1 Vị trí
Hình 13: Bản đồ tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh lỵ là thành phố Vị Thanh. Phía bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
Thành phố Vị Thanh cách Thành phố Cần Thơ khoảng 60 km.
4.2.1.2 Đất đai
Về cơ bản, đất Hậu Giang có thể chia thành 3 nhóm chính sau đây:
− Đất phù sa chủ yếu nằm trong phạm vi tác động mạnh của sông Hậu, loại đất này được khai thác sớm, lại được bồi đắp hằng năm nên đã có những biến đổi đáng kể.
− Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, tập trung ở phần trung tâm và phần phía Tây của tỉnh, có 2 loại là đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Vào mùa khô, thường có hiện tượng dậy phèn. Giữ nước ém phèn hoặc chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng.
− Đất mặn diện tích khoảng 5000 ha, tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị Thanh, thường xuyên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào.
4.2.1.3 Khí hậu
Khí hậu điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
4.2.1.4 Sông ngòi
Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No...
4.2.1.5 Đơn vị hành chính
Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 71 xã, phường, thị trấn:
Thành phố Vị Thanh, tỉnh lỵ
Thị xã Ngã Bảy, đổi tên từ Tân Hiệp tháng 11 năm 2006
Huyện Châu Thành Huyện Châu Thành A Huyện Long Mỹ Huyện Phụng Hiệp Huyện Vị Thủy 4.2.1.6 Thuế
a) Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định khoản 1, điều 9 của nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2007 của chính phủ, dự án mới xây dựng phải chịu mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 28%/ năm.
Theo quy định khoản 6, điều 36 của nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2007 của chính phủ, dự án mới xây dựng được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo.
b) Thuế giá trị gia tăng
Thông tư 32/2007/TT-BTC ra ngày 09/04/2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 và nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của chính phủ quy
định chi tiết thi hành luật thuế giá trị gia tăng và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thuế giá trị gia tăng, cơ bản như sau:
10% đối với sản phẩm vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng và một số hoạt động tư vấn.
5% đối với các khoảng mục đầu tư thiết bị cơ khí (trừ thiết bị công nghệ nhập khẩu được miễn thuế giá trị gia tăng). [9]
c) Thuế nhập khẩu
Dựa vào quy định 149/2005/NĐ-CP tại khoản 6 điều 16 ngày 08 tháng 12 năm 2005 của chính phủ “Quy định chi tiết thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”, dự án được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định như sau:
Thiết bị, máy móc.
Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy.
Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc.
4.2.2 Xác định khu vực xây dựng nhà máy
Các yêu cầu cơ bản về địa điểm xây dựng nhà máy:
− Nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu mía, cự ly vận chuyển xa nhất <=30km. − Đủ diện tích để xây dựng nhà máy kể cả mở rộng nhà máy để nâng cao công suất.
− Thuận tiện giao thông: Vận chuyển, tập kết nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và giao dịch.
− Xa khu dân cư, không ảnh hưởng ô nhiểm môi trường. − Mặt bằng cao ráo, nền đất tốt để giảm chi phí xây dựng.
− Gần nguồn điện nước, đặc biệt phải gần nguồn nước ngọt, đảm bảo cung cấp cho nhà máy 30.000 m3/ ngày đêm.
Dựa vào điều kiện tự nhiên - xã hội và vùng mía nguyên liệu chính ở tỉnh hậu giang, tôi xác định được 3 huyện có thể xây dựng nhà máy là: Huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp. Sau đây là sơ lược về 3 huyện trên:
4.2.2.1 Huyện Châu Thành
a) Vị trí địa lý và đơn vị hành chính
Châu Thành là một huyện thuộc tỉnh Hậu Giang với diện tích 13447.24 ha, tiếp giáp và cách trung tâm TP Cần Thơ hơn 10km về phía nam, cách thị xã Vị Thanh 64km về hướng đông bắc.
