Thí nghiệm 2: Đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ ở ruộng sản xuất hạt lai f1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới (Trang 49)

ruộng sản xuất hạt lai F1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới chọn được.

a. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm theo phương pháp sản xuất thử hạt lai F1, cụ thể là: - Gieo: + Dòng mẹ: Gieo 1 lần

+ Dòng bố: Gieo làm 2 đợt (bố 2 gieo cách bố 1 từ 4 - 5 ngày)

Các cặp bố mẹ khác nhau gieo ở các thời điểm khác nhau. Bắt đầu gieo từ 24/06/2014, kết thúc gieo cặp bố mẹ muộn nhất vào10/07/2014. - Cấy: + Dòng mẹ cấy 1 lần, cấy 2-3 dảnh/khóm. Khoảng cách cấy 15x14 cm. + Dòng bố cấy 1 lần, cấy 2-3 dảnh/khóm. Khoảng cách cấy 20x15 cm - Bố trí luống: S R2 R1 S X 30cm V 20cm V 20cm X 15cm X 16 hàng mẹ X X Đường V V X X … X X Canh V V X X … X X Tác V V X X … X

Tại ruộng sản xuất thử hạt lai F1 của các tổ hợp lai triển vọng được cấy cốđịnh một tỷ lệ hàng bố: mẹ = 2: 4, mỗi tổ hợp cấy 3 luống.

Phân bón và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Viện nghiên cứu và Phát triển cây trồng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

b. Các chỉ tiêu theo dõi

* Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng * Đặc điểm nông sinh học

- Chiều cao cây:

- Số lá trên thân chính: - Số nhánh tối đa - Chiều dài bông - Chiều dài lá đòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 - Chiều rộng lá đòng - Số gié cấp 1 * Đặc điểm hình thái - Màu sắc thân - Màu sắc lá và tai lá - Màu sắc vỏ hạt, mỏ hạt - Hình dạng lá đòng - Độ cứng thân * Đặc điểm tính dục của dòng mẹ - Tỷ lệ hạt phấn bất dục - Hình dạng hạt phấn bất dục - Sức sống vòi nhụy của các dòng mẹ TGMS - Tỷ lệ nhận phấn ngoài của các dòng mẹ TGMS - Tỷ lệđậu hạt của các dòng bố, mẹ - Tỷ lệ thò vòi nhụy * Mức độ nhiễm sâu bệnh

- Đối tượng sâu bệnh: đục thân, cuốn lá, rầy nâu, đạo ôn, khô vằn, bạc lá.

* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

NSLT = số bông/m2 * số hạt/ bông * tỷ lệ hạt chắc * P1000(gr) * 10-4 - Năng suất cá thể (g/khóm)

- Năng suất thực thu (tạ/ha)

- Năng suất tích lũy = Năng suất thực thu / Thời gian sinh trưởng (kg / ha / ngày)

Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu

- Đánh giá các đặc điểm nông sinh học, mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất, chất lượng của các tổ hợp lai theo phương pháp của IRRI (2002).

- Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng các chương trình Excel và chương trình IRRISTAT 5.0.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN TỔ HỢP LÚA LAI HAI DÒNG

3.1.1. Một số đặc điểm giai đoạn mạ của các tổ hợp lai trong vụ xuân 2014

Giai đoạn mạ là giai đoạn đầu tiên trong quá trình sinh trưởng của cây lúa được tính từ lúc gieo đến lúc cấy. Giai đoạn này chiếm thời gian không nhiều nhưng có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây lúa. Cây mạ khỏe, sạch sâu bệnh, khả năng đẻ nhánh tốt sẽ rất thuận lợi cho cây sinh trưởng sau này. Qua quá trình quan sát và theo dõi các đặc điểm cây lúa ở thời kì mạ, chúng tôi thu được bảng kết quả sau:

Bảng 3.1. Một sốđặc điểm của các tổ hợp lúa lai hai dòng mới ở giai đoạn mạ trong điều kiện vụ Xuân 2014

