Động thái đẻ nhánh của các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2014

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ ở ruộng sản xuất hạt lai f1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới (Trang 89)

2 Đề nghị

3.2.Động thái đẻ nhánh của các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2014

Từ bảng số liệu và hìnhtrên, ta thấy:

Các dòng bố mẹ bắt đầu đẻ nhánh sau khi cấy 7-10 ngày. Dòng mẹ E17S- 1 có khả năng đẻ nhánh tốt nhất, đạt tối đa 12,3 nhánh và bố 2 của dòng R29 có số nhánh thấp nhất tối đa 6,4 nhánh. Tốc độđẻ nhánh tăng mạnh vào thời kỳ 10-31 ngày sau cấy, đặc biệt là giai đoạn 17-24 ngày sau cấy. Giai đoạn 31 ngày sau cấy tốc độđẻ nhánh tăng chậm dần, hai dòng mẹ E13S và E15S đạt số nhánh tối đa. Bố 1 của dòng R2, dòng bố R29 và dòng mẹ đạt số nhánh tối đa vào khoảng 38 ngày sau cấy, riêng bố 1 của dòng R2 đạt số nhánh tối đa vào khoảng 45 ngày sau cấy.

Sau khi đạt số nhánh tối đa, số nhánh của các dòng bố mẹ bắt đầu giảm, lúc này những nhánh nhỏ, đẻ muộn sẽ chết đi do không có khả năng cạnh tranh về dinh dưỡng, nước, ánh sáng; đây là những nhánh vô hiệu không có khả năng hình thành bông. Tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cuối cùng của các dòng bố mẹ. Số nhánh hữu hiệu của các dòng bố mẹ biến động mạnh từ 3,9-8,6 nhánh. Dòng bố R29 có số nhánh hữu hiệu tương đối thấp, 3,9 nhánh với bố 1 và 5,0 nhánh với bố 2. Như vậy lượng phấn của dòng bố R29 tung ra không đủđảm bảo có thể thụ cho các dòng mẹ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 Hơn thế nữa, trong quá trình sinh trưởng phát triển của mình do đặc tính của các dòng bố là hữu dục, thân cây có vị ngọt hấp dẫn loài chuột, chúng phá hoại quá mạnh, mất đi khoảng 50% diện tích dòng bố R29 trên ruộng sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tỉ lệ đậu hạt rất thấp, từ đó dẫn tới năng suất hạt lai giảm mạnh.Trái lại với bố R29, dòng bố R2 lại có số nhánh hữu hiệu tương đối cao, cao nhất trong các dòng bố mẹ theo dõi dao động từ 7,0-8,6 nhánh.

Tỉ lệ nhánh hữu hiệu của các dòng bố mẹ dao động 53,7-97,6%, hầu hết các dòng mẹ có tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn các dòng bố trừ ,các dòng bố 2 có tỉ lệ nhánh hữu hiệu thấp hơn dòng bố 1 trừ dòng R29 thì bố 2 có tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn bố 1. Dòng R29 cũng là dòng có tỉ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất (bố 1 là 34,5% và bố 2 là 71,4%).

d. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng của cây lúa và độ đồng đều của một giống. Nó phản ánh bản chất di truyền của một giống, ngoài ra chiều cao cây còn chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, nước, dinh dưỡng, ánh sáng... Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây giúp nhà chọn giống biết được đặc trưng hình thái cũng như tốc độ sinh trưởng của cây để có biện pháp tác động hợp lý giúp tăng năng suất của cây. Trong sản xuất hạt lai F1 chiều cao cây dòng bố hơn dòng mẹ 10-20cm sẽ thuận lợi; khi phun GA3, dòng bố sẽ vươn cao hơn dòng mẹ 30-35 cm tạo ra một tư thế truyền phấn lý tưởng. Qua theo dõi đánh giá động thái tăng trưởng chiều cao cây chúng tôi thu được kết quảđược trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.19a. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2014 Đơn vịđo: cm Dòng Sau cấy…ngày 10 17 24 31 38 45 R2 R1 49,5 51,8 59,2 72,4 82,6 90,7 R2 43,7 50,1 59,4 69,8 81,1 92,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 R29 R1 59,2 66,6 79,5 96,8 104,6 109,8 R2 55,5 63,9 78,2 91,5 97,8 105,7 E13S 45,6 49,0 61,1 72,7 78,3 83,3 E15S 49,0 52,2 65,0 77,8 85,5 89,5 E17S-1 41,6 48,7 61,3 79,5 89,6 94,6

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ ở ruộng sản xuất hạt lai f1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới (Trang 89)