có triển vọng.
a. Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Randomizid Complete Block) với 15 công thức và 3 lần nhắc lại.
SƠĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Lần I 5 6 8 13 14 4 10 15 12 7 3 9 11 2 1 Lần II 13 2 12 5 4 7 9 6 14 3 15 10 8 1 11 Lần III 2 4 13 11 9 15 12 7 10 5 8 3 1 6 14 Dải bảo vệ - Thời vụ: Xuân 2014. - Mật độ cấy 40 khóm/m2, diện tích ô là 10m2, cấy 1 dảnh/ khóm. - Kỹ thuật canh tác: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa(QCVN 01 – 55: 2011/ BNNPTNT).
b. Chỉ tiêu theo dõi
* Giai đoạn mạ: Theo dõi các đặc điểm hình thái, nông sinh học của cây mạ. + Tuổi mạ: Thời gian từ gieo đến khi nhổđem cấy (ngày).
+ Chiều cao cây mạ: Đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất (cm).
+ Số lá mạ: Số lá mạ từ gieo đến khi nhổđem cấy, theo dõi 7 ngày một lần. + Số nhánh đẻ. Đếm tổng số dảnh ở giai đoạn nhổđem cấy.
+ Theo dõi màu sắc lá mạ: Theo dõi theo thang điểm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 1: Xanh nhạt.
2: Xanh. 3: Xanh đậm.
+ Theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh trên ruộng mạ, ghi tên sâu hoặc bệnh, cho điểm đểđánh giá mức độ gây hại
* Giai đoạn lúa
- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng: + Thời gian từ gieo đến cấy.
+ Thời gian từ cấy đến trỗ. + Thời gian trỗ.
+ Thời gian sinh trưởng. - Đặc điểm nông sinh học:
+ Số lá trên thân chính. + Chiều cao cây.
+ Số nhánh tối đa. + Số nhánh hữu hiệu. + Chiều dài bông. + Chiều dài cổ bông.
+ Chiều dài lá đòng.
- Mức độ nhiễm sâu bệnh: Đánh giá theo thang điểm của IRRI. + Loại sâu bệnh. + Thời kỳ nhiễm. + Mức độ nhiễm. + Phòng trừ và kết quả phòng trừ. - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: + Số bông / khóm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 + Số hạt / bông. + Số hạt chắc / bông. + Khối lượng 1000 hạt. + Năng suất lý thuyết. + Năng suất thực thu. - Một số chỉ tiêu chất lượng + Tỷ lệ gạo xay + Tỷ lệ gạo xát + Tỷ lệ gạo nguyên
+ Chiều dài hạt gạo: Theo dõi chiều dài trung bình bằng cách tự bóc mày lên mỏ hạt (mm).
+ Chiều rộng hạt gạo: Theo dõi chiều rộng bằng chỗ rộng nhất giữa hai nửa vỏ trấu (mm). + Tỷ lệ bạc bụng: Lấy mẫu điển hình của gạo xát để đánh giá độ bạc bụng theo thang điểm: 0: Không. 1: Ít (dưới 10%). 5: Trung bình (11 – 20%). 9: Nhiều (hơn 20%).
+ Mùi thơm lá: tiến hành đánh giá khi lúa ra lá đòng, cắt lá thứ 2 tính từ lá đòng trở xuống của các mẫu theo dõi cho vào 5 ml dung dịch KOH 1,7% đậy kín để lần 1 trong 15 phút thì ngửi và cho điểm, đậy lại 10 phút sau ngửi và cho điểm lần 2. Lấy kết quả trung bình giữa 2 lần.
+ Mùi thơm trên nội nhũ: tiến hành lấy 50 hạt gạo cho vào ống nghiệm, sau đó cho vào mỗi ống 5ml KOH 1,7% đậy kín để lần 1 trong 20 phút thì ngửi cho điểm, đậy lại 15 phút sau ngửi và cho điểm lần 2. Kết quả lấy trung bình giữa 2 lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38