Chế độ làm việc và công suất thiết kế của nhà máy

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp dự án xây dựng nhà máy mía đường tại tỉnh hậu giang (Trang 48)

c) Giao thông

4.3 Chế độ làm việc và công suất thiết kế của nhà máy

4.3.1 Chế độ làm việc

Vụ ép mía sẽ thực hiện khoảng 8 tháng, từ tháng 11 đến giữa tháng 7, trong thời gian này thì nhà máy sẽ hoạt động 3 ca/ ngày, mỗi ca làm việc 8 giờ. Bộ phận quản lý và sửa chữa làm việc 1 ca 8 giờ.

Ngoài vụ ép, toàn nhà máy làm việc 1 ca 8 giờ/ ngày. Thời gian nghỉ giữa 2 vụ sản xuất tổng cộng gồm 4 tháng từ giữa tháng 7 đến tháng 11 được sử dụng để công nhân nghỉ bù sau thời gian làm việc liên tục, họp rút kinh nghiệm sản xuất, học tập nâng cao nghiệp vụ (2 tháng) và tu dưỡng thiết bị chuẩn bị cho vụ ép mới.

4.3.2 Công suất thiết kế của nhà máy

Công suất thiết kế là công suất có thể đạt được trong điều kiện lý tưởng: máy móc hoạt động bình thường, không hư hỏng, các yếu tố đầu vào được đáp ứng đầy đủ.

Công suất thiết kế của nhà máy như sau:

Công suất thiết kế/ giờ là 1000 tấn/24 giờ = 41.67 tấn/ giờ.

Khi vào vụ ép thì nhà máy làm việc 3 ca/ ngày, mỗi ca làm việc 8 giờ. Số ngày làm việc trong năm: 8 tháng*30 ngày = 240 ngày.

Công suất thiết kế của nhà máy = 41.67 tấn/ giờ*8 giờ/ca*3ca/ ngày*240 ngày/ năm = 240,000 tấn/ năm.

Tuy nhiên trong điều kiện sản xuất thực tế thì việc không đảm bảo đầu vào thì thường xuyên xảy ra cũng như những sai xót, hư hỏng đột ngột trong quá trình vận hành, vì vậy công suất thực tế khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định dự kiến đạt khoảng 90% công suất thiết kế, tức khoảng 216,000 tấn/ năm.

Mức huy động công suất:

Năm sản xuất 01: 70% công suất.

Năm sản xuất 02: 80% công suất.

Năm sản xuất 03: 90% công suất. Công suất

4.4 Xây dựng vùng mía nguyên liệu cung cấp cho nhà máy4.4.1 Tình hình mía nguyên liệu hiện nay 4.4.1 Tình hình mía nguyên liệu hiện nay

Giá đường trong nước không chỉ chịu tác động từ giá đường thế giới tăng, mà còn bị chi phối bởi quy luật cung cầu nội địa. Theo dự báo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ mía đường 2010-2011, cả nước chỉ sản xuất được khoảng 1 triệu tấn đường, trong khi nhu cầu tiêu dùng lên đến trên 1,3 triệu tấn. Đây là vấn đề được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, vì sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường nhưng lượng đường sản xuất trong nước gần như không tăng. Điều này phụ thuộc nhiều vào nông dân và các chính sách quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đường của các địa phương. Triển vọng ngành đường trong thời gian tới là rất sáng sủa. Bởi vì theo dự báo, trong vòng 5-10 năm tới thế giới vẫn thiếu hụt đường và Việt Nam nằm trong vùng được dự báo là thiếu hụt trầm trọng nhất. Vấn đề hiện nay là làm sao thay đổi cơ cấu giống mía, kỹ thuật canh tác để mía đạt năng suất, chữ đường cao

Theo nhận định của các nhà máy đường đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ (ĐNB), triển vọng ngành mía đường là rất sáng sủa cả trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, bài toán chiến lược phát triển mía đường vẫn còn khá nan giải. Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL và ĐNB, tình trạng tranh mua sẽ còn tiếp diễn trong những niên vụ tới nếu các nhà máy không xây dựng vùng nguyên liệu cho riêng mình. [10]

4.4.2 Kế hoạch xây dựng vùng mía nguyên liệu

Trước tình hình giá đường tăng cao, tình trạng lộn xộn trong tranh mua mía nguyên liệu đã xảy ra không chỉ tại ĐBSCL mà còn cả vùng ĐNB, do đó cần xây dựng vùng mía nguyên liệu cho nhà máy để đảm bảo sản xuất và có thể nâng cấp công suất sau khi nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định. Dự kiến sẽ xây dựng vùng mía nguyên liệu tại huyện Phụng Hiệp do dân ở đây có sẵn tập tính trồng mía và vùng đất ở đây cũng rất phù hợp để cây mía phát triển tốt.