Tổ hợp Chiều cao cây khi cấy (cm) Số lá khi cấy Số nhánh khi cấy Màu sắc lá mạ khi cấy E15S/R29 22,8 4,8 1,0 Xanh đậm E13S/R29 23,9 4,9 1,0 Xanh nhạt E17S-1/R29 23,8 5,1 1,0 Xanh nhạt E15S/R92 22,2 4,7 1,0 Xanh đậm E15S/R94 22,6 4,7 1,0 Xanh đậm E13S/R94 23,4 4,5 1,0 Xanh nhạt E17S-1/R94 23,4 4,9 1,0 Xanh nhạt E15S/R16 28,0 5,2 1,4 Xanh đậm E17S-1/R16 25,6 5,3 1,1 Xanh nhạt E15S/R14 22,0 5,1 1,0 Xanh đậm E17S/R14 23,8 5,8 1,3 Xanh nhạt E17S-1/R2 22,2 5,4 1,0 Xanh nhạt E13S/R2 25,8 5,3 1,4 Xanh đậm E17S-2/R2 21,4 5,6 1,1 Xanh nhạt TH3-3(Đ/C) 25,7 5,4 1,0 Xanh nhạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Trong giai đoạn này, nhiệt độ thấp có lúc xuống tới 10oC ảnh hưởng tới sinh trưởng của mạ, tuy nhiên do được che phủ nilon nên cây mạ vẫn sinh trưởng nhưng chậm và kéo dài thời kì mạ của các tổ hợp lai. Các tổ hợp đều có tuổi mạ 37 ngày do được gieo và cấy cùng ngày.

Chiều cao cây mạ của các tổ hợp lai dao động trong khoảng 21,4- 28,0cm. Trong đó, tổ hợp lai E15S/R16 có chiều cao cây mạ cao nhất là 28,0cm và tổ hợp lai E17S-2/R2 có chiều cao cây mạ thấp nhất 21,4 cm. Đối chứng TH3-3 có chiều cao cây mạ 25,7cm. Có 2 tổ hợp có chiều cao cây lớn hơn đối chứng là E15S/R16, E13S/R2, còn lại là các tổ hợp có chiều cao cây mạ thấp hơn đối chứng.

Các tổ hợp lai khi đưa ra ruộng cấy có số lá dao động từ 4,5-5,8 lá. Tổ hợp E17S/R14 có số lá mạ/cây (5,8 lá) cao hơn đối chứng TH3-3 (5,4 lá). Tổ hợp E13S/R94 có số lá mạ thấp nhất là 4,5 lá. Có 2 tổ hợp có số lá mạ cao hơn đối chứng là E17S/R14, E17S-1/R2, còn lại là thấp hơn hoặc bằng đối chứng.

Số nhánh trước khi cấy của các tổ hợp lai dao động trong khoảng 1-1,4 nhánh. Trong đó tổ hợp có số nhánh thấp nhất là E17S-1/R2, E15S/R14, E15S/R94, E13S/R94, E17S-1/R94, E15S/R92, E15S/R29, E13S/R29, E17S- 1/R29 và đối chứng TH3-3. Tổ hợp có số nhánh cao nhất là E15S/R16, E13S/R2 (1,4 nhánh). Tỉ lệđẻ nhánh của các tổ hợp không tập trung do điều kiện nhiệt độ trong giai đoạn này tương đối thấp, phần lớn các tổ hợp chưa đẻ nhánh.

Màu sắc lá mạ của các tổ hợp lai có màu xanh nhạt và xanh đậm, tuy nhiên do được che phủ nilong nên màu sắc của các tổ hợp biến đổi không rõ.

3.1.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai

Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cây lúa trải qua ba thời kỳ lớn. Ở mỗi thời kỳ, cây lúa biến đổi không chỉ về lượng mà cả biến đổi về chất để hoàn thành chu kỳ phát triển. Người ta phân biệt ba thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa là: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (từ khi hạt lúa nảy mầm tới khi bắt đầu phân hóa đòng), thời kỳ sinh trưởng sinh thực (khi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 lúa làm đòng tới kết thúc thụ phấn, thụ tinh), thời kỳ chín (từ khi bắt đầu làm hạt tới khi chín hoàn toàn). Trong đó, thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là thời kỳ quyết định tới thời gian sinh trưởng của cây, Là thời kỳ cây lúa hình thành nhánh, lá và một phần thân. Cần có sự cân đối giữa sinh trưởng nhánh và sinh trưởng lá sao cho số nhánh mới sinh ra đều có khả năng ra được số lá vốn có của giống.

