Tình hình hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 57)

đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam. Đây là cơ chế song trùng lãnh đạo đối với thanh tra, giám sát Chi nhánh.

Thực hiện thanh tra, giám sát đối với các QTDND trên địa bàn là phòng thanh tra QTDND (thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại chỗ đối với các QTDND); phòng giám sát, quản lý và cấp phép (gồm bộ phận thực hiện quản lý chuyên quản đối với các QTDND và một bộ phận thực hiện nhiệm vụ phân tích giám sát từ xa đối với QTDND); phòng tổng hợp, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng (có một bộ phận thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các QTDND khắc phục chỉnh sửa sau thanh tra).

3.1.2. Tình hình hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội Hà Nội

3.1.2.1. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội

Đƣợc thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tƣớng Chính phủ, hệ thống QTDND đƣợc xem là một mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng với địa bàn hoạt động chủ yếu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, do các thành viên là pháp nhân và cá nhân thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm mục tiêu hợp tác, tƣơng trợ cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Tháng 8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội; Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số

48

1662/QĐ-NHNN ngày 28/7/2008 về việc hợp nhất NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Tây và NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.

Giai đoạn trƣớc khi mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội:

Tại TP Hà Nội: ngày 09/08/1995, NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội đã tổ chức hội nghị quán triệt chủ trƣơng của Chính phủ và Thành phố về việc triển khai thí điểm thành lập QTDND. Đến trƣớc 01/8/2008, trên địa bàn TP Hà Nội có 14 QTDND.

NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Tây đã thí điểm thành lập các QTDND đợt đầu trong năm 1994 với số lƣợng 12 QTDND. Sau khi sơ kết đánh giá 1 năm thí điểm đã triển khai mở rộng thành lập QTDND ở các huyện, thị xã. Số quỹ hoạt động đến 01/08/2008 là 81 QTDND.

Giai đoạn từ 01/08/2008 đến nay:

Tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn TP Hà Nội có tổng số 98 QTDND.Trải qua hơn 20 năm thành lập và hoạt động, hệ thống QTDND trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, các QTDND đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2.2. Tình hình hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội

- Tình hình hoạt động của các QTDND

Sau hơn 20 năm hoạt động, các QTDND phát triển mạnh về số lƣợng, tăng trƣởng về quy mô và chất lƣợng hoạt động. Đến 31/12/2014 tổng nguồn vốn hoạt động của 98 QTDND là 6.783.394 triệu đồng; bình quân trên 69.218 triệu đồng/Quỹ. Tổng dƣ nợ cho vay của các QTDND là 4.373.425 triệu đồng, bình quân dƣ nợ trên 44.626 triệu đồng/Quỹ; trong đó nợ xấu (nhóm 3

49

đến nhóm 5) của các QTDND là trên 54.485 triệu đồng, chiếm 1,25% tổng dƣ nợ. Kết quả kinh doanh của các QTDND qua các năm đều có lãi.

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội

STT Các chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh năm 2013 với năm 2012 (%) So sánh năm 2014 với năm 2013 (%) 1 Số lƣợng QTDND 98 98 98 0 0 2 Số lƣợng thành viên tham gia QTDND (ngƣời) 107.144 114.194 119.713 6,6% 4,8% 3 Số lƣợng bình quân thành viên tham gia mỗi

QTDND (ngƣời) 1.093 1.165 1.221 6,6% 4,8% 4 Tổng nguồn vốn (triệu đồng) 4.829.902 5.837.169 6.783.394 20,9% 16,2% 5 Vốn chủ sở hữu 369.886 417.347 492.398 12,8% 17,98% 6 Vốn điều lệ 191.192 214.043 247.191 11,9% 15,5% 7 Vốn huy động 4.155.799 5.124.453 6.137.508 23,3% 19,8% 8 Dƣ nợ cho vay (triệu đồng) 3.499.872 4.014.665 4.373.425 14,7% 8,9% 9 Dƣ nợ cho vay ngắn

hạn/tổng dƣ nợ(%) 93% 94,7% 92,5% 1,7% -2,2% 10 Dƣ nợ cho vay trung, dài

hạn/tổng dƣ nợ (%) 7% 5,3% 7,5% -1,7% 2,2% 11 Nợ xấu 34.161 42.562 54.485 24,6% 28% 12 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ 0,98% 1,06% 1,25% 0,08% 0,19% 13 Tổng lợi nhuận ròng (triệu đồng) 71.324 78.596 106.772 10,2% 35,8% 14 ROA (%) 1,24 1,06 1,2 15 ROE (%) 20,19 19,52 23,44

50 - Kết quả hoạt động của các QTDND Số liệu từ bảng 3.1 cho thấy:

+ Số lƣợng thành viên tham gia các QTDND (thể hiện ở chỉ tiêu 1 bảng 3.1) tăng đều đặn trong các năm. Năm 2012 là 107.144 ngƣời. Năm 2013 là 114.194 ngƣời, tăng 6,6% so với năm 2012. Năm 2014 là 119.713 ngƣời, tăng 4,8% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ công tác phát triển thành viên của các QTDND luôn đƣợc trú trọng. Uy tín của các QTDND đối với ngƣời dân trên địa bàn ngày càng tăng nên đã thu hút đƣợc ngày càng nhiều ngƣời dân tham gia.

+ Tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND trên địa bàn (thể hiện ở chỉ tiêu 4 bảng 3.1) tăng liên tục qua các năm với tốc độ cao. Năm 2012 là 4.829.902 triệu đồng. Năm 2013 là 5.837.169 triệu đồng, tăng 20,9% so với năm 2012. Năm 2014 là 6.783.394 triệu đồng, tăng 16,2% so với năm 2013.

+ Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ (thể hiện ở chỉ tiêu 5 và 6 bảng 3.1): vốn chủ sở hữu (bao gồm vốn điều lệ và các quỹ) tăng đều đặn trong các năm. Năm 2012 là 369.886 triệu đồng. Năm 2013 là 417.347 triệu đồng, tăng 12,8% so với năm 2012. Năm 2014 là 247.191 triệu đồng, tăng 17,98% so với năm 2013. Tất cả các QTDND trên địa bàn có vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định (100 triệu đồng) theo quy định của NHNN Việt Nam. Vốn điều lệ của QTDND trung bình chiếm tỷ lệ 4% tổng nguồn vốn, về cơ bản đã đảm bảo tăng năng lực tài chính, tăng khả năng an toàn trong hoạt động, tăng tỷ lệ an toàn vốn và năng lực mua sắm tài sản cố định và khả năng cung ứng tín dụng cho khách hàng.

+ Vốn huy động (thể hiện ở chỉ tiêu 7 bảng 3.1). Các QTDND chủ yếu huy động vốn từ nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cƣ. Vốn huy động tăng đều qua các năm với tốc độ tƣơng đối cao. Năm 2012 đạt 4.155.799 triệu đồng. Năm 2013 đạt 5.124.453 triệu đồng, tăng 23,3% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 6.137.508 triệu động, tăng 19,8% so với năm 2013. Các QTDND thực hiện

51

tốt các hình thức tuyên truyền, quảng cáo, áp dụng các kênh huy động vốn phong phú, đa dạng các thời hạn và hình thức gửi tiền với mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn và phù hợp với thực tế hoạt động, thực hiện đổi mới phong cách làm việc và thái độ giao tiếp, phục vụ thành viên nhanh chóng, kịp thời; đặc biệt, một số QTDND đã bám sát vào các dự án có chi trả tiền đền bù, giải phóng mặt bằng để mở rộng địa bàn huy động vốn, thực hiện giao dịch, phục vụ khách chu đáo, tận tình … Do đó các QTDND đã giữ ổn định nguồn vốn tự huy động trong dân cƣ và có sự tăng trƣởng tƣơng đối tốt.

+ Hoạt động tín dụng (thể hiện ở chỉ tiêu 8,9,10,11,12 bảng 3.1): các QTDND thực hiện cho vay đối với thành viên, giúp các thành viên có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho những lao động nông nghiệp, nông thôn; góp phần có hiệu quả vào việc duy trì ổn định an ninh trật tự xã hội trong khu vực và trên địa bàn. Dƣ nợ cho vay của các QTDND hàng năm đều tăng. Năm 2012 là 3.499.872 triệu đồng. Năm 2013 là 4.014.665 triệu đồng, tăng 14,7% so với năm 2012. Năm 2014 là 4.373.425 triệu đồng, tăng 8,9% so với năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các QTDND chủ yếu cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn/ tổng dƣ nợ qua các năm lần lƣợt là 93%; 94,7%; 92,5%. Tỷ lệ này rất cao do nguồn vốn để cho vay từ các khoản huy động vốn ngắn hạn từ dân cƣ, ít có các nguồn tài trợ trung và dài hạn.

Chất lƣợng tín dụng của các QTDND trên địa bàn khá tốt, nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dƣ nợ. Năm 2012, nợ xấu là 34.161 triệu đồng, chiếm 0,98% tổng dƣ nợ. Năm 2013, nợ xấu là 42.562 triệu đồng, chiếm 1,06% tổng dƣ nợ. Năm 2014, nợ xấu là 54.485 triệu đồng, chiếm 1,25% tổng dƣ nợ. Các số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của các QTDND tƣơng đối thấp. Tỷ lệ này đang có xu hƣớng tăng dần qua các năm nhƣng vẫn ở mức có thể kiểm soát đƣợc.

52

Ngoài ra, từ các số liệu trên có thể thấy, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay thấp hơn so với tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động Nguyên nhân những năm vừa qua, do ảnh hƣởng tiêu cực từ việc suy thoái kinh tế thế giới cũng nhƣ trong nƣớc, các doanh nghiệp và cá nhân gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; dẫn tới nợ xấu tăng, QTDND không thể đẩy mạnh cho vay.

+ Lợi nhuận ròng (thể hiện ở chỉ tiêu 13 bảng 3.1) đều tăng qua các năm. Năm 2012 đạt 71.324 triệu đồng. Năm 2013 đạt 78.596 triệu đồng, tăng 10,2% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 106.772 triệu đồng, tăng 35,8% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ các QTDND làm ăn có lãi.

+ ROA (tỷ số lợi nhuận ròng/tổng tài sản): thể hiện ở chỉ tiêu 14 bảng 3.1. Tỷ lệ này qua các năm lần lƣợt là 1,24%; 1,06%; 1,2%.

+ ROE (tỷ số lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu): thể hiện ở chỉ tiêu 15 bảng 3.1. Tỷ lệ này qua các năm lần lƣợt là 20,19%; 19,52%; 23,44%.

3.2.Thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội đối với QTDND trên địa bàn TP Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn ThS Hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 57)