a. Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây hàng tuần, số liệu được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lúa lai hai dòng mới trong điều kiện vụ Xuân 2014 Đơn vị tính: cm Tổ hợp Sau cấy…ngày 7 14 21 28 35 42 49 56 63 E15S/R29 26,3 29,6 38,4 52,0 71,7 86,2 97,7 102,8 - E13S/R29 26,3 29,4 37,6 51,1 69,5 84,0 95,1 104,2 - E17S-1/R29 25,9 30,8 39,4 53,1 73,1 85,9 95,7 100,9 - E15S/R92 25,2 27,6 36,7 48,9 69,1 83,7 94,5 100,4 - E15S/R94 24,7 27,4 34,2 46,6 65,9 79,4 87,5 92,43 - E13S/R94 24,3 26,4 33,7 44,8 61,5 76,3 86,5 93,2 - E17S-1/R94 25,1 28,7 37,5 48,4 67,1 80,0 88,4 93,0 - E15S/R16 30,9 35,2 43,7 56,4 76,5 88,7 96,8 106,7 - E17S-1/R16 29,1 32,9 41,5 55,8 76,0 87,3 96,0 101,9 - E15S/R14 24,6 28,4 36,2 49,9 66,8 80,5 88,8 97,3 - E17S/R14 26,9 31,9 41,5 53,2 72,8 84,4 93,8 98,4 - E17S-1/R2 25,6 29,4 38,7 51,2 69,3 81,2 90,0 96,6 100,3 E13S/R2 27,8 32,2 42,7 52,9 71,2 85,8 94,1 100,8 103,4 E17S-2/R2 24,3 28,6 38,6 52,5 70,4 83,4 92,0 99,1 101,9 TH3-3(Đ/C) 26,9 31,6 40,5 55,0 70,1 89,3 94,8 100,8 -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy chiều cao của các tổ hợp lai tăng dần qua các tuần theo dõi. Trước khi cấy, chiều cao của các tổ hợp lai dao động trong khoảng 21,4-28cm. Hai tuần đầu sau cấy chiều cao cây tăng chậm do điều kiện nhiệt độ thấp trời rét chỉ tăng trung bình 2,9cm lên mức 24,3-30,9cm. Trong đó, tổ hợp lai E15/R16 có chiều cao cây cao nhất 30,9cm, cao hơn đối chứng TH3-3 là 4cm. Tuần thứ 3 sau cấy nhiều tổ hợp lai có chiều cao cây tăng nhanh từ 8,5-10,2cm, tuy nhiên có vài tổ hợp tăng chậm E13S/R94, E15S/R14. Hầu hết các tổ hợp tăng chậm hơn đối chứng ngoại trừ E13S/R2, E17S/R14, E17S-1/R16. Đến 28 ngày sau cấy điều kiện thời tiết ấm lên các tổ hợp lai có chiều cao tăng nhanh từ 11,1-20,2 cm, tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn này là tổ hợp E17S-1/R16 tăng tới 20,2cm, trong đó đối chứng tăng 14,5cm. Từ 35 ngày sau cấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai tiếp tục tăng nhanh từ 19-20cm. Tuy nhiên từ giai đoạn 42 ngày sau cấy các tổ hợp có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chậm lại lúa bước vào giai đoạn làm đốt, làm đòng. Chiều cao cây dần đi vào ổn định để đạt chiều cao cây cuối cùng.
Nhìn chung, các tổ hợp lai có chiều cao cây trước trỗ đều >90 cm, điển hình có một số tổ hợp lai có chiều cao >100cm như E13S/R2, E17S-1/R2, E17S-2/R2, E15S/R16, E15S/R92, E15S/R29, E13S/R29, E17S-1/R29 và đối chứng TH3-3.
Chiều cao cây lúa là một trong những yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ của cây: cây quá cao sẽ chống đổ kém và ngược lại, cây thấp hơn khả năng chống đổ cao hơn. Tuy nhiên trong vụ xuân này thì tính chống đổ của cây lúa không được chú trọng.
Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai, chúng tôi chọn một số tổ hợp lai để vẽ hìnhbiểu diễn động thái tăng chiều cao cây trong vụ xuân 2014.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
b. Động thái tăng trưởng số lá
Bộ lá đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và cây lúa nói riêng. Là bộ phận quang hợp cung cấp thức ăn cho cây, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành các chất hữu cơ tích lũy ở các cơ quan kinh tế của cây, tạo ra năng suất kinh tế. Với cây lúa, bộ lá rất quan trọng, là yếu tố quyết định tới quá trình hình thành năng suất.
Động thái ra lá được theo dõi bằng cách đánh dấu sơn để xác định tốc độ ra lá. Tốc độ lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và theo điều kiện ngoại cảnh.
