Dự báo sản lượng đường nhập khẩu cả nước vào năm 2012

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp dự án xây dựng nhà máy mía đường tại tỉnh hậu giang (Trang 31)

b) Về giá trị kinh tế

3.4 Dự báo sản lượng đường nhập khẩu cả nước vào năm 2012

Do sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới và trong nước, sự cạnh tranh của các cây trồng gay gắt, do việc đô thị hóa và hình thành các khu công nghiệp lại chịu nhiều rủi ro do bão lũ, hạn hán và cả dịch bệnh, diện tích mía không ổn định, năng suất mía và chất lượng mía ít được cải thiện. Diện tích mía tập trung của các nhà máy đường dao động dưới mức 250,000 ha, năng suất bình quân khoảng 65 tấn/ha, chữ đường bình quân dưới 10 CCS.

Kết quả sản xuất đường 10 vụ qua ở nước ta như sau:

Bảng 3.1 Lượng mía ép và sản lượng đường qua 10 vụ từ năm 2000 đến 2010 STT Niên vụ mía Lượng mía ép (tấn) Sản lượng đường (tấn)

1 2000/2001 7,207,610 95,000 2 2001/2002 8,540,090 1,072,649 3 2002/2003 11,591,959 1,208,725 4 2003/2004 10,610,519 1,279,527 5 2004/2005 9,317,000 1,082,000 6 2005/2006 8,500,000 754,200 7 2006/2007 12,303,500 1,144,750 8 2007/2008 12,129,600 1,149,100 9 2008/2009 9,630,000 909,330 10 2009/2010 9,617,092 916,290

Với kết quả sản xuất như trên, lượng đường đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước từ năm 2001 đến năm 2004. Những năm 2001, 2002 do sản lượng đường trong nước dồi dào so với nhu cầu tiêu dùng và đường lậu thâm nhập nhiều, đã phải xuất khẩu 140,000 tấn đường.

Tình hình nước ta phải nhập khẩu đường từ năm 2000 đến nay như sau: Bảng 3.2: Lượng đường nhập khẩu từ năm 2000 đến năm 2010.

Năm Lượng đường nhập khẩu (tấn)

2000 75100 2001 0 2002 0 2003 0 2004 0 2005 101580 2006 174000 2007 0 2008 0 2009 110000 2010 200000

Dựa vào bảng trên, ta có biểu đồ như sau:

Hình 5: Lượng đường nhập khẩu hàng năm

Từ biểu đồ trên, cho ta thấy rằng lượng đường nhập khẩu qua mỗi năm không đều. Đặc biệt qua hai năm 2009 và 2010, nước ta đều phải nhập khẩu, đều này chứng tỏ sự thiếu hụt đường ở nước ta ngày càng trở nên trầm trọng.

Vì đây là trường hợp dự báo dài hạn nên ta chọn phương pháp dự báo hồi quy tuyến tính để dự báo lượng đường nhập khẩu cho năm 2011 và 2012.

Ta xây dựng bảng tính để thiết lặp các giá trị:

Bảng 3.3: Xây dựng bảng tính để thiết lặp các giá trị. Năm Lượng đường nhập khẩuhàng năm (tấn) (y) Thờigian

(x) x 2 xy 2000 75100 -5 25 -375500 2001 0 -4 16 0 2002 0 -3 9 0 2003 0 -2 4 0 2004 0 -1 1 0 2005 101580 0 0 0 2006 174000 1 1 174000 2007 0 2 4 0 2008 0 3 9 0 2009 110000 4 16 440000 2010 200000 5 25 1000000 Tổng 660680 0 110 1238500 0 50000 100000 150000 200000 250000 Năm

2000 2001Năm 2002Năm 2003Năm 2004Năm 2005Năm 2006Năm 2007Năm 2008Năm 2009Năm 2010Năm

Năm ng đ ư ng n hậ p kh ẩu Series1

 2 11259 2        x x n y x xy n a 2  2 60062 2           x x n xy x y x b

Dùng phương trình hồi quy tuyến tính để dự báo lượng đường nhập khẩu trong tương lai:

Y=11259x + 60062

Để dự báo lượng đường nhập khẩu trong hai năm tới, ta thay giá trị x lần lượt là 6, 7 vào phương trình:

Bảng 3.4: Kết quả dự báo lượng đường nhập khẩu vào hai năm 2011 và 2012 STT Năm Lượng đường nhập khẩu (tấn)

1 2011 127,616

2 2012 138,875

Qua kết quả dự báo trên, ta thấy rằng lượng đường cần phải nhập khẩu rất cao, chứng tỏ rằng vấn đề xây thêm nhà máy sản xuất đường và mở rộng diện tích trồng mía là rất cần thiết.