Với sản lượng mía trồng tại tỉnh Hậu Giang hiện nay trung bình đạt khoảng 100 tấn/ ha thì dự án cần xây dựng vùng mía rộng khoảng 204,000 tấn/năm /100tấn/ ha = 2,040 ha/ năm.

Theo dự tính thì chương trình xây dựng vùng mía nguyên liệu cho nhà máy như sau:

 Đối với diện tích mía trồng mới, nhà máy hỗ trợ vốn không tính lãi 15 triệu đồng/ha/vụ, trong đó hỗ trợ không hoàn lại 2 triệu đồng, nếu mía trồng đạt năng suất 120 tấn/ha trở lên. Đối với phần diện tích mía này, dự án dự tính sẽ sử dụng 540 ha, như vậy chi phí dự tính cho phần này là: 540 ha*15triệu/ ha = 810 triệu VNĐ/ năm.

 Đối với vùng đang trồng mía, hỗ trợ không tính lãi 10 triệu đồng/ha/vụ, trong đó hỗ trợ không hoàn lại 1 triệu đồng, nếu năng suất đạt từ 110 tấn/ha trở lên. Theo dự tính đối với vùng này dự án sẽ sử dụng 1500 ha, vậy chi phí là: 1500ha*10 = 15000 triệu VNĐ/ năm.

 Về mía giống thì nhà máy sẽ cung cấp cho dân, sau khi thu hoạch sẽ trừ lại mía nguyên liệu.

 Nhà máy sẽ cử nhân viên kỹ thuật bên bộ phận nông vụ xuống trực tiếp hướng dẫn và theo dõi nông dân trong suốt thời gian trồng mía.

Như vậy vốn dành cho việc xây dựng vùng mía nguyên liệu theo dự kiến ước tính khoảng 15,810 triệu VNĐ/ năm.

4.5 Các giải pháp bảo vệ môi trường4.5.1 Về vấn đề ô nhiễm không khí 4.5.1 Về vấn đề ô nhiễm không khí

Khí thải có thể làm ô nhiễm không khí chủ yếu là khói của lò hơi. Lò hơi được thiết kế để đốt bã mía là chính, có thêm hệ thống đốt nhiên liệu phụ là dầu, chỉ được đốt rất ít trong những trường hợp đặc biệt như thiếu bã mía, khởi động máy. Do đó khí thải thoát ra từ ống khói cao tối thiểu 45m vào không khí sẽ không đáng kể. Còn bã mía cháy hoàn toàn thì khói ngoài khí CO2 cũng sẽ không có các chất khí độc cũng như kim loại nặng như chì. Vấn đề ô nhiễm phải quan tâm là tro bay theo khói thải ra ngoài, vấn đề này được thiết kế tốt của lò hơi,có đầy đủ bộ phận khử thu hồi tro bụi không cho bay theo khói thải bằng phương pháp lọc màng nước.

4.5.2 Xử lý chất thải

Trong nhà máy có 2 loại chất thải là bã bùn và bã mía. Bã bùn là bùn cặn thải ra từ các máy lọc bùn, bùn này dùng làm phân bón cho đồng ruộng và được chở ra khỏi nhà máy để phân phối cho các việc làm phân bón nên cũng không gây ô nhiễm môi trường, còn bã mía thì được dùng làm nguyên liệu đốt cho lò hơi.

4.5.3 Xử lý nước thải

Đối với nước thải từ nhà máy đường thì BOD là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá độ nhiểm bẩn của nước thải.

BOD là thông số đo mức độ tiêu thụ oxy bởi các quá trình sống của các vi sinh vật sống trong nước và được gọi là “ NHU CẦU OXY SINH HÓA TOÀN PHẦN” và được viết tắt từ Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand.[11], [12]

Đơn vị thông dụng của BOD là mg/ lít, tiêu chuẩn cho phép là 80 BOD. Các nhà máy đường trên thế giới thường sử dụng phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vì những lý do sau:

 Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh là tận dụng khả năng sống – hoạt động của sinh vật để phân hủy các chất bẩn hữu cơ và vô cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận được các chất

làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối được tăng lên.

