Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 88)

3.3.2.1. Trong hoạt động giám sát

Chƣa có cơ chế, quy định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ hay quy trình làm việc của cán bộ thanh tra giám sát đƣợc cử theo dõi chuyên quản đối với các QTDND trên địa bàn dẫn đến việc nắm bắt tình hình, thu thập thông tin từ QTDND để phân tích, đánh giá gặp rất nhiều khó khăn. Công việc theo dõi, giám sát chuyên quản chỉ mang tính chất hình thức, không mang lại hiệu quả cao.

Hoạt động giám sát của bộ phận chuyên quản chƣa đạt yêu cầu về chất lƣợng. Việc thu thập thông tin, nắm bắt tình hình hoạt động của các QTDND còn rất ít, thông tin không thực sự có chất lƣợng, nguồn thông tin nhiều khi không đáng tin cậy. Các đánh giá chƣa phản ánh kịp thời và chính xác tình hình hoạt động của các QTDND nên các kiến nghị, đề xuất còn rất ít, chƣa thực sự phù hợp và có hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát.

Thiếu hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống chấm điểm và xếp hạng QTDND theo chuẩn CAMELS để hỗ trợ công tác giám sát từ xa. Công tác giám sát chủ yếu tập trung vào các yếu tố vốn (C), chất lƣợng tài sản Có (A), khả năng sinh lời (E) và khả năng thanh toán (L), chƣa tập trung nhiều vào giám sát các chỉ tiêu về năng lực quản trị, điều hành của bộ máy lãnh đạo QTDND (M) và chƣa phân tích sự nhạy cảm của ngân hàng đối với rủi ro thị trƣờng (S).

Giám sát từ xa chƣa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp thanh tra, giám sát ngân hàng cảnh báo sớm, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý rủi ro đối với QTDND. Việc 02 QTDND (Phùng Xá,Thọ Lộc) xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến phải xử lý hình sự đối với cán bộ, ngoài nguyên nhân thuộc về cán bộ Quỹ do không chấp hành các quy định của pháp luật, một phần là do công tác giám sát từ xa chƣa kịp thời phát

79

hiện những rủi ro để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Đến khi thanh tra tại chỗ phát hiện thì đã quá muộn.

Sản phẩm của hoạt động giám sát từ xa là các báo cáo giám sát, tuy nhiên, chất lƣợng của các báo cáo này chƣa đáp ứng yêu cầu, nội dung báo cáo còn đơn điệu, chỉ tập trung phân tích diễn biến nguồn vốn, diễn biến tài sản, tình hình tăng giảm nợ xấu, tình hình thu nhập chi phí, việc thực hiện một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của QTDND. Hệ thống các chỉ tiêu giám sát còn thiếu nhiều chƣa phản ánh đầy đủ các hoạt động của QTDND và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay việc giám sát từ xa chỉ dừng lại ở việc phân tích nguồn số liệu rất hạn chế từ bảng cân đối kế toán và một vài chỉ tiêu định lƣợng khác do QTDND báo cáo. Một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động (khả năng thanh toán, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu,…) có thể không tính toán đƣợc hoặc số liệu tính toán không chính xác; các thông tin, dữ liệu đều do QTDND báo cáo nên tính chính xác, khách quan của thông tin không đƣợc đảm bảo. Báo cáo giám sát chƣa đƣa ra những nhận xét, đánh giá về tình trạng rủi ro của các QTDND, khả năng phát hiện sai phạm của công tác giám sát còn hạn chế, tính dự báo thấp, hầu nhƣ không phát huy đƣợc vai trò phát hiện, cảnh báo sớm đối với các QTDND. Do đó, giám sát từ xa chƣa có tác dụng chỉ điểm cho hoạt động thanh tra tại chỗ.

Hoạt động giám sát từ xa chƣa hoàn toàn tuân thủ theo 25 nguyên tắc giám sát của Basel; khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác giám sát còn nhiều hạn chế do thiếu thông tin, quy trình tiếp nhận thông tin bất cập…

Việc giám sát từ xa chỉ đƣợc thực hiện đánh giá hàng tháng, không đƣợc cập nhật liên tục nên các thông tin đƣa ra nhiều khi không thực sự có ý nghĩa; việc cập nhật thông tin không thành hệ thống và tính kịp thời của thông tin không cao.