Kết quả theo dõi thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng được thể hiện qua bảng 3.2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Bảng 3.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai hai dòng mới trong điều kiện vụ Xuân 2014

Tổ hợp lai Tuổi mạ (ngày) Thời gian hồi xanh (ngày)

Thời gian từ cấy đến…ngày (ngày)

Thời gian trỗ của quần thể (ngày) Thời gian sinh trưởng (ngày) Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Trỗ 10% Trỗ 50% Trỗ 80% Thu hoạch E15S/R29 37 4 17 42 58 59 61 86 4 123 E13S/R29 37 4 19 42 60 62 63 86 4 123 E17S-1/R29 37 5 16 42 58 59 60 86 3 123 E15S/R92 37 4 18 49 59 61 62 86 4 123 E15S/R94 37 5 14 49 59 61 63 86 5 123 E13S/R94 37 5 18 42 60 62 63 86 4 123 E17S-1/R94 37 5 17 49 58 60 62 86 5 123 E15S/R16 37 4 7 42 56 58 60 86 5 123 E17S-1/R16 37 5 18 49 58 60 62 86 5 123 E15S/R14 37 4 16 42 59 61 62 86 4 123 E17S/R14 37 4 7 49 59 60 62 86 4 123 E17S-1/R2 37 4 12 49 64 68 69 95 6 132 E13S/R2 37 5 7 42 65 68 69 95 5 132 E17S-2/R2 37 5 14 42 67 70 71 95 5 132 TH3-3(Đ/C) 37 4 18 49 60 61 63 86 4 123

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Do các tổ hợp được gieo và cấy cùng một lúc nên tuổi mạ các tổ hợp là như nhau, các tổ hợp bắt đầu hồi xanh 4-5 ngày, hầu hết các tổ hợp có thời gian hồi xanh bằng hoặc hơn đối chứng.

Giai đoạn đẻ nhánh được tính từ khi cây xuất hiện thêm nhánh mới tới cây đạt trị số nhánh cao nhất. Qua bảng 3.2 cho thấy: các tổ hợp bước vào giai đoạn đẻ nhánh khá muộn, hầu hết các tổ hợp đẻ nhánh ở giai đoạn 14 ngày sau cấy, trừ một số tổ hợp E13S/R2, E17S/R14, E15S/R16 đẻ nhánh 7 ngày sau cấy. Nguyên nhân do giai đoạn này các tổ hợp sau cấy gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhiệt độ thấp làm cho các tổ hợp đẻ nhánh chậm. Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều có thời gian đẻ nhánh tối đa dao động 42-49 ngày, có một số tổ hợp kết thúc đẻ nhánh cao hơn đối chứng TH3-3 là 3-4 ngày. Các tổ hợp trong giai đoạn này bị nhiễm sâu đục thân làm cho số nhánh giảm, mặt khác các nhánh bé do thiếu ánh sáng bị tàn lụi dần, dẫn tới số nhánh có xu hướng giảm, các nhánh tốt được hoàn thiện để chuẩn bị bước vào giai đoạn làm đòng.

Các tổ hợp lai có thời gian từ khi cấy tới khi bắt đầu trỗ biến động từ 55-70 ngày. Hầu hết các tổ hợp lai có thời gian bắt đầu trỗ sớm hơn đối chứng TH3-3 (60 ngày) từ 1-2 ngày. Tổ hợp lai E15S/R16 có thời gian bắt đầu trỗ sớm nhất 56 ngày, sớm hơn so với đối chứng 4 ngày. Có 3 tổ hợp có thời gian bắt đầu trỗ muộn hơn so với đối chứng TH3-3 từ 4-7 ngày. Trong đó, tổ hợp lai E17S-2/R2 có thời gian bắt đầu trỗ muộn nhất 69 ngày sau cấy, muộn hơn cảđối chứng 9 ngày.

Thời gian trỗ của tổ hợp lai được xác định từ lúc quần thể trỗ 10% tới quần thể trỗ 80%. Thời gian trỗ của tổ hợp lai phản ánh độ thuần của giống, thời gian trỗ càng ngắn thì độ thuần càng cao, giống càng chất lượng. Ngược lại, thời gian trỗ càng dài chứng tỏ giống phân ly mạnh, đẻ nhánh không tập trung. Từ bảng số liệu 4.2 cho thấy thời gian trỗ của các tổ hợp lai dao động trong khoảng 3-6 ngày. Trong đó một số tổ hợp lai có thời gian trỗ ngắn nhất 3 ngày là E17S-

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 1/R29, E15S/R92. Các tổ hợp còn lại có thời gian trỗ bằng đối chứng hoặc cao hơn đối chứng, tổ hơp lai E17S-1/R2 có thời gian trỗ dài nhất là 6 ngày.

Các tổ hợp lai được theo dõi có thời gian sinh trưởng dao động trong khoảng 123-132 ngày. Có 3 tổ hợp lai E17S-1/R2, E13S/R2, E17S-2/R2 có tổng thời gian sinh trưởng dài nhất là 132 ngày, dài hơn đối chứng TH3-3 là 9 ngày. Còn lai là các tổ hợp có thời gian sinh trưởng bằng đối chứng TH3-3 là 123 ngày.