 Xử lý nước thải bằng vi sinh là một phương pháp khá tinh tế bởi vì nó giảm được một lượng BOD khá nhiều của nước thải (hiệu quả cao) mà không tốn kém năng lượng nhiều (chỉ tốn bơm) và không yêu cầu phải có đất rộng, do đó đây là một phương pháp rất thông dụng. [13]

4.6 Tổ chức bộ máy quản lý dự án

Hệ thống tổ chức quản lý của nhà máy đường Phụng Hiệp – Hậu Giang được dự kiến theo phương án sau:

 Ban giám đốc.

 Các phòng nghiệp vụ:  Tổ chức, hành chính.  Tài chính kế toán.

 Kế hoạch, vật tư và tiếp thị.  Kỹ thuật.

 Nông vụ.

 Các bộ phận sản xuất:

 Phân xưởng ép (sân mía, xử lý nguyên liệu và cán ép)  Phân xưởng chế luyện (chế luyện, nhủ hóa vôi và đóng gói)  Phân xưởng động lực (lò hơi, phat điện)

 Phân xưởng sửa chữa.  Phòng hóa nghiệm.

Bộ phận tổ chức được thể hiện theo sơ đồ sau:

Hình 16: Sơ đồ bộ phận tổ chức nhân sự của nhà máy.

4.7 Phân bổ nhân sự cho cơ cấu tổ chức

Theo nghị định số 97/2009/NĐ – CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã,…và theo quy định các danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thì xã Hòa Mỹ huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang thuộc vùng 4 nên mức lương tối thiểu là 730,000 đồng/ tháng*hệ số lương.[14]

GIÁM ĐỐC

PGĐ

KINH DOANH KỸ THUẬTPGĐ

P.HC TỔ CHỨC P.K.H VẬT TƯ PHÒNG NÔNG VỤ P.K.T TÀI CHÍNH P. KỸ THUẬT P. HÓA NGHIỆM P.XƯỞNG ÉP P.X CHẾ LUYỆN P.X ĐỘNG LỰC P.X SỬA CHỮA

Theo dự tính thì dự án sẽ sử dụng nhân sự và mức lương như sau:

a) Bộ phận quản lý và nghiệp vụ

Bảng 4.5: Phân bổ nhân sự và mức lương cho bộ phận quản lý và nghiệp vụ. ĐVT: 1.000.000 VNĐ Bộ phận quản lý và nghiệp vụ Số người Mức lương/ tháng Thànhtiền Ban giám đốc:

 Giám đốc 1 15 15

 Phó giám đốc kinh doanh 1 10 10

 Phó giám đốc kỹ thuật 1 10 10

Các phòng nghiệp vụ

 Tổ chức hành chính 15 5 75

 Tài chính kế toán 8 5 40

 Kế hoạch, vật tư, tiếp thị 10 4 40

 Nông vụ 10 3 30

 Kỹ thuật 6 5 30

Tổng cộng 52 250

b) Bộ phận trực tiếp và gián tiếp sản xuất

Bảng 4.6: Phân bổ nhân sự và mức lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất. ĐVT: 1.000.000 VNĐ Bộ phận trực tiếp sản xuất ngườiSố Mức lương/ tháng Thành tiền

Phân xưởng ép

Bãi mía - xử lý

nguyên liệu 50 2.5 125

Ép mía 45 2.5 112.5

Phân xưởng chế luyện 0

Chế luyện 170 2 340

Nhũ hóa vôi 15 3 45

Phân xưởng động lực 0

Lò hơi 35 3 105

Phát điện 25 3 75

Phân xưởng sửa chữa 35 3.5 122.5

Phòng hóa nghiệm 15 3.5 52.5

Tạp vụ 8 3 24

Bảo vệ 12 3 36

Như vậy tổng số lương mà nhà máy phải trả hàng tháng khi đã đi vào hoạt động là: 250+1,037.5 =1,287.5 triệu VNĐ.

c) Các yêu cầu về trình độ

 Các xưởng trưởng, trưởng phòng có trình độ đại học, có khả năng quản lý.

 Các trưởng ca có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học, có khả năng quản lý và được đào tạo.

4.8 Tổ chức xây dựng các công việc nhà máy4.8.1 Các hạng mục công trình xây dựng 4.8.1 Các hạng mục công trình xây dựng

Sơ đồ mặt bằng tổng thể nhà máy được bố trí như sau: Hình 17: Sơ đồ mặt bằng tổng thể nhà máy 168.5m Sông Cầu Trắng 150m 10 12 15 Cổng phụ Tỉnh lộ Cổng chính 5,8 13,14 9 16 18 11 3 2 4 6,17 7 1

Trong đó, các hạng mục xây dựng gồm có: Bảng 4.7: Các hạng mục xây dựng

STT HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH dài x rộngChiều

(m)

DTXD (m2)

