Xanh Đỏ Không 0,7 Tròn 3,0 3,7 Dựa vào kết quảđánh giá các đặc điểm nông sinh học của 21 cá thể nghiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn tạo giống cà chua chín chậm, kháng virus xoăn vàng lá và mốc sương bằng chỉ thị phân tử dna (Trang 75)

- Thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng, tính chín chậm, khả năng kháng xoăn vàng lá và mốc sương của các THL F1.

151Xanh Đỏ Không 0,7 Tròn 3,0 3,7 Dựa vào kết quảđánh giá các đặc điểm nông sinh học của 21 cá thể nghiên

cứu, chúng tôi đã chọn ra 9 cá thể có năng suất cao nhất là các cá thể 39, 3, 49, 44, 151, 25, 86, 21 và 130. Các cá thể này đều có năng suất cao trên 2000 g/cây, số

chùm quả/cây trên từ 9 – 10 chùm, các cá thể đều có dạng quả đẹp, hợp thị hiếu tiêu dùng. Hạt giống từ các cá thể này được thu riêng thành từng dòng để phục vụ

các nghiên cứu chọn giống tiếp theo tại Trung tâm bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học các tổ hợp lai đã chọn ra được 3 THL 138.159.7/1311, 138.162.7/1219 và 159/1311 có năng suất cao hơn đối chứng và 2 THL 138.159.7/1219 và 329/1315 có năng suất xấp xỉđối chứng (2698,4 và 2849,3 g/cây).

Kết quả đánh giá về hình thái và chất lượng quả cho thấy các THL đều có hình thái quả hợp thị hiếu, có tiềm năng thương mại hóa.

Kết quảđánh giá về tính chín chậm và khả năng bảo quản của các THL cho thấy quả của các THL chín chậm hơn so với đối chứng.

Kết quả lây nhiễm virus ToLCHnV cho thấy các THL đều kháng tốt

Kết quả lây nhiễm nấm mốc sương cho thấy toàn bộ 21 THL đều biểu hiện khả năng kháng với isolate P. infestance lây nhiễm

Kết quả chọn lọc cá thể cà chua mang gen Ty-1, Ty-2, Ty-3, Ph-3 và rin bằng các chỉ thị DNA từ quần thể phân ly 331/1219 F2 đã chọn ra 41 cá thể có gen Ph-3

đồng hợp tử. Từ 41 cá thể này tiếp tục chọn được 32 cá thể có gen kháng Ty-3 cả đồng và dị hợp tử. Từ 32 cá thể này tiếp tục chọn được 21 cá thể có gen rin. Tiếp tục chọn bằng chỉ thị DNA từ 21 cá thể này chúng tôi xác định được 6 cá thểđồng hợp và 10 cá thể dị hợp Ty-2, 7 cá thểđồng hợp và 8 cá thể dị hợp Ty-1. Đồng thời, khi đánh giá 21 cá thể này trên đồng ruộng chúng tôi đã chọn ra 9 cá thể có năng suất cao trên 2000g và thu hạt giống thành các dòng riêng rẽ theo từng kiểu gen đã xác định phục vụ các nghiên cứu tiếp theo (các cá thể 39, 3, 49, 44, 151, 25, 86, 21 và 130 ).

2. Kiến nghị

Thử nghiệm trong sản xuất các THL có năng suất cao đã chọn được trong nghiên cứu này.

Tiếp tục chọn lọc bằng chỉ thị phân tử và làm thuần 9 các cá thể có gen kháng mốc sương Ph-3, chín chậm rin và gen kháng xoăn vàng lá Ty-1, Ty-2, Ty-3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

CÚC, T. T. 2007. Giáo trình Cây rau. NXB Nông nghiệp.

Trần Ngọc Hùng. 2013a. Di truyền tính kháng bệnh mốc sương (Phytophthora infestans)

và chọn giống cà chua (Solanum lycopercicum) chống chịu bệnh bằng chỉ thị phân tử. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số 19/2013.

Trần Ngọc Hùng. 2013b. Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua lai (F1) chống chịu bệnh mốc sương (Phytophthora infestans De Bari) và bệnh xoăn vàng lá (TYLCV) bằng chỉ

thị phân tử. Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất.

Trịnh Khắc Quang,Trần Ngọc Hùng. 2012. Xác định nguồn gen thích hợp phục vụ tạo giống cà chua chống chịu bệnh mốc sương (Phytophthora infestans) tại Việt nam. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 16, tr 59.

THƯ, K. T. 1998. Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ cho chọn tạo giống cà chua chịu nóng trồng trái vụ. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 139.

Lương Văn Tề và CS (2007), Giáo trình Bệnh cây nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Nguyễn Tất Thắng, Đỗ Tấn Dũng, Nguyễn Văn Tuất (2011), “Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith) hại cây khoai tây vùng Hà Nội-phụ cận và biện pháp phòng trừ”. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(5): 725-734.

Trần Khắc Thi, Mai Thị Phương Anh (2003), Kỹ thuật trồng cà chua (An toàn quanh năm), Nhà xuất bản Nghệ An.

Phan Hữu Tôn, Khúc Ngọc Tuyên, Tống Văn Hải, Nguyễn Đức Bách.2013. Khảo sát nguồn gen cà chua chín chậm và kháng virus xoăn vàng lá bằng chỉ thị phân tử

DNA.Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11, số 6: 790-796.

Nguyễn Thị Hải Yến, Phạm Thị Vân, Chu Hoàng Hà, Chu Hoàng mậu, Lê Trần Bình (2009), “Thiết kế vector chuyển gen mang cấu trúc RNAi có khả năng kháng virus gây bệnh xoăn lá ở cà chua”. Báo cáo Hội nghị toàn quốc về Công nghệ sinh học: 544-549.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn tạo giống cà chua chín chậm, kháng virus xoăn vàng lá và mốc sương bằng chỉ thị phân tử dna (Trang 75)