Những hạn chế, tồn tại, v-ớng mắc

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đổi mới công nghệ tại NHCT đống đa (Trang 58)

IV Đánh giá hoạt động tín dụng phục vụ đổi mới công nghệ tại NHCT Đống Đa

2. Những hạn chế, tồn tại, v-ớng mắc

Bên cạnh những thành tựu đạt đ-ợc, trong hoạt động tín dụng phục vụ đổi mới công nghệ của NHCT Đống Đa đã bộc lộ những hạn chế sau :

Thứ nhất : Nợ quá hạn trong các dự án đổi mới công nghệ tuy còn thấp nh-ng liên tục tăng. Nếu không có biện pháp ngăn chặn đà tăng của tỷ lệ nợ quá hạn thì chất l-ợng tín dụng giảm sút, lợi nhuận giảm và ngân hàng không thể mở rộng tín dụng để đáp ứng đến mức tốt nhất nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Thứ hai : Số dự án đổi mới công nghệ còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Số l-ợng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng lên đến gần 1000 doanh nghiệp nh-ng chỉ có một số l-ợng ít ỏi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đê đổi mới công nghệ. Đây không chỉ là hạn chế của NHCT Đống Đa mà còn là hạn chế của toàn hệ thống ngân hàng. Với tiến độ đổi mới công nghệ nh- hiện nay, hàng hoá n-ớc ta rất khó cạnh tranh với hàng n-ớc ngoài trong t-ơng lai.

Thứ ba : NHCT Đống Đa vẫn ch-a cấp tín dụng cho các dự án ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đây là một thị tr-ờng đầy tiềm năng khi nhà n-ớc ta đang có chủ tr-ơng phát triển khoa học công nghệ nội sinh.

Những hạn chế trên do các nguyên nhân sau:

2.1 Về phía ngân hàng

Thứ nhất : cơ cấu nguồn vốn không hợp lý.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạn, không có nguồn vốn trung và dài hạn. Đây là một bất lợi và làm hạn chế mở rộng cho vay đổi mới công nghệ.

Thứ hai : cán bộ tín dụng ch-a am hiểu kỹ thuật công nghệ, khả năng phân tích kỹ thuật của dự án còn yếu.Rõ ràng, đây không phải là nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng. Cán bộ tín dụng không thể liệt kê các sự cố có thể xảy ra, đặc biệt là các sự cố đối với phần máy móc thiết bị của công nghệ, ch-a phân tích đ-ợc ảnh h-ởng đối với dự án nếu sự cố xảy ra. Hơn nữa, ngân hàng cũng

ch-a thiết lập mối quan hệ với các chuyên gia kỹ thuật, các trung tâm t- vấn để phân tích kỹ thuật của dự án đạt chất l-ợng cao hơn.

Thứ ba : một số cán bộ ch-a nhiệt tình với công việc, ch-a năng động, tìm hiểu sâu sát tình hình thực tế. Khi cho vay, các cán bộ này chỉ dựa vào cảm tính và những số liệu của doanh nghiệp.

Thứ t- : thủ tục xét duyệt còn r-ờm rà, thời gian thẩm định còn dài. Cán bộ ngân hàng chấp hành quy định một cách máy móc dẫn đến yêu câu doanh nghiệp phải cung cấp nhiều tài liệu, làm nhiều thủ tục. Trên thực tế, mỗi ngành nghề có những đặc điểm riêng và cần phải chú trọng vào những thông tin quan trọng nhất.

Thứ năm : chế độ khen th-ởng và các chế độ đãi ngộ khác vẫn ch-a thực sự khuyến khích cán bộ tín dụng hăng say làm việc, tích cực nâng cao trình độ và thu hút nhân viên giỏi đến làm việc. Ngân hàng vẫn ch-a phát huy tối đa khả năng của nhân viên.

Thứ sáu: ph-ơng pháp thẩm định còn nặng về định tính, ít mang tính định l-ợng. Sau khi phân tích các khía cạnh nh- phân tích thị tr-ờng, phân tích kỹ thuật, phân tích tài chính, phân tích tổ chức của dự án, phân tích khách hàng ... ngân hàng chỉ dựa vào cảm tính để quyết định cho vay hay không. Trên thực tế, có nhiều dự án đạt tiêu chuẩn tốt khi phân tích trên khía cạnh nào đó nh-ng lại không đủ tiêu chuẩn khi phân tích theo khía cạnh khác. Tầm quan trọng của từng nhân tố không giống nhau. Do đó, cần thiết phải định l-ợng các nhân tố.

Thứ bảy : Cán bộ ngân hàng còn khá thụ động phát triển nghiệp vụ mới. Hơn nữa, mọi chính sách lớn của NHCT Đống Đa phải đ-ợc sự đồng ý của NHCT Việt Nam .