80

3.3.2.2.Trong hoạt động thanh tra tại chỗ

Việc xây dựng kết luận thanh tra chƣa cô đọng, nhiều vấn đề còn nêu một cách chung chung, chƣa cụ thể, không xác định đƣợc nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể đối với các tồn tại, sai phạm nên kết luận không rõ ràng về trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, các kiến nghị thanh tra chƣa chỉ ra những nội dung cần cảnh báo, khuyến nghị để hạn chế rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND.

Trong quá trình hoạt động của đoàn thanh tra, việc thực hiện nhiệm vụ, tác nghiệp của trƣởng đoàn, thanh tra viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân hoặc kinh nghiệm điều hành của trƣởng đoàn thanh tra; NHNN Việt Nam chƣa ban hành chính thức đƣợc sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro (hiện nay đang trong quá trình thử nghiệm) đặc biệt là sổ tay thanh tra đối với các QTDND, do đó, nhiều đoàn thanh tra làm việc còn lúng túng, hiệu quả chƣa cao, lãng phí về thời gian, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của cuộc thanh tra.

Việc thực hiện quy trình cuộc thanh tra chƣa đầy đủ, khâu chuẩn bị thanh tra chƣa đƣợc chú trọng và làm tốt, việc bố trí cán bộ tham gia trong đoàn thanh tra nhiều khi không phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn, tình hình hoạt động của QTDND nên có ảnh hƣởng đến kết quả và chất lƣợng thanh tra; quá trình thanh tra vẫn còn chƣa đƣợc tiến hành theo trình tự kế hoạch.

Trong quá trình thanh tra tại chỗ không phát hiện hết các tồn tại, sai phạm (chủ yếu là các sai phạm mang tính hệ thống, lặp đi lặp lại); một số cán bộ phát hiện ra tồn tại, sai phạm không xử lý theo đúng thẩm quyền, bỏ qua hành vi sai phạm do chƣa thấy đƣợc tính chất nghiêm trọng của sai phạm đó, hoặc kết luận mang tính chất áp đặt do có liên quan đến cá nhân, nên kết quả thanh tra không thực sự khách quan và chính xác. Trên thực tế, có nhiều trƣờng hợp vi phạm hành chính theo quy định nhƣng đoàn thanh tra rất ít khi

81

lập biên bản vi phạm hành chính, còn ngại thủ tục hoặc có tâm lý e ngại đối với đối tƣợng thanh tra.

Các biên bản thanh tra chƣa rõ ràng, hoặc không thống nhất; các báo cáo kết quả thanh tra của thanh tra viên và trƣởng đoàn thanh tra chƣa nêu rõ chính kiến của cá nhân bằng các kiến nghị.

Chƣa có sự phối hợp giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa: Công tác thanh tra tại chỗ chƣa gắn kết với hoạt động giám sát liên tục đối với QTDND; việc thanh tra định kỳ đối với QTDND dẫn đến việc các tồn tại, sai phạm cách quá xa thời điểm hiện tại; việc cảnh báo những rủi ro hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm dẫn đến rủi ro đôi khi không còn ý nghĩa; có thể có hành vi vi phạm không bị xử phạt vi phạm hành chính do đã quá thời hạn xử phạt theo quy định. Hoạt động thanh tra tại chỗ chƣa có trọng điểm vào các QTDND có thể xảy ra rủi ro, hoặc các hoạt động có thể xảy ra rủi ro của một QTDND nên việc thanh tra tại chỗ còn dàn trải, đôi khi kém hiệu quả và tốn kém chi phí cũng nhƣ thời gian. Một thực tế là nhiều QTDND đƣợc thanh tra định kỳ liên tục, tuy chấp hành tốt những quy định của pháp luật sau khi thanh tra có kiến nghị nhƣng vẫn xảy ra rủi ro dẫn đến tình trạng khó khăn có nguy cơ đổ vỡ.

