II Cơ sở pháp lý, môi tr-ờng kinh doanh đối với hoạt động cho vay đổi mới công nghệ.
3. Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng th-ơng mại quốc doanh
Hiện nay có 4 NHTM quốc doanh là Ngân hàng công th-ơng, Ngân hàng ngoại th-ơng, Ngân hàng đầu t- phát triển và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bốn ngân hàng này vẫn chiếm thị phần tín dụng lớn nhất.
Điểm mạnh của các NHTM quốc doanh là có mạng l-ới các chi nhánh ở khắp các tỉnh thành trong cả n-ớc nên có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng mọi nơi, mọi lúc. Cán bộ ngân hàng có điều kiện thuận lợi tiếp xúc với mọi đối t-ợng khách hàng. Uy tín ngân hàng cùng với mạng l-ới quỹ tiết kiệm dày đặc cho phép các NHTM quốc doanh huy động l-ợng vốn nhàn rỗi lớn.
Trong suốt quá trình hoạt động, uy tín của NHTM quốc doanh dần dần đ-ợc xác lập. Nguồn vốn tự có do Nhà n-ớc đầu t- và t-ơng đối lớn. Khả năng phá sản của các ngân hàng này t-ơng đối thấp. Hơn 10 năm hoạt động trong kinh tế thị tr-ờng đủ để cho các NHTM quốc doanh thiết lập mối quan hệ khá bền vững với khách hàng .
Ngoài ra, các NHTM quốc doanh còn đ-ợc sự -u đãi của Chính phủ. Nhiều dự án lớn về đổi mới công nghệ đ-ợc Chính phủ chỉ định cấp tín dụng.
Trong t-ơng lai, các NHTM quốc doanh sẽ phải đ-ơng đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng n-ớc ngoài trong lĩnh vực tín dụng phục vụ đổi mới công nghệ. Hoạt động tín dụng cần phải đ-ợc đổi mới nếu nh- không muốn thị phần giảm sút.
Các NHTM quốc doanh sẽ đổi mới hoạt động tín dụng nh- thế nào? Rất có thể các NHTM quốc doanh đổi mới theo h-ớng tăng c-ờng mối quan hệ với khách hàng và đ-a công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên, thiết lập hệ thống chiến l-ợc kế hoạch để chủ động đối phó với những thay đổi của môi tr-ờng kinh doanh. Những biện pháp này nếu có kết quả là điều kiện để các NHTM quốc doanh phát triển một cách vững chắc.