Đặc điểm tính dục của các dòng bố mẹ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ ở ruộng sản xuất hạt lai f1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới (Trang 100)

Đặc điểm tính dục của các dòng bố mẹ là yếu tố được quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của thí nghiệm sản xuất hạt lai. Để thu được năng suất hạt lai cao thì dòng bố phải có tỉ lệ hữu dục cao và dòng mẹ phải bất dục hoàn toàn. Qua kiểm tra soi phấn trong giai đoạn trỗ chúng tôi thu được số liệu được trình bày ở bảng 3.23.

Bảng 3.23. Một sốđặc điểm tính dục của các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2014 Dòng Tỉ lệ vòi nhụy thò ra ngoài vỏ trấu (%) Tỉ lệ hạt phấn hữu dục (%) Hình dạng hạt phấn Thò 1 phía Thò 2 phía Tổng số E13S 39,1 35,4 74,5 0 Méo mó E15S 38,7 29,6 68,3 0 Méo mó E17S-1 52,5 22,3 74,8 0 Méo mó R2 0 0 0 97,5 Tròn đen R29 0 0 0 96,3 Tròn đen

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89 Tỷ lệ vòi nhụy thò ra ngoài của các dòng mẹ 3 9 .1 3 8 .7 5 2 .5 3 5.4 2 9 . 6 2 2 .3 74.5 68.3 74.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80

E13S E15S E17S-1

Dòng mẹ T l (% ) Tỷ lệ vòi nhụy thò 1 phía ra ngoài vỏ trấu Tỷ lệ vòi nhụy thò 2 phía ra ngoài vỏ trấu Tổng số Hình 3.4. Một sốđặc điểm tính dục của các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2014

Tỉ lệ thò vòi nhụy đánh giá khả năng nhận phấn ngoài của các dòng mẹ. Tỉ lệ thò vòi nhụy đặc biệt là tỉ lệ thò 2 phía càng cao thì khả năng nhận phấn ngoài của các dòng mẹ càng tốt. Qua kết quả theo dõi cho thấy, cả 3 dòng mẹ E13S, E15S và E17S-1 đều có tỉ lệ thò vòi nhụy cao dao động 68,3-74,8% đảm bảo cho quá trình nhận phấn diễn ra tốt nhất. Trong 3 dòng mẹ đưa vào thí nghiệm sản xuất thì dòng mẹ E13S có khả năng nhận phấn tốt hơn cả, tỉ lệ thò vòi nhụy về 2 phía cao nhất đạt 35,4%.

Trong giai đoạn cảm ứng của các dòng mẹ gặp điều kiện nhiệt độ cao nên hạt phấn của tất cả các dòng mẹ tham gia sản xuất đều bất dục hoàn toàn, đảm bảo chất lượng hạt lai. Dòng mẹ E13 hạt phấn có hình dạng méo mó, ở dòng mẹ E5SS và E17S-1 bất dục không hạt phấn, chỉ còn mảnh vở của bao phấn khi soi trên kính.

Ở các dòng bố có tỉ lệ hạt phấn hữu dục cao 95,8-97,5% hạt phấn tròn đen khi nhuộm với KI đảm bảo cung cấp đủ phấn cho các dòng bố mẹ. Quá trình hình thành hạt phấn của các dòng bố tương đối thuận lợi. Tuy nhiên trong quá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90 trình thụ phấn thụ tinh của dòng bố mẹ bị ảnh hưởng do chịu ảnh hưởng của bão số 3 (Kalmaegi).

3.2.7. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các dòng bố mẹ

Bảng 3.24. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2014

Dòng Bệnh (điểm) Sâu (điểm)

Đạo ôn Khô vằn Bạc lá Đốm sọc Rầy nâu Đục thân Cuốn lá

R2 1 1 3 7 0 3 1

R29 1 1 3 3 0 5 3

E13S 1 1 5 3 0 3 3

E15S 1 1 1 3 5 3 3

E17S-1 1 3 1 3 0 3 1

Trong vụ Mùa 2014 do điều kiện khí hậu nắng nóng mưa nhiều đặc biệt là giai đoạn từ trỗ đếm chín nên mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng bố mẹ ở mức nhẹđến trung bình.