Chương IV

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 4.1 Lựa chọn công nghệ sản xuất mía đường

4.1.1 Các công đoạn chính để sản xuất mía đường

Nhìn chung quy trình công nghệ sản xuất đường từ nguyên liệu mía được tóm tắt qua các công đoạn như sau:

Hình 6: Quy trình sản xuất đường - Hệ thống ép mía:

Mía từ các ruộng mía được chở bằng các phương tiện như xe tải, ghe,…để đưa về nhà máy. Sau khi cân xác định trọng lượng, mía được đưa qua hệ thống dao chặt hoặc búa dập nhằm cắt hoặc đánh tơi mía ra và tiếp tục đi vào máy ép để trích nước mía.

Nước mía sẽ đưa sang khâu làm sạch thường gọi là khâu hóa chế để loại trừ tạp chất, còn bã mía đã được trích nước đưa sang khâu lò hơi để dùng làm nguyên liệu đốt lò cung cấp hơi cho phát điện và phục vụ công nghệ.

- Hệ thống làm sạch nước mía:

Khi ép mía, nước mía được trích ra đồng thời với một lượng lớn các phi đường như đất, cát, lá, rễ, phấn gốm, chất màu,…cùng đi theo làm cho nước mía có màu xanh cẩm.

Tại khâu làm sạch người ta vừa dùng phương pháp vật lý như lắng, lọc…vừa dùng phương pháp hóa học sử dụng các chất như vôi, lưu huỳnh,…để xử lý nước

Mía Cây Ép mía Làm sạch nước

mía Bốc hơi

Nấu đường Trợ tinh Ly tâm

Thành phẩm Mật rỉ

mía nhằm nâng cao tinh độ nước mía và loại chất mùn góp phần nâng cao chất lượng thành phẩm và tổng hiệu suất kết tinh đường.

- Hệ thống bốc hơi:

Sau khi làm sạch, nước mía đưa sang khâu bốc hơi để cô đặc. Sau giai đoạn này nước mía được gọi là siro.

- Hệ thống nấu đường

Siro được đưa sang khâu nấu nhằm kết tinh đường saccaroze, những tạp chất khác không kết tinh sẽ đi theo mật ra ngoài. Vì theo lý tính, saccaroze kết tinh thành tinh thể.

Nấu đường là quá trình biến siro từ dạng lỏng thành một hỗn hợp tinh thể saccaroze còn gọi là đường non.

- Hệ thống trợ tinh:

Đường non sẽ đưa xuống thùng chứa có tay khuấy để làm nguội dần và nuôi dưỡng tinh thể đường to thêm.

- Hệ thống ly tâm.

Sau đó đường non được đưa vào máy ly tâm để tách tinh thể đường ra khỏi hỗn hợp đường mật, phần tinh thể đường tiếp tục đưa sang hệ thống sấy rồi đóng bao. Phần mật đưa đi nấu cấp thấp hơn, mật cấp cuối gọi là rỉ có thể xem như sản phẩm thứ 2 của ngành mía đường dùng làm nguyên liệu chính cho một số ngành cồn, rượu, bột ngọt, …

4.1.2 Lựa chọn phương pháp công nghệ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp để sản xuất đường, sau đây là một số phương pháp sản xuất đường mà người ta thường sử dụng:

- Phương pháp vôi hóa:

Khâu xử lý nước mía ở hóa chế chỉ sử dụng nhiệt và sữa vôi để làm sạch, làm trong. Phương pháp này đơn giản, ít tốn kém về thiết bị cũng như hóa chất, thường được áp dụng ở những cơ sở sản xuất đường tiểu thủ công nghiệp. Chất lượng thành phẩm kém, chỉ đạt tiêu chuẩn đường thô hay đường kết tinh, nên ít được tiêu thụ trực tiếp mà chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đường tinh luyện.

- Phương pháp cacbonat hóa:

Ngoài vôi ra, người ta còn sử dụng khí cacbonic (CO2) đưa vào dây chuyền công nghệ, kết hợp với lắng, lọc. Do vậy, thiết bị và hóa chất sử dụng trở nên đa dạng và phức tạp hơn để sản xuất đường có chất lượng tốt hơn phương pháp vôi hóa, có thể tiêu thụ trực tiếp.

Tuy nhiên thấy rằng vốn đầu tư cho hệ thống lọc cao, vận hành khó khăn và tổn thất đường theo bùn lớn. Mặt khác, lượng vôi sử dụng cao gấp 2 đến 4 lần các phương pháp khác, nguồn cung cấp CO2 đủ sản xuất thường phải xây dựng nhà máy gần nơi sản xuất vôi để lấy CO2 được thuận lợi hơn là lấy CO2 từ khói lò hơi đốt bã mía.

