Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ XDCB của Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước tại Tỉnh Quảng Bình (full) (Trang 35)

6. Tổng quan tài liệu

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ XDCB của Thành phố Đà Nẵng

Nẵng

Đà Nẵng là địa phƣơng đƣợc các phƣơng tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc

trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý Nhà nƣớc ở lĩnh vực đầu tƣ XDCB. Qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội so với triển khai của Quảng Bình, cụ thể:

- Trên cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tƣ và xây dựng của TW ban hành, UBND Thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các quy trình quản lý theo thẩm quyền đƣợc phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của Đà Nẵng là UBND Thành phố đã hƣớng dẫn chi tiết về trình tự các bƣớc triển khai đầu tƣ xây dựng từ xin chủ trƣơng và chọn địa điểm đầu tƣ; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tƣ; thanh toán chi phí lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự toán; thiết kế tổng dự toán, bố trí và đăng ký vốn đầu tƣ, đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định đấu thầu; tổ chức thi công, quản lý chất lƣợng trong thi công; cấp phát vốn đầu tƣ; nghiệm thu công trình đƣa vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bƣớc theo trình tự bên là thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn và xây dựng. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công việc của Nhà nƣớc đã tạo bƣớc đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nƣớc.

- Đền bù giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tƣ và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của TW cũng nhƣ của các địa phƣơng chậm tiến độ gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nƣớc đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phƣơng này xuất phát từ các yếu tố:

Thứ nhất: UBND Thành phố đã ban hành đƣợc bản quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Quy định nếu rõ cụ thể, chi tiết về đối

tƣợng, phạm vi, nguyên tắc, phƣơng pháp phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với thu hồi đất để chính trang đô thị đƣợc đền bù theo nguyên tắc “ Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, định chế này đƣợc HĐND Thành phố ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này đƣợc dựa trên logic: Khi Nhà nƣớc thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện môi trƣờng sống của khu vực này thì ngƣời đƣợc hƣởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tƣ của Nhà nƣớc phải hy sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình tƣơng ứng.

Thứ hai: Ngoài định chế đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQ các cấp gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kết hợp với chính sách khen thƣởng đối với các đối tƣợng thực hiện giải phóng vƣợt tiến độ và cƣỡng chế kịp thời các đối tƣợng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã đƣợc đáp ứng. Thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chƣơng trình triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn đầu tƣ XDCB của NSNN nói chung.

Thứ ba: Trong công tác cải cách hành chính cũng nhƣ trong đền bù giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trƣờng hợp xung yếu. Thực tế vai trò trách nhiệm của cá nhân chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng thể hiện qua xử lý công việc còn vƣớng mắc với dân bằng giải pháp- cá nhân Chủ tịch đối thoại trực tiếp với dân theo từng nội dung công việc còn vƣớng mắc, đồng thời giải quyết trực tiếp cho các đối tƣợng trên cơ sở quy định của pháp luật. Hình ảnh cá nhân Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng giải quyết công việc trực tuyến với công dân đƣợc phát sóng qua Đài truyền hình Việt Nam và trực tuyến trên internet đã chứng minh điều đó. Xử lý công việc trực tiếp với công dân của cá nhân Chủ tịch đối với các

vấn đề còn vƣớng mắc, một mặt nó tác động tới niềm tin của dân đối với sƣ quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, mặt khác nó gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng trau dồi chất lƣợng nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc.

Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế quản lý liên quan đến VĐT XDCB của Nhà nƣớc ở Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gƣơng mẫu, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần đƣợc đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của cả nƣớc.

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tƣ XDCB tỉnh Thanh Hóa

Đến nay, Thanh Hoá đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép thành lập 4 KCN. Trong đó, các KCN Bỉm Sơn, Nghi Sơn đã lập quy hoạch chi tiết và đang xây dựng dự án đầu tƣ. Riêng KCN Lễ Môn, KCN Đình Hƣơng đã đƣợc phê duyệt dự án ĐTXD kết cấu hạ tầng từ NSNN và đƣợc đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ, đã đi vào hoạt động, thu hút hàng trăm dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu ngân sách, tăng trƣởng kinh tế và giải quyết việc làm. Có thể rút ra các bài học sau:

Một là, địa điểm quy hoạch thoả mãn yêu cầu sử dụng đất cho phát triển công nghiệp một cách bền vững; phù hợp với quy hoạch chung và khai thác đƣợc các hạ tầng ngoài hàng rào phục vụ KCN: điện, nƣớc, giao thông; quy hoạch KCN gắn với quy hoạch tái định cƣ, quy hoạch dân cƣ KCN; đảm bảo tạo điều kiện quy hoạch vừa thực hiện nhiệm vụ đô thị hoá nông thôn vừa phục vụ tốt nhất cho KCN.

Hai là, để đảm bảo cho ĐTPT bền vững, việc lựa chọn hình thức đầu tƣ vào các KCN là cách làm thông minh, giúp nhà nƣớc vừa thu hút đƣợc đầu tƣ cho sự phát triển, vừa quản lý đƣợc môi trƣờng, vừa quản lý đƣợc các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, để các KCN hội tụ các điều kiện thuận lợi cho sự ra đời ở những khu vực khó khăn, Nhà nƣớc cần phải có sự hỗ trợ, đặc biệt là vốn

NSNN, đất đai, cơ chế...

Ba là, quy hoạch khu tái định cƣ và giải quyết chỗ ở cho ngƣời bị thu hồi đất tốt nhất là gần với KCN, tạo điều kiện cho họ đƣợc ổn định chỗ ở, đƣợc chuyển đổi nghề và con em họ sẽ trở thành lao động trong KCN, đƣợc làm dịch vụ nhà ở, phục vụ đời sống cho ngƣời lao động trong KCN.

Bốn là, thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại Ban quản lý các KCN. Mọi vấn đề liên quan đến các ngành, Ban quản lý các KCN có trách nhiệm phối hợp giải quyết trên cơ sở Quy chế phối hợp đƣợc xây dựng giữa Ban quản lý các KCN với các ngành nhằm tránh bớt phiền hà cho nhà đầu tƣ.

Năm là, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Các dự án đầu tƣ vào Việt Nam, ngoài vấn đề về môi trƣờng đầu tƣ ổn định và thị trƣờng rộng lớn, nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò quan trọng. Do đó, cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ một cách có hệ thống và quy mô nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu tiếp nhận và chuyển giao công tác quản lý mới, vận hành công nghệ sản xuất tiên tiến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước tại Tỉnh Quảng Bình (full) (Trang 35)