3.3.3.Nguyên nhân

Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam - Chi nhánh thành Hà Nội còn có những hạn chế ở trên là do một số nguyên nhân sau:

3.3.3.1.Nguyên nhân khách quan

- Cơ chế điều hành thiếu tập trung, còn chồng chéo và chƣa rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn:

Bộ phận thanh tra, giám sát trực tiếp đối với các QTDND trên địa bàn là thanh tra, giám sát thuộc NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội. Thanh tra, giám sát Chi nhánh vừa chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đồng thời chịu sự chỉ đạo của Giám đốc NHNN Việt

82

Nam - Chi nhánh TP Hà Nội. Do đó, tính độc lập của thanh tra, giám sát Chi nhánh không cao ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát.

Theo cơ chế điều hành trên, Chánh thanh tra, giám sát chịu trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, không trực tiếp quản lý về tổ chức, nhân sự, không tham gia vào việc tuyển chọn, bố trí cán bộ thanh tra, giám sát Chi nhánh. Nên việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng theo yêu cầu gặp nhiều khó khăn và thiếu sự đồng nhất.

- Hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật chƣa đầy đủ, chƣa rõ ràng và nhiều bất cập gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, giám sát, đặc biệt là quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh tra tuân thủ đối với hoạt động của các QTDND.

- Trình độ, năng lực quản lý của cán bộ QTDND còn nhiều yếu kém; quy mô hoạt động của QTDND còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh thấp, sức chống đỡ với rủi ro yếu là trở ngại lớn trong công tác quản lý đối với QTDND.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc xây dựng hệ thống các chỉ số giám sát đối với các QTDND của NHNN Việt Nam chƣa đầy đủ theo thông lệ quốc tế, thiếu các quy định về chế độ thông tin, các chỉ tiêu báo cáo và dữ liệu đầu vào trong quá trình phân tích giám sát; hệ thống kế toán của các QTDND còn bất cập so với chuẩn mực quốc tế, số liệu kế toán chƣa đƣợc kiểm toán, độ tin cậy chƣa cao. Chƣa có cơ chế, quy định về việc gửi, nhận các loại báo cáo từ các QTDND đối với thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, nhiều báo cáo bị trùng lặp hoặc nhiều loại báo cáo không đƣợc gửi,…

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giám sát đối với các QTDND còn thiếu và kém. Hệ thống máy tính, máy in, đƣờng truyền,… trang bị cho bộ phận giám sát còn thiếu, nhiều thiết bị lỗi thời đã hạn chế về tốc độ và khối lƣợng xử lý thông tin giám sát. Phần mềm xử lý số liệu trong hoạt động giám

83

sát từ xa do NHNN Việt Nam trang bị chƣa đáp ứng yêu cầu, việc chia sẻ và cập nhật dữ liệu có nhiều khó khăn, xử lý dữ liệu không đồng bộ, tính tự động hóa thấp, tốc độ xử lý còn quá chậm; các phân hệ báo cáo của chƣơng trình đƣợc thiết kế chƣa phù hợp; khi in các bảng biểu số liệu hay bị lỗi, tốc độ in chậm nên mất rất nhiều thời gian trong việc in bảng số liệu để phân tích. Chƣơng trình không tƣơng thích với các hệ điều hành hiện đại nhƣ Windows XP, Windows 7…, phần mềm tiếng việt đã lỗi thời nên khi cài đặt với các chƣơng trình mới thƣờng không hiển thị rõ ràng; việc kết xuất dữ liệu sang các ứng dụng thông dụng khác không thuận tiện.

- NHNN Việt Nam chƣa có văn bản, tài liệu chính thức hƣớng dẫn phƣơng pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD nói chung và đối với các QTDND nói riêng. Sổ tay thanh tra đã quá cũ, không còn phù hợp với phƣơng pháp thanh tra hiện đại và các nghiệp vụ mới phát sinh. Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam chƣa thƣờng xuyên tập huấn nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát. Các QTDND có đặc thù hoạt động riêng, có nhiều khác biệt so với các TCTD khác nhƣng chƣa có văn bản, tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ thanh tra, giám sát. - Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực và điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế: Chất lƣợng nguồn nhân lực làm việc trong thanh tra, giám sát chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ thanh tra chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, thiếu kinh phí và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Các điều kiện làm việc, việc chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ thanh tra, giám sát cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến hiện tƣợng không thu hút và giữ đƣợc cán bộ có trình độ và năng lực làm việc trong thanh tra, giám sát Chi nhánh.

84

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI ĐỐI VỚI

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 88)