Nghiệp vụ huy động vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đổi mới công nghệ tại NHCT đống đa (Trang 36)

I Khái quát hoạt động của NHCT Đống Đa

2. Nghiệp vụ huy động vốn

Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng không chỉ dựa trên kết quả của nghiệp vụ tín dụng chỉ vì nó là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng mà còn phải tính đến chất l-ợng, quy mô của nguồn vốn huy động. Ngân hàng là tổ chức nhận tiền gửi để cho vay. Nguồn vốn huy động có thể coi nh- một yếu tố đầu vào của kinh doanh có ảnh h-ởng không nhỏ đến quy mô, chất l-ợng của đầu ra : sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động càng nhiều, có cơ cấu hợp lý, chi phí thấp và nếu sử dụng hiệu quả thì lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng. Một sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay sẽ đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng.

Chính sách huy động vốn của NHCT Đống Đa là tăng c-ờng huy động vốn. Nguồn vốn huy động một mặt đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng lên của NHCT Đống Đa , mặt khác bổ sung nguồn vốn thiếu hụt của các chi nhánh ngân hàng khác thuộc NHCT Việt Nam bằng cách điều chuyển vốn lên NHCT Việt Nam và h-ởng lãi suất cao hơn lãi suất huy động.

Bảng 1 : Tình hình huy động vốn.

Đơn vị : tỷ đồng

Nguồn vốn Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Tiền gửi tiết kiệm

VNĐ

Ngoại tệ (quy đổi)

630 515 515 115 760 630 130 970 120 250

VNĐ

Ngoại tệ(quy đổi)

188 42 42 145 35 300 50 3. Kì phiếu VNĐ

Ngoại tệ(quy đổi)

20,6 20,6 20,6 - 11 9,8 1,2 55 17 38 4. Tiền gửi khác VNĐ

Ngoại tệ(quy đổi)

8 7,1 7,1 0,9 6,5 4,7 1,8 10 8 2 Tổng 888,6 957,5 1385

Nhìn vào bảng trên ta có nhận xét sau :

Tiền gửi tiết kiệm của dân c- là nguồn tiền gửi quan trọng nhất. Tiền gửi tiết kiệm của dân c- chiếm khoảng từ 70 - 80% tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm. Ngân hàng đã thực sự góp phần vào quá trình huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân c- để phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc.

Tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh. Năm 2000, tổng nguồn vốn huy động tăng 7,75% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 44,65% so với năm 2000. Đặc biệt, trong năm 2001 nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ của dân c-, các tổ chức kinh tế và kỳ phiếu ngoại tệ tăng rất nhanh. Nếu nh- năm 2000, tổng nguồn vốn ngoại tệ chỉ chiếm 17,5% tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2001, tổng nguồn vốn ngoại tệ đã đạt 25% tổng nguồn vốn huy động.

Có thể nói, ngân hàng đã khá thành công trong chính sách huy động vốn. Mặc dù lãi suất tiền gửi giảm đáng kể trong 3 năm nh-ng nguồn vốn ngân hàng huy động vẫn tăng nhanh. Tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh một phần do thu nhập dân c- tăng dẫn đến tiết kiệm tăng. Ng-ời dân thành phố đã tin t-ởng vào sự ổn định giá trị đồng tiền. Tâm lý coi tích trữ vàng là một hình thức tiết kiệm an toàn của ng-ời dân thành phố không còn phổ biến.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên, ta có thể thấy tính năng động sáng tạo của ngân hàng đã đóng góp đáng kể cho thành công của chính sách huy động vốn. NHCT Đống Đa luôn đổi mới phong cách, lề lối làm việc, tôn trọng khách hàng, phục vụ niềm nở tận tình chu đáo, đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng. Thủ tục mở tài khoản nhanh gọn, không để khách hàng đi lại nhiều lần. Nhờ đầu t- công nghệ thanh toán hiện đại, NHCT Đống Đa thanh toán nhanh chóng, chính xác, đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán không dùng tiền

mặt của khác hàng nh- séc , ngân phiếu, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, L/C ... Chính vì vậy, số l-ợng tài khoản tiền gửi không ngừng tăng lên.

Ngân hàng mở rộng mạng l-ới quỹ tiết kiệm để tăng c-ờng huy động vốn từ dân c-. Ngân hàng cũng tăng c-ờng tiếp thị, quảng cáo để nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong con mắt ng-ời dân, làm cho họ hiểu những lợi ích khi gửi tiền vào NHCT Đống Đa .

Ngoài hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng đã phát triển hình thức huy động mới nh- phát hành kì phiếu, huy động tiền gửi bằng ngoại tệ... nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ng-ời gửi tiền tại thời điểm nào đó và ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để phục vụ nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đổi mới công nghệ tại NHCT đống đa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)