Thứ tám : tất cả những điểm yếu trên của ngân hàng xuất phát từ nguyên nhân cơ bản nhất là ngân hàng vẫn ch-a có bộ phận marketing riêng biệt. Chiến l-ợc khách hàng vẫn còn khá đơn giản. Kế hoạch đ-ợc lập ra còn xa rời thực tế. Để lập đ-ợc những kế hoạch mang tính chất chiến l-ợc đòi hỏi phải phân tích kỹ l-ỡng các nhân tố bên trong và bên ngoài, phân tích và lựa chọn thị tr-ờng mục tiêu. Để làm đ-ợc điều đó đòi hỏi phải có bộ phận marketing thông thạo nghiệp vụ marketing và nghiệp vụ ngân hàng, có kinh nghiệm thực tế, có tầm nhìn chiến l-ợc.

Khác với cho vay để nhập khẩu công nghệ, cho vay ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là một lĩnh vực hoạt động mới của hoạt động ngân hàng. Vì vậy cần phải có cơ chế chính sách ch-a hoàn chỉnh, ch-a tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mới này.

Thứ nhất : ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là hoạt động sinh lãi ít. Nếu áp dụng lãi suất trên thị tr-ờng thì ng-ời vay sẽ không chịu nổi. Vì vậy, tâm lý chung là vẫn còn chờ chính sách -u đãi của nhà n-ớc về lãi suất. Nh-ng vấn đề ở chỗ lãi suất -u đãi ở mức nào vẫn ch-a đ-ợc quyết định.

Thứ hai : quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất th-ờng phải có thời gian dài thì mới cho ra đ-ợc sản phẩm và có hiệu quả. Nếu chỉ cho vay ngắn hạn thì bất hợp lý vì nhiều khi việc ứng dụng khoa học công nghệ đang đ-ợc triển khai nh-ng ch-a có kết quả thì đã phải trả nợ. Trong khi đó, nếu cho vay trung và dài hạn thì thời gian cho vay nên kéo dài bao lâu vì vòng đời của công nghệ sản xuất ngày càng bị rút ngắn.

Thứ ba : Đối t-ợng vay vốn ứng dụng khoa học công nghệ rất khó bảo đảm vấn đề tài sản thế chấp. ứng dụng khoa học công nghệ có độ rủi ro rất cao trong khi các tổ chức vay vốn, chủ yếu là các cơ sở nghiên cứu triển khai vẫn phải dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà n-ớc. Nếu ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế chấp mới cho vay thì rõ ràng là đối t-ợng vay vốn không thể đáp ứng yêu cầu này. Nh-ng nếu không yêu cầu tài sản thế chấp thì khả năng mất toàn bộ vốn cho vay của ngân hàng rất cao. Ngoài ra, ngân hàng còn gặp khó khăn trong quá trình thẩm định ng-ời vay nh- t- cách pháp nhân, vốn tự có tham gia dự án.

Thứ t- : Khoa học công nghệ là lĩnh vực hết sức rộng lớn, mang tính chất chuyên sâu nên cán bộ tín dụng ngân hàng ch-a đủ kiến thức, kinh nghiệm để thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án. Do đó, vấn đề này phải thuộc về trách nhiệm của ng-ời chủ đề tài, của ng-ời chấp nhận ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nh-ng hiện nay vẫn ch-a có quy định cụ thể nào về trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức đó.

Thứ năm : những nhân tố ở cấp vĩ mô có ảnh h-ởng rất quan trọng đến ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đổi mới công nghệ nh-ng cho đến nay, sự ngành ngân hàng vẫn ch-a nhận đ-ợc sự hợp tác, phối hợp hoạt động của các bộ, các ngành có liên quan.

Thứ sáu : hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học khoa học công nghệ vào sản xuất còn dàn trải, ch-a tập trung vào những lĩnh vực mũi nhọn, có khả

năng triển khai ứng dụng. Đầu t- của nhà n-ớc cho khoa học công nghệ còn thấp, chỉ xấp xỉ 1% tổng chi ngân sách nhà n-ớc, t-ơng đ-ơng với 0,2% GDP.

Thứ bảy : cho vay ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là lĩnh vực có rủi ro rất lớn nh-ng cho đến nay vẫn ch-a có cơ chế bù đắp rủi ro do những nguyên nhân khách quan.

Thứ tám : các chính sách -u đãi của nhà n-ớc thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và tăng đầu t- đổi mới công nghệ chậm đ-ợc ban hành .

Ch-ơng III

Các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ đổi mới và phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đổi mới công nghệ tại NHCT đống đa (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)