Bệnh đạo ôn (đạo ôn lá) gây hại ở mức độ nhẹ vào thời kỳ đẻ nhánh đến trước trỗở điểm 1. Đạo ôn cổ bông có xuất hiện nhưng rất ít và khó phát hiện ở giai đoạn lúa trỗ. Các dòng bố mẹ bị nhiễm khô vằn ở mức nhẹ đến trung bình, dòng mẹ E17S-1 nhiễm khô vằn nặng hơn cảở điểm 3, các dòng khác bị nhiễm khô vằn nhẹ nằm ở mức điểm 1.

Do ảnh hưởng nhiều của mưa và bão vào giai đoạn từ trỗ đến chín đã tạo ra vết thương cơ giới tạo điều kiện cho vi khuẩn bạc lá và đốm sọc vi khuẩn lây lan mạnh. Dòng mẹ E13S chịu ảnh hưởng của bạc lá nặng nhất ở thang điểm 5, các dòng khác nhiễm bạc lá ở mức nhẹđến trung bình 1-3 điểm. Đốm sọc vi khuẩn gây hại ở mức trung bình điểm 3 trên tất cả các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2013; riêng dòng bố R2 bị gây hại nặng nhất ở thang điểm 7.

Sâu hại chủ yếu trên các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2014 bao gồm sâu cuốn lá, rầy nâu và gây hại mạnh hơn cả là sâu đục thân cú mèo. Cũng do ảnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91 hưởng của mưa bão giai đoạn từ trỗ đến chín mà rầy nâu phá hoại mạnh ở ruộng sản xuất của dòng mẹ E15S ở mức độ nặng thang điểm 5 làm giảm đáng kể năng suấ hạt lai; các dòng còn lại không quan sát thấy sự xuất hiện của rầy nâu. Sâu cuốn lá gây hại ở mức độ nhẹđến trung bình, điểm 1-3.

Sâu đục thân cú mèo xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh đến trước trỗ, gây hại mạnh đặc biệt là ở dòng bố R29. Dòng bố R2 và các dòng mẹ E13S, E15S, E17S-1 bị gây hại ở mức độ trung bình, điểm 3. Sâu đục thân cú mèo gây hại cắn ngang thân ở phần gần dưới gốc làm chết nhánh; thời kỳ trỗ những dòng bị gây hại bông lúa trỗ lên quan sát thấy hiện tượng bông bạc có thể lấy tay nhấc lên vẫn còn vết cắn của sâu; chú ý dễ nhầm lẫn với đạo ôn cổ bông.

3.2.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt là những mục tiêu căn bản của chọn giống. Năng suất của một giống phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của giống, ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh khác như: nhiệt độ, dinh dưỡng, nước, ánh sáng... Năng suất là tính trạng tổng hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 yếu tố cấu thành năng suất: số bông/khóm, số hạt chắc/bông, tỉ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Đểđạt năng suất cao cần có cơ cấu các yếu tố năng suất hợp lý, cơ cấu này thay đổi trong những điều kiện cụ thể. Kết quả theo dõi đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được trình bày ở bảng 3.25. Bảng 3.25. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai sản xuất thử trong vụ Mùa 2014. Tổ hợp lai Số bông/ khóm Số bông/ m2 Số hạt/ bông Số hạt chắc/ bông Tỉ lệ hạt chắc (%) Khối lượng 1000 hạt (gam) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) E17S-1/R2 7,1 319,5 134,0 32,7 24,0 21,4 22,4 14,4 E13S/R2 6,3 283,5 140,0 30,8 22,0 23,4 20,4 16,2 E15S/R29 7,1 319,5 153,0 38,3 25,0 22,2 27,2 21,2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 Năng suất hạt lai F1 của các tổ hợp 22.4 20.4 27.2 14.4 16.2 21.2 0 5 10 15 20 25 30

E17S-1/R2 E13S/R2 E15S/R29

N ă n g s u t( t /h a ) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Hình 3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai sản xuất thử trong vụ Mùa 2014

