Phương pháp đánh giá các đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng quả

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn tạo giống cà chua chín chậm, kháng virus xoăn vàng lá và mốc sương bằng chỉ thị phân tử dna (Trang 40)

- Thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng, tính chín chậm, khả năng kháng xoăn vàng lá và mốc sương của các THL F1.

2.3.1.Phương pháp đánh giá các đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng quả

lượng quả

a/. B trí thí nghim

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khảo sát tuần tự không nhắc lại, mỗi THL trồng 25 cây.

- Khoảng cách, mật độ: hàng x cây = 70 x 50 cm, mật độ khoảng 2,67 vạn cây/ha.

- Thời vụ: vụ thu đông (9/2014 đến 2/2015)

- Kỹ thuật trồng, chăm sóc:

Giai đoạn vườn ươm: hạt giống được gieo trên giá thể gồm trấu hun và đất bột theo tỷ lệ 1:1. Hạt được gieo trong khay bầu, tưới phun mù đủẩm, đặt trong nhà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

có mái che. Hằng ngày chăm sóc, tưới nước và giữẩm cho cây. Khi cây con được 5-6 lá (sau khi gieo hạt 30 ngày) thì trồng.

Giai đoạn trồng ở ruộng sản xuất:

+ Lượng phân bón cho 1 ha: 90kg N, 95kg P2O5, 110kg K2O. Bón lót toàn bộ

phân lân, 1/3 phân đạm và 1/3 kali. Lượng đạm và kali còn lại chia đều bón thúc vào 3 lần xới vun.

+ Tưới nước: sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm cho đất đạt 75% độ ẩm

đồng ruộng.

+ Vun xới, làm cỏ: vun xới lần 1 sau trồng 30 ngày, lần 2 khi sau trồng 60 ngày, lần 3 sau trồng 80 ngày. Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại.

+ Làm giàn khi cây cao 30 - 40 cm theo hình chữ A. + Tỉa cành: tỉa bỏ cành phụ, chỉđể lại 2 thân chính/cây.

+ Phòng trừ sâu bệnh hại: theo dõi và phòng trừ bệnh xoăn vàng lá, mốc sương, héo xanh vi khuẩn bằng thuốc Daconil, Zinep; phòng trừ sâu cắt lá, sâu xám, sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đục quả bằng thuốc Sherpa.

+ Thu hoạch khi quả bắt đầu chuyển màu (bắt đầu chín), số lần thu căn cứ

vào đặc điểm chín của giống.

b/. Đánh giá mt s đặc đim nông sinh hc và năng sut, cht lượng qu:

theo TCN 219-2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

- Thời gian từ trồng đến ra hoa: được tính khi có 50% số cây trên ô ra hoa đầu

- Thời gian từ trồng đến thu quảđợt 1: khi khoảng 50% số cây có quả chín.

- Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch: tính đến ngày thu hết quả thương phẩm.

- Sốđốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất.

- Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ nhất.

- Chiều cao cây: được tính từ gốc tới đỉnh ngọn thân chính

- Dạng hình sinh trưởng: gồm dạng hữu hạn, bán hữu hạn và vô hạn.

- Đặc điểm nở hoa: tập trung hoặc rải rác.

- Kiểu chùm hoa: kiểu đơn giản (chỉ có 1 trục chính, hoa mọc so le trên trục chính), kiểu phức tạp (chùm hoa chia thành nhiều nhánh) và kiểu trung gian (chùm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoa thường phân ra 2 nhánh chính).

- Số chùm quả trên cây: theo dõi 5 cây, tính trung bình.

- Số quả/chùm: theo dõi ở chùm thứ 2, 3 của 5 cây, tính trung bình.

- Số quả/cây: theo dõi 5 cây, tính trung bình.

- Tỷ lệ đậu quả: theo dõi ngẫu nhiên 3 cây/giống, mỗi cây 5 chùm hoa từ

dưới lên, tính trung bình. Nếu tỷ lệđậu quả đạt >85%: rất cao, 65-85%: cao; từ 45- 64%: trung bình và <45%: thấp.

- Khối lượng trung bình quả: phân thành dạng quả lớn > 54g và quả nhỏ < 28g.

- Năng suất cá thể: cân năng suất cá thể của 5 cây/THL ở các lần thu quả, gồm năng suất cá thể thương phẩm (không tính quả nhỏ, quả nứt) và tổng năng suất cá thể sau đó tính trung bình.

- Màu sắc vai quả xanh: không đổi, xanh, Xanh đậm.

- Màu sắc quả chín, có 3 mức đánh giá: Đỏ: chín đỏđều khắp quả, có trường hợp có vùng màu vàng cơ bản bao quanh vùng cuống quả; Đỏ vàng: chín có đốm vàng nhiều hơn ở vùng cuống và rải rác ở thân quả và màu khác (mô tả và ghi rõ).

- Hình dạng quả: quan sát hình dạng quả, gồm các mức: 1 – Dẹt; 2 – Tròn dẹt; 3 – Tròn; 4 – Tròn dài; 5 – Hình tim; 6 – Hình trụ dài; 7 – Hình nậm rượu; 8 – Dạng quả mận (hình 2.1).

Hình 2.1. Các dạng quả cà chua

- Số ngăn hạt/quả: bổđôi quả, quan sát số ngăn hạt của 5 quả, tính trung bình.

- Độ dày thịt quả: tiến hành cắt đôi quả cà chua và dùng thước đo độ dày phần thịt quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

cứng, trung bình và mềm.

- Độ Brix%: đo khi quả chín hoàn toàn, lấy ngẫu nhiên quả của chùm 2, 3 thuộc 5 cây mẫu, phân tích chậm nhất sau thu hoạch 3 ngày, gồm các mức thấp (dưới 3,5%), trung bình (3,6-4,4%), cao (4,5 – 6,0%) và rất cao (trên 6%).

- Hương vị: cắt đôi quả và đánh giá cảm quan theo 3 mức: có hương, không rõ hương vị và hăng ngái.

- Khẩu vị: Đánh giá bằng cách ăn thử cảm quan, chua, chua dịu, ngọt dịu, ngọt bình thường và ngọt đậm.

- Độ ướt thịt quả (*): cắt đôi quả chín và quan sát bề mặt lát cắt, đánh giá theo 3 mức: Ướt: mặt thịt quả ướt, khi nghiêng có dịch trào ra; Khô: mặt thịt quả

ráo nước; Khô nhẹ: mặt thịt quả có lấm tấm dịch quả.

- Độ chắc thịt quả (*): dùng que đường kính 0,5 cm xiên qua quả, cắt thịt quả thành miếng 1 cm2 rồi dùng tay bóp thịt quả, phân biệt các mức:

+ Mềm mịn: que xiên qua dễ dàng, thịt quả bóp dễ vỡ

+ Chắc mịn: que xiên qua khó hơn, thịt quả chặt bóp khó vỡ

+ Chắc bở: que xiên qua khó hơn, thịt quả chặt bóp dễ vỡ

+ Thô sượng: que xiên qua khó, thịt quả chặt bóp khó vỡ

(*) Đánh giá theo hướng dẫn của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giống rau chất lượng cao, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn tạo giống cà chua chín chậm, kháng virus xoăn vàng lá và mốc sương bằng chỉ thị phân tử dna (Trang 40)