Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ ở ruộng sản xuất hạt lai f1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới (Trang 65)

Sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng lúa gạo của nước ta hiện nay. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh trong điều kiện tự nhiên giúp nhà chọn giống tìm ra được những tổ hợp ít nhiễm hoặc không bị nhiễm sâu bệnh. Các giống kháng sâu bệnh sẽ dễ dàng được người nông dân chấp nhận và đưa vào sản xuất bởi các giống này sẽ giúp giảm tối đa chi phí, sức lao động, sức khỏe, giảm được ô nhiễm môi trường do ít phải sử dụng thuốc trừ sâu sẽđem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tiến hành theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai và cho điểm theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa IRRI ta thu được kết quảở bảng 3.7.

Ở giai đoạn mạ trời mưa, nhiệt độ thấp, độẩm cao nên phần lớn các tổ hợp bị nhiễm bệnh đạo ôn nhưng ởđiểm 1.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Bảng 3.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lúa lai hai dòng mới trong điều kiện vụ Xuân 2014 Tổ hợp lai Sâu (điểm) Bệnh (điểm) Đục thân Rầy nâu Ròi đục lá Cuốn lá Bạc lá Đốm sọc Đạo ôn Khô vằn E15S/R29 3 0 1 3 0 1 1 1 E13S/R29 3 0 1 1 0 0 1 0 E17S-1/R29 3 0 1 1 0 0 1 0 E15S/R92 3 0 1 1 0 0 1 0 E15S/R94 3 0 3 1 0 0 1 0 E13S/R94 3 0 1 1 0 0 1 1 E17S-1/R94 3 0 3 1 0 0 1 0 E15S/R16 3 0 1 1 0 0 1 0 E17S-1/R16 1 0 3 3 0 0 1 0 E15S/R14 3 0 1 3 0 0 1 0 E17S/R14 3 0 1 1 0 0 1 0 E17S-1/R2 3 0 1 1 0 0 1 0 E13S/R2 1 0 1 3 0 0 1 0 E17S-2/R2 3 0 1 1 0 0 1 0 TH3-3(Đ/C) 1 0 1 1 0 0 1 0

Qua bảng theo dõi cho ta thấy nhìn chung các tổ hợp nhiễm nhẹ các loại sâu và bệnh như ròi đục lá, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn. Các loại sâu bệnh hại xuất hiện trên các tổ hợp lai là sâu đục thân cú mèo, sâu cuốn lá, ròi đục nõn, bệnh đạo ôn, khô vằn. Ở giai đoạn mạ trời mưa, nhiệt độ thấp, độẩm cao nên phần lớn các tổ hợp bị nhiễm bệnh đạo ôn nhưng ởđiểm 1.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 Trong đó, sâu đục thân cú mèo gây hại nặng nhất trên các tổ hợp lai làm cho các nhánh hữu hiệu khô chết không hình thành được bông, đây là một trong những nguyên nhân làm cho số nhánh hữu hiệu giảm trong giai đoạn hình thành bông.

Tất cả các tổ hợp lai theo dõi đều nhiễm sâu đục thân cú mèo vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến khi hình thành bông, hầu hết các tổ hợp đều bị gây bệnh ởđiểm 3, chỉ có đối chứng TH3-3 và E17S-1/R16 bị gây hại nhẹở điểm 1, nhưng các tổ hợp nhiễm sâu đục thân được phòng trừ kịp thời bằng thuốc vitaco nên tình trạng bệnh không gia tăng.

Thời điểm gây hại của sâu cuốn lá là thời kỳđẻ nhánh cho đến lúc lúa đứng cái làm đòng. Có 4 tổ hợp bị sâu cuốn lá ở mức điểm 3 nặng hơn đối chứng đó là E15S/R29, E17S-1/R16, E15S/R14, E13S/R2. Các tổ hợp lai còn lại đều nhiễm sâu cuốn lá ở mức nhẹ giống với đối chứng.

Ròi đục nõn gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, hầu hết các tổ hợp bị gây hại nhẹởđiểm 1 giống với đối chứng TH3-3, trừ 3 tổ hợp lai bị gây hại nặng hơn E15S/R94, E17S-1/R94, E17S-1/R16.

Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chưa thấy sự xuất hiện của rầy nâu, bọ trĩ.

Vụ xuân 2014 có sự xuất hiện các bệnh đạo ôn, khô vằn, đốm sọc vi khuẩn. Trong đó, bệnh đạo ôn gây hại nhiều nhất trên các tổ hợp lai ở giai đoạn mạ tuy nhiên khi thời tiết ấm lên thì bệnh đạo ôn giảm đi, giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng. Do vụ xuân thời tiết âm u và có mưa nhiều nên đạo ôn gây hại tuy nhiên cũng ở mức độ nhẹ giống với đối chứng TH3-3.

Khô vằn và đốm sọc vi khuẩn gây hại trên vài tổ hợp ở mức rất nhẹđến nhẹ, khô vằn và đốm sọc vi khuẩn chỉ gây hại trên tổ hợp E15/R16, ngoài ra khô vằn còn gây hại nhẹ trên tổ hợp E13/R94. Các tổ hợp còn lại đều không bị nhiễm bệnh khô vằn và đốm sọc vi khuẩn giống đối chứng TH3-3. Trong quá trình theo dõi ta không thấy bệnh bạc lá xuất hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ ở ruộng sản xuất hạt lai f1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới (Trang 65)