Về đơn vị hành chính, Châu Thành có tổng cộng 8 xã: Đông Phước, Đông Phước A, Phú Hữu, Phú Tân, Phú Hữu A, Phú An, Đông Phú, Đông Thạnh.
b) Dân số
Theo thống kê năm 2009 toàn huyện có 85.545 người trong đó bao gồm Kinh, Hoa, Khơme…
c) Giao thông
Huyện có tỉnh lộ 925 đi qua và song song với quốc lộ 61, cũng rất thuận tiện cho việc vận chuyển qua lại.
d) Tình hình trồng mía
Huyện có diện tích trồng mía khoảng 2,500 ha.
4.2.2.2 Huyện Châu Thành A
a) Vị Trí địa lý và đơn vị hành chính
Huyện Châu Thành A với diện tích 15658.73 ha, tách ra từ huyện Châu Thành. Phía Bắc Châu Thành A giáp với thành phố Cần Thơ cùng 2 tuyến Quốc lộ 1A và 61, cách trung tâm TP Cần Thơ trên 10km về phía nam, cách thị xã Vị Thanh 25km về hướng đông bắc. Châu Thành A được coi là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang.
Đơn vị hành chính gồm Thị trấn Một Ngàn, Thị trấn Cái Tắc các xã: Tân Thuận, Trường Long Tây, Trường Long A, Tân Hoà, Nhơn Nghĩa A, Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh.
b) Dân số
c) Mạng lưới giao thông
Với lợi thế cặp hai tuyến Quốc lộ 1A và 61, huyện rất thuận lợi cho việc vận chuyển qua lại.
d) Tình hình trồng mía
Huyện hiện đang có diện tích trồng mía khoảng 3,500 ha
4.2.2.3 Huyện Phụng Hiệp
a) Vị trí địa lý và đơn vị hành chính
Phụng Hiệp là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích là 48528.28 ha; Bắc giáp huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A; Nam giáp huyện Mỹ Tú của tỉnh Sóc Trăng; Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ; Đông giáp thị xã Ngã Bảy và tỉnh Sóc Trăng.
Huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân Bình, Hoà An, Phương Bình, Phương Phú, Hoà Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hoà, Bình Thành, Tân Long, Long Thạnh và các thị trấn Cây Dương, Kinh Cùng.
Năm 2005, thị trấn Phụng Hiệp, huyện lị cũ của huyện Phụng Hiệp, được nâng cấp, tách khỏi huyện và trở thành thị xã Ngã Bảy (Tân Hiệp cũ) của tỉnh Hậu Giang.
b) Dân số
Dân số của huyện theo thống kê năm 2009 là 210.089 người
c) Giao thông
Huyện có quốc lộ 61 đi qua, rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển.
d) Tình hình trồng mía
Đây là huyện có tập tính trồng từ rất xa xưa, huyện chiếm khoảng 60% diện tích trồng mía toàn tỉnh.
4.2.2.4 Đánh giá và chọn khu vực
Sau khi khảo sát chúng tôi đã dựa trên một số chỉ tiêu cụ thể và áp dụng phương pháp đánh giá điểm có trọng số để tiến hành đánh giá ra huyện có tiềm năng nhất.
Bảng 4.3 Phương pháp đánh giá điểm có trọng số.
Châu Thành Châu ThànhA Phụng Hiệp Huyện Các yếu tố Trọng số Đ ĐCTS Đ ĐCTS Đ ĐCTS Nguyên liệu 0.3 75 22.5 85 25.5 90 27 Lao động 0.2 85 17 90 18 90 18 Giá thuê đất 0.1 80 8 80 8 87 8.7 Gần nguồn tiêu thụ 0.05 70 5.6 70 5.6 75 6 Cơ sở hạ tầng 0.2 85 14.45 92 15.64 90 15.3 Đối thủ cạnh tranh 0.05 90 4.5 90 4.5 85 4.25 Thái độ chính quyền 0.1 87 8.7 90 9 88 8.8 Tổng Điểm 1 455 81.2 505 86.9 485 88.5
Dựa vào bảng trên, ta có biểu đồ như sau:
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nguyên
liệu độngLao Giá thuêđất nguồnGần tiêu thụ Cơ sở hạ tầng Đối thủcạnh tranh Thái độ chính quyền Tổng Điểm Các yếu tố Đi ểm c ó trọ ng s ố Châu Thành Châu Thành A Phụng Hiệp
Hình 14: Biểu đồ đánh giá điểm có trọng số.