Đây là phương pháp phổ biến được các nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan,… áp dụng để sản xuất đường trắng từ mía tiêu thụ trực tiếp (không qua giai đoạn tinh luyện)

Ưu điểm: Lợi dụng tính chất đặc biệt của khí SO2 để thực hiện được 2 chức năng:

 Khí SO2 vừa có tác dụng tạo kết tủa với sữa vôi nhằm loại trừ các tạp chất, keo, gôm, phấn sáp,…

 Vừa có tác dụng khử màu của nước mía và siro không phải sử dụng than hoạt tính hoặc trao đổi ion để khử màu.

 Phương pháp này được lựa chọn cho dự án

4.1.3 Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị và công nghệ

Xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở tỉnh Hậu Giang nên việc lựa chọn nhà cung ứng thiết bị toàn bộ cho nhà máy đường của dự án 1000 tấn mía cây/ ngày đêm được dựa vào các yếu tố sau: Công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, chất lượng thiết bị, khả năng tự động hóa, độ tin cậy của nhà cung cấp, giá cả công nghệ, khả năng vận hành của máy đồng thời tính đến khả năng nâng cao công suất nhà máy sau khi đã ổn định sản xuất.

Bảng 4.1. Số liệu tham khảo về giá cả của một số chuyền thiết bị đường.

T.T CUNG CẤPNHÀ CÔNG SUẤT NHÀ MÁY (Tấn/ ngày) XUẤT XỨ CÔNG NGHỆ GIÁ (TRIỆU USD) THỜI GIAN SỬ DỤNG (năm) GIÁ TRỊ CÒN LẠI (USD)

1 Công ty HoaNhuận 1000 TrungQuốc 5.670 40 0

2 Công tyKCP

Limited 1250 Ấn Độ 8.836 70 100,000

Dựa vào bảng trên, ta lựa chọn nhà cung cấp thiết bị dựa vào bài toán phân tích chi phí đều hàng năm như sau:

Chi phí đều hàng năm cho phương án thứ nhất (công ty Hoa Nhuận) EUAC1=$5,670,000(A/P,19.5%,40)= 1,106,539.71 USD

Chi phí đều hàng năm cho phương án thứ hai (công ty KCP Limited) EUAC2=$8,836,000(A/P,19.5%,70)-$10,000(A/F,19.5%,70)=1,723,025.87USD

Kết luận: Vậy công ty Hoa Nhuận (Trung Quốc) đã được chọn làm nhà cung cấp thiết bị công nghệ cho dự án với chi phí đều hàng năm thấp hơn

Công nghệ sản xuất của công ty Hoa Nhuận cung cấp như sau:

− Công nghệ tương đối hiện đại, phù hợp với tình hình chung của thế giới hiện nay và điều kiện cụ thể của nước ta.

− Chất lượng sản phẩm:

 Về chất lượng: Đường thành phẩm đạt tiêu chuẩn loại 1 trở lên theo TCVN 1695 – 87 [8]

 Đường thành phẩm loại 1 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1965 – 87 như sau:

Bảng 4.2. Đường thành phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1965 – 87. Chỉ tiêu POL % Ẩm % RS % Tro + TC % Độ màu Stammer

Hạng 1 99.62 0.07 0.10 0.07 2.5

− Chất lượng thiết bị: Chất lượng thiết bị tương đối tốt, thiết kế và chế tạo theo chuẩn quốc gia có thể so sánh với các nước tiên tiến.

− Trình độ tự động: Trình độ tự động tương đối cao, các vị trí quan trọng và cần thiết điều có trang bị và hệ thống điều khiển tự động.

− Độ tin cậy của nhà cung cấp: Các nhà cung cấp thiết bị nên là những công ty uy tín để đảm bảo sự an toàn trong quá trình thực hiện hợp đồng, có nhiều chuyên gia giỏi của ngành đường, có nhiều kinh nghiện trong sử dụng và lắp đặt thiết bị.

− Giá cả công nghệ: Giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của công ty. − Khả năng vận hành công nghệ: Vận hành hệ thống dễ dàng.

− Tuổi thọ của công nghệ: Khả năng sử dụng lâu dài của công nghệ mà không bị lỗi thời.

− Khả năng nâng cao công suất: Khả năng nâng cao công suất nhà máy sau khi đã ổn định sản xuất.