Trên một nhánh lúa các lá lúa ra kế tiếp nhau và được sắp xếp sole, số lá trên thân chính là đặc điểm di truyền của mỗi giống và tổng số lá trên thân chính có liên quan đến thời gian sinh trưởng và diện tích lá của quần thể. Lá ở thời kỳ nào thường quyết định sinh trưởng của cây ở thời kỳđó. Ở thời kỳđẻ nhánh số lá tương đối nhiều cây sinh trưởng và hoạt động mạnh, ba lá cuối cùng liên quan trực tiếp tới thời kỳ làm đòng và hình thành hạt. Đặc biệt sự sinh trưởng và phát triển của lá đòng có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của lúa.
Kết quả theo dõi động thái ra lá của các tổ hợp lai được trình bày ở bảng 3.4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp lúa lai hai dòng mới trong điều kiện vụ Xuân 2014 Tổ hợp Sau cấy…ngày 7 14 21 28 35 42 49 56 63 E15S/R29 5,3 6,2 7,4 9,1 10,2 11,1 12,0 12,5 - E13S/R29 5,5 6,6 7,7 9,4 10,5 11,5 12,4 13,2 - E17S-1/R29 5,5 6,6 7,5 9,3 10,3 11,2 12,1 12,9 - E15S/R92 5,1 6,1 7,2 9,0 10,3 11,3 12,3 13,1 - E15S/R94 5,1 6,1 7,2 9,1 10,3 11,3 12,2 13,1 - E13S/R94 5,1 6,1 7,4 9,4 10,7 11,9 12,6 13,5 - E17S-1/R94 5,3 6,7 7,8 9,7 11,0 12,0 12,9 13,7 - E15S/R16 6,0 7,0 7,8 9,6 10,6 11,6 12,4 12,8 - E17S-1/R16 5,8 7,0 7,9 9,8 10,8 11,7 12,6 13,0 - E15S/R14 5,6 6,7 7,8 9,5 10,8 11,8 12,7 13,4 - E17S/R14 6,5 7,4 8,6 10,1 11,2 12,3 13,2 13,9 - E17S-1/R2 6,1 7,1 8,2 10,0 11,4 12,4 13,3 14,3 14,8 E13S/R2 6,1 7,1 8,3 9,9 11,1 12,1 13,1 14,0 14,6 E17S-2/R2 6,1 7,2 8,3 10,1 11,3 12,4 13,4 13,9 15,1 TH3-3(Đ/C) 6,0 6,9 8,0 9,6 10,7 11,4 12,3 13,0 -
Qua bảng số liệu vềđộng thái ra lá của các tổ hợp lai trên chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: trước khi cấy số lá của các tổ hợp lai dao động từ 4,5- 5,8 lá. Sau khi cấy 1 tuần, số lá của các tổ hợp lai dao động 5,1-6,5 lá (tăng 0,7 lá) do gặp điều kiện nhiệt độ thấp nên lúa hồi xanh chậm. Từ 21 -28 ngày sau cấy, tốc độ ra lá của các tổ hợp tương đối ổn định và đồng đều . Các tổ hợp đều tăng từ 1,5-2,0 lá/tuần (21 ngày sau cấy), tốc độ tăng cao nhất là tổ hợp E17S- 1/R16, E17S-1/R94, E13S/R94. Các tổ hợp đều có tốc độ tăng số lá bằng hoặc là lớn hơn đối chứng TH3-3 (TH3-3 tăng 1,6 lá/tuần, tổ hợp E13S/R94 tăng 2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 lá/tuần). Từ 28 ngày sau cấy, tốc độ ra lá của các tổ hợp lai vẫn tăng nhưng có xu hướng tăng chậm lại, tốc độ tăng số lá chỉ còn 1,0-1,3 lá/tuần. Từ 35- 49 ngày sau cấy, tốc độ ra lá giảm còn 0,9 lá/tuần. Sang tuần thứ 63 ngày sau cấy hầu như các tổ hợp đều không tăng số lá, chỉ có 3 tổ hợp E13S/R2, E17S-1/R2 tăng nhưng chỉ có 0,4 lá/tuần, tổ hợp E17S-2/R2 tăng 1,2 lá.
Từ bảng 3.4 theo dõi động thái ra lá của các tổ hợp chúng tôi tiến hành chọn ra một số tổ hợp đại diện để vẽ hìnhbiểu diễn động thái ra lá của các tổ hợp lai trong vụ xuân 2014
c. Động thái tăng trưởng số nhánh
Đẻ nhánh là một đặc điểm sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽđến quá trình hình thành số bông và năng suất sau này. Khả năng đẻ nhánh và thời điểm đẻ nhánh là một đặc tính quan trọng quyết định số bông/khóm và năng suất của từng giống. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng là giống, phân bón, đất đai, các yếu tố khí hậu và chếđộ thâm canh… Kết quả nghiên cứu cho thấy, những giống đẻ nhánh sớm, tập trung sẽ cho tỉ lệ bông hữu hiệu cao. Ngược lại những giống lúa đẻ nhánh muộn, thời gian đẻ nhánh dài dẫn đến tỉ lệ bông hữu hiệu sẽ thấp hơn. Do đó, đẻ nhánh sớm, tập trung, tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao là những đặc tính tốt mà nhà chọn giống cần lưu ý.