Qua bảng đánh giá điểm có trọng số và biểu đồ trên ta thấy rằng huyện Phụng Hiệp đã được chọn với tổng số điểm cao nhất là 88.5.
Chú thích: − Đ: Điểm
− ĐCTS: Điểm có trọng số.
− Nguyên liệu: Xây dựng nhà máy gần nguồn nguyên liệu chính, đây là yếu tố cần thiết nhất để quyết định xây dựng nhà máy, nó góp phần đáng kể cho việc giảm chi phí vận chuyển, chi phí ngừng máy, …
− Lao động: Giá thuê lao động tương đối rẻ, nguồn lao động dồi dào, giúp giảm được chi phí công nhân.
− Giá thuê đất: Chi phí thuê đất càng giảm, càng giúp nhà máy giảm chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian hoàn vốn của dự án.
− Gần nguồn tiêu thụ giúp giảm được đáng kể chi phí và hao hụt trong vận chuyển.
− Cơ sở hạ tầng phát triển giúp nhà máy có nhiều thuận lợi như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, …
− Đối thủ cạnh tranh: Các nhà máy đường gần dự án xây dựng.
− Thái độ chính quyền: Thái độ của chính quyền đối với dự án sắp xây dựng, các chính sách ưu đãi đầu tư,…
4.2.3 Xác định địa điểm cụ thể
Trên cơ sở khảo sát huyện Phụng Hiệp đã được chọn để xác định địa điềm cụ thể, có 3 xã có tiềm năng để xây dựng nhà máy là: Tân Bình, Hoà Mỹ, Phương Phú.
Sau đây là phần giới thiệu sơ lược về 3 xã trên: − Xã Tân Bình
Diện tích tự nhiên có 3,826 ha Dân số: 20,203 nhân khẩu.
− Xã Hòa Mỹ
Diện tích tự nhiên có 4,986 ha Dân số: 18,389 nhân khẩu. − Xã Phương Phú
Diện tích tự nhiên có 2,860 ha Dân số: 10,752 nhân khẩu.
4.2.4 Đánh giá và lựa chọn địa điểm cụ thể
Sau khi khảo sát, tôi đã dựa trên một số chỉ tiêu cụ thể và phương pháp cho điểm có trọng số để tiến hành đánh giá, chọn ra xã có tiềm năng nhất.
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 N gu ồn ng uy ên liệ u Điều kiện gi ao Th ái đ ộ ch ín h qu yề n Đ iệ n và nư ớ c Tổ ng cộ ng Chỉ tiêu Đi ểm c ó tín h trọ ng s ố Phương Phú Tân Bình Hòa Mỹ
Bảng 4.4 Phương pháp đánh giá điểm có trọng số.
Phương Phú Tân Bình Hòa Mỹ
Các Xã
Các chỉ tiêu Trọngsố Đ ĐCTS Đ ĐCTS Đ ĐCTS
Nguồn nguyên liệu 2.5 78 195 80 200 85 212.5
Chi phí xây dựng vùng
nguyên liệu 1 80 80 75 75 85 85
Điều kiện giao thông 1 87 87 84 84 95 95
Giá thuê đất 1 73 73 74 74 74 74
Thái độ chính quyền 1 85 85 84 84 87 87
Thông tin liên lạc 1 90 90 87 87 95 95
Điện và nước 1.5 86 129 87 130.5 94 141
Giá lao động 1 83 83 82 82 85 85
Tổng cộng 10 662 822 653 816.5 700 874.5
Từ bảng trên, ta có biểu đồ dưới đây như sau:
Hình 15: Biểu đồ đánh giá điểm có trọng số. Chú thích:
− Đ: Điểm
− ĐCTS: Điểm có trọng số.