Để có năng suất hạt lai cao thì 3 yếu tố quan trọng nhất đó là: số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lượng hạt. Qua bảng số liệu thu thập được cho thấy tổ hợp E15S/R29 cho năng suất thực thu cao nhất đạt 21,2 tạ/ha, tiếp đến là tổ hợp E13S/R2 đạt 16,2 tạ/ha và thấp nhất là tổ hợp E17S-1/R2: 14,4 tạ/ha. Mặc dù 2 dòng E15S và E17S-1 đều có số bông/m2 khá (319,5) nhưng tổ hợp E17S-1/R2 cho năng suất thấp hơn vì 2 yếu tố số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Ba yếu tố quan trọng của các dòng như sau: E15S(319,5 b/m2; 38,3 hạt/b; 22,2g), E13S(283,5b/m2; 30,8 hạt/b; 23,4g), E17S- 1(319,5b/m2; 32,7hạt/b; 21,4g). Ngoài ra có thể nhận thấy rằng các tổ hợp vẫn còn khả năng cho năng suất cao vì số bông/khóm đạt 6,3-7,1, số bông/m2 đạt 283,5 đến 319,5, số hạt/bông đạt 134 đến 153 nhưng tỉ lệ hạt chắc (tỉ lệ kết hạt) còn rất thấp, chỉ đạt 22 đến 25%. Như vậy để tăng năng suất sản xuất hạt lai F1 cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng tỉ lệ kết hạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1./. Trong vụ Xuân, các tổ hợp lúa lai hai dòng có thời gian sinh trưởng từ 123 đến 132 ngày, như vậy chúng thuộc nhóm ngắn ngày, phù hợp với vụ trà lúa Xuân muộn ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Chiều cao cây trung bình của các tổ hợp lai nghiên cứu dao động từ 92,4 đến 106,7 cm và nhiễm sâu bệnh ở mức nhẹ.

2./. Các tổ hợp lai có năng suất thực thu ở mức khá, dao động từ 59,2 đến 75,5 tạ/ha, trong đó có 03 tổ hợp là E17S-1/R2, E13S/R2 và E15S/R29 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng TH3-3. Chất lượng gạo của các tổ hợp lai từ trung bình đến khá, trong đó tổ hợp E15S/R29, E15S/R92, E15S/R16, E17S-1/R16, E17S-2/R2, E17S/R14 có chất lượng cơm khá.

3./. Thông qua đánh giá đặc điểm nông sinh học, mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất và chất lượng đã chọn được 03 tổ hợp lai có triển vọng là E17S-1/R2, E15S/R29 và E13S/R2 để sản xuất thử hạt lai F1 trong vụ Mùa.

4./. Trong vụ Mùa, thời gian sinh trưởng của các dòng bố mẹ biến động từ 85 đến 109 ngày, số lá trên thân chính biến động từ 12,6-14,5 lá, chiều cao cây biến động từ 80,9-110,5cm, chiều dài bông biến động từ 21,5-28,6cm; các dòng mẹ trỗ nghẹn, chiều dài cổ bông biến động từ -4,4-7,9cm. Tỉ lệ hạt phấn hữu dục của các dòng bố cao biến động từ 95,8-97,5% đảm bảo đủ lượng phấn cung cấp cho các dòng mẹ. Các dòng mẹ bất dục hoàn toàn, tỉ lệ vươn vòi nhụy ra ngoài vỏ trấu cao, biến động từ 68,3-74,8%. Năng suất thực thu của ruộng sản xuất thử các tổ hợp lai biến động 14,4-21,2 tạ/ha.

5./. Để bố mẹ nở hoa trùng khớp (dòng mẹ trỗ trước dòng bố 2-3 ngày). Đối với tổ hợp lai E15S/R29 nên gieo dòng mẹ E15S sau dòng bố 1 là 4-5 ngày. Đối với tổ hợp lai E17S-1/R2 gieo dòng mẹ E17S-1 sau dòng bố 1 là 9- 10 ngày. Đối với tổ hợp lai E13S/R2 nên gieo dòng mẹ E13S sau khi gieo bố 1 được 12-13 ngày. Các dòng bố 2 gieo sau dòng bố 1 khoảng 4-5 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94

2 Đề nghị

1./. Tiếp tục làm thí nghiệm so sánh các tổ hợp lai này ở vụ tiếp theo để đánh giá mức độ ổn định và phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nhưđộ bền gel, hàm lượng protein...để chọn ra các tổ hợp lai có chất lượng cao.

2./. Tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ, bố trí thời vụ gieo trồng sao cho các dòng bố mẹ trỗ bông nở hoa trùng khớp, đồng thời thực hiện các thí nghiệm về tỉ lệ hàng bố mẹ, liều lượng GA3…để hoàn thiện qui trình sản xuất hạt lai F1 cho các tổ hợp có triển vọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa(Procedure to conduct tests for Value of Cultivation and Use of Rice Varieties; QCVN 01 – 55: 2011/ BNNPTNT).

2. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2003), Tương tác giữa kiểu gen và môi trường”, Giáo trình di truyền số lượng, Đại học Nông lâm Thành phố HCM.

3. Cục trồng trọt, Hội nghị tổng kết phát triển lúa lai giai đoạn 2001-2012, định hướng giai đoạn 2013-2020 và sơ kết thực hiện thí điểm xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” ở các tỉnh phía Bắc, Nam Định 19/8/2012

4. Nguyễn Văn Cương (2011), Nghiên cứu các dòng lúa bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ (TGMS) dòng cho phấn và khả năng kết hợp của chúng thông qua các tổ hợp lai F1,Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, k ỳ 2 tháng 5, tr. 3-12.

5. Nguyễn Văn Cương, Dương Văn Thắng (2011), "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt lai F1và thâm canh lúa lai thương phẩm Việt lai 50”,Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Kỳ 2 tháng 6, tr.10-16.

6. Phạm Văn Cường, Chu Trọng Kế (2006),"Ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến ưu thế lai về các đặc tính quang hợp của lúa lai F1 (Oryza sativa.L) ở các vụ trồng khác nhau”, Tạp chí KHKTNN, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, số (4+5); tr.9-16.

7. Phạm Văn Cường, Nguyễn Thị Kim Liên và Tăng Thị Hạnh (2007), “ Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến ưu thế lai về hiệu suất sử dụng đạm của lúa lai F1”, Tạp chí KHKTNN, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Số 3,tr. 7-12.

8. Phạm Tiến Dũng (2008), Thiết kế thí nghiệm và xử lý kết quả bằng phần mềm thống kê IRRISTAT.

9. Nguyễn Văn Giang, Tống Văn Hải, Phan Hữu Tôn, Nguyễn Chí Thành (2011),“ Ứng dụng chỉ thị phân tử ADN trong chọn tạo giống lúa lai hai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 96 dòng kháng bệnh bạc lá ” Tạp chí KH và PT, Đại học NN Hà Nội, Tập 9, số 2, tr.191 –197.

10.Nguyễn Như Hải (2008) "Nghiên cứu chọn tạo và khai thác một số vật liệu bố mẹ trong chọn giống lúa lai hai dòng”, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr:68, 94-109.

11.Nguyễn Văn Hoan (2003), Kết quả chọn tọa giống lúa lai cực ngắn ngày VL20, Báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học Ban trồng trọt và bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội

12.Nguyễn Văn Hoan, Vũ Hồng Quảng và CS (2007), Hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai hai dòng góp phần phát triển thương hiệu lúa lai Việt Nam, Báo cáo tổng kết nhiện vụ ươm tạo công nghệ - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

13.Nguyễn Văn Hoan (2006) –Cẩm nang cây lúa – Nhà xuất bản lao động – Hà Nội.

14.Nguyễn Văn Hoan (2000), Lúa lai và kĩ thuật thâm canh, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

15.Nguyễn Trí Hoàn, Nguyễn Thị Gấm (2003), "Nghiên cứu chọn tạo lúa lai dòng TGMS7 và TGMS11", Tạp chí Nông nghiệp & PTNT (3) tr. 255- 256.

16.Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan,Sản xuất giống và công nghệ hạt giống, Hà Nội, 2007.

17.Phạm Văn Ngọc (2013), Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi Đông Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

18.Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Trâm, Bùi Bá Bổng (2006), Đánh giá tiềm năng ưu thế lai và phân tích di truyền của tính bất dục đực cảm ứng quang chu kỳ ngắn ở dòng P5S, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn 8/2006.

19.Trần Văn Quang (2008),"Chọn tạo và sử dụng các dòng bất dục đực gen nhân mẫm cảm với môi trường trong tạo giống lúa lai hai dòng ở Việt nam”, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr.94- 95, 137, 155.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 97

20.Phạm Đồng Quảng (2005),"Tình hình sử dụng giống lúa lai và kết quả khảo kiểm nghiệm giống lúa lai ở Việt Nam giai đoạn 1997-2005”, Báo

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ ở ruộng sản xuất hạt lai f1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới (Trang 100)