Chọn tạo giống lúa ưu thế lai bằng kỹ thuật cao

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ ở ruộng sản xuất hạt lai f1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới (Trang 41)

a. Tạo giống lúa lai nhờ chỉ thị phân tử.

Chọn tạo giống lúa lai nhờ sự trợ giúp của marker phân tử (MAS) đã được ứng dụng thành công ở Trung Quốc (Yumbi, 2003; Cheng, 2007). Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai quốc gia Trung Quốc (CNHRRDC) phát triển một dòng bố ưu tú Yuan-Hui 611 nhờ sử dụng marker (SSR) lựa chọn alen quy định tính trạng năng suất cao từ lúa hoang dã (O.rufipogon) ở locus yld1.1 và yld2.1. Các tổ hợp có dòng bố này biểu hiện năng suất cao hơn 20% so với giống đối chứng (Deng, 2004).

Một ví dụ khác là sử dụng MAS chuyển gen kháng bạc lá Xa21 vào dòng phục hồi MH63 (Xa21). Ngoài ra các nhà khoa học Trung Quốc còn sử dụng MAS để chuyển gen từ cây lúa hoang dại vào các giống lúa lai, như: gen kháng sâu bệnh, gen bất dục đực tế bào chất mới và locus tăng năng suất (Xiao, 1995). Kỹ thuật MAS đã trở thành một phương pháp tạo giống có triển vọng để rút ngắn quá trình chọn tạo giống và để tăng hiệu quả việc chuyển gen những tính trạng tốt cho cây lúa (Xiao, 1996).

Với công nghệ gen chi phí thấp, không lâu các nhà khoa học chọn giống lúa lai Trung Quốc sử dụng thường xuyên công nghệ MAS để cải thiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 các dòng bố mẹ và giống lúa lai chống chịu với điều kiện sinh thái bất lợi, chất lượng gạo và những tính trạng khác (Zhou, 2008).

Dự án lập bản đồ gen của các giống lai siêu cao sản (SRGP) đã bước vào giai đoạn pha 2. Viện Genom Bắc Kinh đã lập bản đồ genom dòng Peiai 64S và sau đó lập bản đồ gennom dòng bố 9311. Dự án này sẽ giúp hiểu biết thêm ưu thế lai ở cấp độ gen và ứng dụng di truyền phân tửđể chọn tạo giống lúa lai (Yu, 2003) .

Nguyễn Văn Giang (2011) đã ứng dụng chỉ thị phân tử DNA để xác định và sàng lọc gen tms trong các dòng TGMS và trong quần thể phân ly F2, gen Xa trong các cá thể mang gen tsm. Kết quả thu được dòng 103S, Peiai 64S và 25S chứa gen tms2. Từ các quần thể phân ly chọn được các cá thể chứa đồng thời 2 gen dạng đồng hợp tửtms2tms2Xa.

* Ứng dụng công nghệ sinh học.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu và thử nghiệm chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ và gen Bt vào giống lúa lai. Năm 1999, Chính phủ Trung Quốc đầu tiên công bố thành công chuyển được một số gen vào cây lúa, như gen: Kháng sâu Bt, gen GNA, gen kháng bệnh bạc lá và gen Waxy quy định tính trạng hàm lượng amylose thấp (Yuan, 2002). Các nhà khoa học chọn giống lúa lai đã chuyển các gen Bt, gen quang hợp C4 vào dòng phục hồi. Các dòng bố mẹ lúa lai được chuyển các gen trên, các dòng bố mẹ lại chuyển các gen đó cho con lai. Trong tương lai các nhà khoa học Trung Quốc còn chuyển các gen chịu hạn, gen sử dụng hiệu quả đạm và các gen chống chịu sâu bệnh vào lúa lai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn và đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ ở ruộng sản xuất hạt lai f1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới (Trang 41)