Qua bảng đánh giá điểm có trọng số và biểu đồ trên ta thấy rằng xã Hòa Mỹ đã được chọn với tổng số điểm cao nhất là 874.5.
4.3 Chế độ làm việc và công suất thiết kế của nhà máy4.3.1 Chế độ làm việc 4.3.1 Chế độ làm việc
Vụ ép mía sẽ thực hiện khoảng 8 tháng, từ tháng 11 đến giữa tháng 7, trong thời gian này thì nhà máy sẽ hoạt động 3 ca/ ngày, mỗi ca làm việc 8 giờ. Bộ phận quản lý và sửa chữa làm việc 1 ca 8 giờ.
Ngoài vụ ép, toàn nhà máy làm việc 1 ca 8 giờ/ ngày. Thời gian nghỉ giữa 2 vụ sản xuất tổng cộng gồm 4 tháng từ giữa tháng 7 đến tháng 11 được sử dụng để công nhân nghỉ bù sau thời gian làm việc liên tục, họp rút kinh nghiệm sản xuất, học tập nâng cao nghiệp vụ (2 tháng) và tu dưỡng thiết bị chuẩn bị cho vụ ép mới.
4.3.2 Công suất thiết kế của nhà máy
Công suất thiết kế là công suất có thể đạt được trong điều kiện lý tưởng: máy móc hoạt động bình thường, không hư hỏng, các yếu tố đầu vào được đáp ứng đầy đủ.
Công suất thiết kế của nhà máy như sau:
Công suất thiết kế/ giờ là 1000 tấn/24 giờ = 41.67 tấn/ giờ.
Khi vào vụ ép thì nhà máy làm việc 3 ca/ ngày, mỗi ca làm việc 8 giờ. Số ngày làm việc trong năm: 8 tháng*30 ngày = 240 ngày.
Công suất thiết kế của nhà máy = 41.67 tấn/ giờ*8 giờ/ca*3ca/ ngày*240 ngày/ năm = 240,000 tấn/ năm.
Tuy nhiên trong điều kiện sản xuất thực tế thì việc không đảm bảo đầu vào thì thường xuyên xảy ra cũng như những sai xót, hư hỏng đột ngột trong quá trình vận hành, vì vậy công suất thực tế khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định dự kiến đạt khoảng 90% công suất thiết kế, tức khoảng 216,000 tấn/ năm.
Mức huy động công suất:
Năm sản xuất 01: 70% công suất.
Năm sản xuất 02: 80% công suất.
Năm sản xuất 03: 90% công suất. Công suất
4.4 Xây dựng vùng mía nguyên liệu cung cấp cho nhà máy4.4.1 Tình hình mía nguyên liệu hiện nay 4.4.1 Tình hình mía nguyên liệu hiện nay
Giá đường trong nước không chỉ chịu tác động từ giá đường thế giới tăng, mà còn bị chi phối bởi quy luật cung cầu nội địa. Theo dự báo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ mía đường 2010-2011, cả nước chỉ sản xuất được khoảng 1 triệu tấn đường, trong khi nhu cầu tiêu dùng lên đến trên 1,3 triệu tấn. Đây là vấn đề được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, vì sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường nhưng lượng đường sản xuất trong nước gần như không tăng. Điều này phụ thuộc nhiều vào nông dân và các chính sách quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đường của các địa phương. Triển vọng ngành đường trong thời gian tới là rất sáng sủa. Bởi vì theo dự báo, trong vòng 5-10 năm tới thế giới vẫn thiếu hụt đường và Việt Nam nằm trong vùng được dự báo là thiếu hụt trầm trọng nhất. Vấn đề hiện nay là làm sao thay đổi cơ cấu giống mía, kỹ thuật canh tác để mía đạt năng suất, chữ đường cao
Theo nhận định của các nhà máy đường đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ (ĐNB), triển vọng ngành mía đường là rất sáng sủa cả