1 Nhà cân mía 12x5.5 65

2 Bãi nguyên liệu 59x68 4000

3 Xử lý nguyên liệu và cán ép 50x40 2000

4 Phân xưởng chế luyện 55x100 5500

5 Phòng lưu hóa 12.5x16 200

6 Gian máy phát điện, trạm biến thế, gian lò hơi 83.5x24 2000

7 Kho thành phẩm + bao bì 12x75 900

8 Nhà hóa nghiệm 12.5x16 200

9 Phân xưởng sửa chữa máy 20x25 500

10 Kho vật tư các loại 12.5x16 200

11 Bãi bã mía 20x25 500

12 Nhà điều hành sản xuất và giới thiệu sản phẩm 10x50 500

13 Nhà ăn ca 150 chỗ 15.5x16 250

14 Nhà vệ sinh phục vụ công nhân 2.5x16 40

15 Gara ô tô, xe đạp, xe máy 10x33 330

16 Bể lắng, lọc, bể nước sạch và buồng bơm 22x68 1500

17 Trạm biến thế điện 2.5x24 60

18 Cầu cảng 22x68 1500

19 Hệ thống sân Đường Nhà máy 5000

Tổng cộng 25,260

Xem chi tiết phần phụ lục 3: Diện tích và các giải pháp xây dựng công trình.

4.8.2 Lịch trình thực hiện các công việc

Công việc A: Nghiên cứu thị trường về giá của sản phẩm và lượng đường nhập khẩu trong tương lai, tìm hiểu các nhà cung cấp máy móc thiết bị để chọn ra nhà cung cấp có lợi nhất, chọn ra địa điểm phù hợp nhất để xây dựng nhà máy. Theo dự kiến, các hoạt động này sẽ làm trong thời gian là 59 ngày, bắt đầu từ ngày 02/01/2012 và kết thúc vào ngày 01/03/2012.

 Công việc B: Hoàn thành các thủ tục pháp lý gồm có:  Xin chủ trương đầu tư và ký hợp đồng thuê đất

 Cấp giấy phép đầu tư

 Xin các giấy chứng nhận ưu đãi khi đầu tư.  Thẩm định thiết kế kỹ thuật

 Thẩm duyệt phòng cháy chửa cháy

 Đăng ký sản phẩm và sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường  Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

Dự kiến các hoạt động này sẽ hoàn thành trong vòng 30 ngày, bắt đầu sau công việc A, tức là vào ngày 02/03/2012 và kết thúc vào ngày 01/04/2012.

 Công việc C: Tiến hành thực thi các công trình xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị. Theo dự kiến thì các hoạt động này sẽ thực hiện trong vòng 562 ngày, được thực hiện kế tiếp công việc B, bắt đầu vào ngày 01/04/2012 và kết thúc ngày 15/10/2013.

 Công việc D: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên, công việc này được thực hiện song song công việc C, nhưng bắt đàu sau công việc C. Dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 01/01/2013 và kết thúc vào ngày 30/09/2013.

 Công việc E: Chạy thử nghiệm và nghiệm thu công trình, đây là hoạt động được coi là kết thúc của việc xây dựng nhà máy. Dự kiến hoạt động này được thực hiện kế tiếp công việc C, bắt đầu vào ngày 17/03/2013 và kết thúc vào ngày 31/12/2013.

Sơ đồ quản lý dự án bằng công cụ Microsoft Project:

Hình 18: Sơ đồ quản lý dự án bằng công cụ Microsoft Project

Qua sơ đồ trên, ta thấy rằng dự án sẽ bắt đầu vòa ngày 02/01/2012 và kết thúc vào ngày 31/12/2013.

Chương V

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

5.1 Mô tả dự án nhà máy mía đường tại tỉnh Hậu Giang.5.1.1 Giới thiệu về công ty 5.1.1 Giới thiệu về công ty

 Tên công ty: Công Ty Mía Đường Hậu Giang

 Địa chỉ: Xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

 Tổng diện tích: 25,260 m2.

 Tổng số công nhân viên: 442 người.

5.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

 Chuyên sản xuất kinh doanh đường đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000.  Góp phần tiêu thụ mía cây của nông dân trong tỉnh

 Sản xuất và cung cấp những sản phẩm đường đúng chất lượng cho thị trường, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, làm nghĩa vụ đối với nhà nước, thực hiện những chính sách mục tiêu kinh tế do nhà nước giao, đầu tư mở rộng sản xuất

 Tổ chức sản xuất hợp lý khoa học, nâng cao năng suất lao động, năng suất

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp dự án xây dựng nhà máy mía đường tại tỉnh hậu giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)