Qua theo dõi động thái đẻ nhánh qua các tuần của các tổ hợp lai, kết quảđược trình bày ở bảng 3.5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng số nhánh của các tổ hợp lai hai dòng mới trong điều kiện vụ Xuân 2014 Tổ hợp Sau cấy…ngày 7 14 21 28 35 42 49 56 63 E15S/R29 1,0 1,0 1,5 3,5 4,7 4,9 4,9 4,4 - E13S/R29 1,0 1,0 1,5 3,6 5,1 5,4 5,4 5,0 - E17S-1/R29 1,0 1,0 1,7 3,4 5,2 5,4 5,4 5,4 - E15S/R92 1,0 1,0 1,4 3,1 4,7 5,2 5,3 5,3 - E15S/R94 1,0 1,0 1,8 3,7 5,8 6,2 6,4 6,3 - E13S/R94 1,0 1,0 1,6 3,7 6,4 7,3 7,3 7,2 - E17S-1/R94 1,0 1,0 2,0 3,8 6,2 6,8 6,9 6,9 - E15S/R16 1,3 1,6 2,7 4,6 6,6 6,9 6,8 7,2 - E17S-1/R16 1,0 1,0 2,2 3,9 6,0 6,6 6,9 6,8 - E15S/R14 1,0 1,0 1,8 3,5 5,5 5,7 5,7 5,3 - E17S/R14 1,1 1,2 2,7 4,2 6,4 6,9 7,0 6,9 - E17S-1/R2 1,0 1,1 2,5 4,3 7,2 7,7 7,9 7,2 7,1 E13S/R2 1,2 1,2 2,5 4,3 7,5 8,3 8,3 7,5 7,4 E17S-2/R2 1,0 1,1 2,4 4,2 6,4 6,9 6,9 6,9 6,3 TH3-3(Đ/C) 1,0 1,0 1,8 3,8 6,1 6,3 6,4 6,1 -
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhiệt độ thấp nên các tổ hợp hồi xanh và đẻ nhánh khá chậm. Sau cấy 2 tuần nhưng chỉ có một số tổ hợp đẻ nhánh E15S/R16, E17S-1/R2, E17S-2/R2, E13S/R2, E17S/R14 nhưng với tốc độ chậm 0,1-0,2 nhánh/tuần, chỉ có E15S/R16 tốc độ cao nhất là 0,6 nhánh/tuần, trong đó TH3-3 chưa đẻ nhánh. Sang tuần thứ 3(21 ngày) sau cấy hầu hết tất cả các tổ hợp đã đẻ nhánh nhưng không đồng đều 0,4-1,5 nhánh/tuần. Nhiều tổ hợp đẻ nhánh bằng hoặc cao hơn đối chứng TH3-3, cao nhất là E17S/R14 ra 1,5 nhánh/tuần nhưng đối chứng chỉ 0,8 nhánh/tuần. Có một số tổ hợp E15S/R29, E13S/R29, E15S/R92 tốc độđẻ nhánh chậm 0,4-0,5 nhánh/tuần. Từ 21-28 ngày sau cấy, tốc độ đẻ nhánh của các tổ hợp lai tăng mạnh, trung bình các tổ hợp lai tăng 1,8-2,1 nhánh/tuần, tăng khá đồng đều giữa các tổ hợp. Từ 35- 49 ngày sau cấy tốc độ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 đẻ nhánh của các tổ hợp chậm và nhiều tổ hợp không còn đẻ nhánh và dần ổn định ở tuần 6 đến tuần 7, nhiều tổ hợp có số nhánh cao hơn đối chứng, điển hình đối chứng TH3-3 chỉ có 6,4 nhánh còn tổ hợp lai E13S/R2 là 8,3 nhánh, E17S-1/R2 là 7,9 nhánh, E13S/R94 là 7,3 nhánh.
Tuy nhiên từ 49 ngày sau cấy, số nhánh của hầu hết các tổ hợp lai có xu hướng giảm, trừ một số tổ hợp vẫn tăng hoặc không thay đổi E15S/R16, E17S-1/R94, E17S-2/R2, E17S-1/R29, E15S/R92. Nguyên nhân số nhánh giảm là do hầu hết các tổ hợp ở giai đoạn này bị sâu đục thân và một số tổ hợp có nhánh vô hiệu không nhận đủđược ánh sáng và không nhận đủ dinh dưỡng sẽ tự lụi dần và chết.
Từ bảng 3.5 chúng tôi tiến hành chọn ra một số tổ hợp đại diện để vẽ hìnhbiểu diễn động thái đẻ nhánh của một số tổ hợp lai trong vụ Xuân 2014