3.1.3. Động thái tăng trưởng của các tổ hợp lai a. Động thái tăng trưởng chiều cao cây a. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây hàng tuần, số liệu được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lúa lai hai dòng mới trong điều kiện vụ Xuân 2014 Đơn vị tính: cm Tổ hợp Sau cấy…ngày 7 14 21 28 35 42 49 56 63 E15S/R29 26,3 29,6 38,4 52,0 71,7 86,2 97,7 102,8 - E13S/R29 26,3 29,4 37,6 51,1 69,5 84,0 95,1 104,2 - E17S-1/R29 25,9 30,8 39,4 53,1 73,1 85,9 95,7 100,9 - E15S/R92 25,2 27,6 36,7 48,9 69,1 83,7 94,5 100,4 - E15S/R94 24,7 27,4 34,2 46,6 65,9 79,4 87,5 92,43 - E13S/R94 24,3 26,4 33,7 44,8 61,5 76,3 86,5 93,2 - E17S-1/R94 25,1 28,7 37,5 48,4 67,1 80,0 88,4 93,0 - E15S/R16 30,9 35,2 43,7 56,4 76,5 88,7 96,8 106,7 - E17S-1/R16 29,1 32,9 41,5 55,8 76,0 87,3 96,0 101,9 - E15S/R14 24,6 28,4 36,2 49,9 66,8 80,5 88,8 97,3 - E17S/R14 26,9 31,9 41,5 53,2 72,8 84,4 93,8 98,4 - E17S-1/R2 25,6 29,4 38,7 51,2 69,3 81,2 90,0 96,6 100,3 E13S/R2 27,8 32,2 42,7 52,9 71,2 85,8 94,1 100,8 103,4 E17S-2/R2 24,3 28,6 38,6 52,5 70,4 83,4 92,0 99,1 101,9 TH3-3(Đ/C) 26,9 31,6 40,5 55,0 70,1 89,3 94,8 100,8 -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy chiều cao của các tổ hợp lai tăng dần qua các tuần theo dõi. Trước khi cấy, chiều cao của các tổ hợp lai dao động trong khoảng 21,4-28cm. Hai tuần đầu sau cấy chiều cao cây tăng chậm do điều kiện nhiệt độ thấp trời rét chỉ tăng trung bình 2,9cm lên mức 24,3-30,9cm. Trong đó, tổ hợp lai E15/R16 có chiều cao cây cao nhất 30,9cm, cao hơn đối chứng TH3-3 là 4cm. Tuần thứ 3 sau cấy nhiều tổ hợp lai có chiều cao cây tăng nhanh từ 8,5-10,2cm, tuy nhiên có vài tổ hợp tăng chậm E13S/R94, E15S/R14. Hầu hết các tổ hợp tăng chậm hơn đối chứng ngoại trừ E13S/R2, E17S/R14, E17S-1/R16. Đến 28 ngày sau cấy điều kiện thời tiết ấm lên các tổ hợp lai có chiều cao tăng nhanh từ 11,1-20,2 cm, tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn này là tổ hợp E17S-1/R16 tăng tới 20,2cm, trong đó đối chứng tăng 14,5cm. Từ 35 ngày sau cấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tiếp tục tăng nhanh từ 19-20cm. Tuy nhiên từ giai đoạn 42 ngày sau cấy các tổ hợp có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chậm lại lúa bước vào giai đoạn làm đốt, làm đòng. Chiều cao cây dần đi vào ổn định để đạt chiều cao cây cuối cùng.

Nhìn chung, các tổ hợp lai có chiều cao cây trước trỗ đều >90 cm, điển hình có một số tổ hợp lai có chiều cao >100cm như E13S/R2, E17S-1/R2, E17S-2/R2, E15S/R16, E15S/R92, E15S/R29, E13S/R29, E17S-1/R29 và đối chứng TH3-3.

Chiều cao cây lúa là một trong những yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ của cây: cây quá cao sẽ chống đổ kém và ngược lại, cây thấp hơn khả năng chống đổ cao hơn. Tuy nhiên trong vụ xuân này thì tính chống đổ của cây lúa không được chú trọng.

Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai, chúng tôi chọn một số tổ hợp lai để vẽ hìnhbiểu diễn động thái tăng chiều cao cây trong vụ xuân 2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ ở ruộng sản xuất hạt lai f1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới (Trang 49)