4.1.4 Sơ lược về nhà cung cấp và thiết bị đã chọn.

 Về thiết bị: Nhìn chung công ty Hoa Nhuận đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị, trong đó một số thiết bị chính được lựa chọn ở đây có tính đến khả năng nâng cao công suất nhà máy lên 1500 tấn mía/ ngày và được sản xuất bởi các Nhà máy nổi tiếng của Trung Quốc, được chế tạo theo tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc GB và JB, cụ thể là:

− Lò hơi: Trang bị 2 lò công suất 20 tấn hơi mỗi lò, được sản xuất bởi lò hơi Thượng Hải.

− Điện: Được trang bị 2 máy phát với công suất 1500KW mỗi máy, sản xuất tại nhà máy tuốc bin Thượng Hải và nhà máy phát điện Hàng Châu.

− Thiết bị ép gồm 4 máy ép với kích thước 700 x 1400mm được sản xuất tại nhà máy cơ khí công nghiệp Côn Minh, Tỉnh Vân Nam.

− Thiết bị ly tâm gồm 7 máy được sản xuất bởi nhà máy ly tâm Thượng Hải và nhà máy nén khí Yên Châu.

Ngoài ra còn có thiết bị lắng liên tục và các thiết bị cho phòng hóa nghiệm được cung cấp khá đầy đủ và hiện đại.

 Về đơn vị cung cấp thiết bị: Công ty Hoa Nhuận là công ty lớn của Trung Quốc, có cơ quan đại diện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam (trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh). Đối với Việt Nam, công ty đã thực hiện nhiều dự án có uy tín trên nhiều lĩnh vực khác nhau như trong công nghiệp dệt… Do vậy việc chọn công ty Hoa Nhuận để mua thiết bị là có cơ sở về độ tin cậy.

 Về giá cả: Theo bảng thống kê về giá thành thiết bị tham khảo trên cho thấy giá do công ty Hoa Nhuận đưa ra là hợp lý, trong đó có tính đến việc bảo hành thiết bị và chất lượng sản phẩm, chỉ đạo lắp đặt và vận chuyển đến cảng Sài Gòn.

 Phương pháp công nghệ: A xít sunfuaro 2 lần.

 Tiêu hao năng lượng, vật tư trên 1 tấn đường thành phẩm: − Vôi: 20 – 25 kg. − Lưu huỳnh: 7 – 9 kg. − Separan AP 30: 0.05 – 01 kg. − Axit photphoric: 3 – 4 kg. − Sút NAOH 96%: 0.8 – 1 kg. − Soda Ash: 0.12 – 0.15 kg. − Trisodium photphat: 0.12 – 0.15. − Sulfit Natri Na2SO3: 0.05 – 0.1. − Dầu FO: 110 kg. − Điện lưới: 20 KW.

4.1.5 Sơ đồ dây chuyền công nghệ và các thiết bị chính được sử dụng cho sảnxuất mía đường theo phương pháp A xít sunfuaro 2 lần. xuất mía đường theo phương pháp A xít sunfuaro 2 lần.

4.1.5.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ (xem phần phụ lục 1)

4.1.5.2 Các thiết bị được sử dụng cho sản xuất mía đường theo phương pháp A xít sunfuaro 2 lần.

Hình 9: Thiết bị nấu đường Hình 10: Thiết bị bốc hơi

Hình 11: Thiết bị chứa mật chè Hình 12: Thiết bị đóng bao Xem chi tiết: phụ lục 2 “Danh mục thiết bị theo dây chuyền công nghệ”.

4.2 Xác định địa điểm xây dựng nhà máy.

4.2.1 Các điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Hậu Giang4.2.1.1 Vị trí 4.2.1.1 Vị trí

Hình 13: Bản đồ tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh lỵ là thành phố Vị Thanh. Phía bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Thành phố Vị Thanh cách Thành phố Cần Thơ khoảng 60 km.

4.2.1.2 Đất đai

Về cơ bản, đất Hậu Giang có thể chia thành 3 nhóm chính sau đây:

− Đất phù sa chủ yếu nằm trong phạm vi tác động mạnh của sông Hậu, loại đất này được khai thác sớm, lại được bồi đắp hằng năm nên đã có những biến đổi đáng kể.

− Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, tập trung ở phần trung tâm và phần phía Tây của tỉnh, có 2 loại là đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Vào mùa khô, thường có hiện tượng dậy phèn. Giữ nước ém phèn hoặc chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng.

− Đất mặn diện tích khoảng 5000 ha, tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị Thanh, thường xuyên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào.

4.2.1.3 Khí hậu

Khí hậu điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.

4.2.1.4 Sông ngòi

Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No...

4.2.1.5 Đơn vị hành chính

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp dự án xây dựng nhà máy mía đường tại tỉnh hậu giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)