30
Bảng 4.3 Năng suất lao động của CTCP VLXD Motilen Cần Thơ từ năm 2010 – 6T/2013
31
Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy, năng suất lao động của công ty có sự biến động qua từng năm. Năm 2010 đạt 597.131 nghìn đồng / người, năm 2011 đạt 894.799 nghìn đồng / người, năm 2011 là năm công ty hoạt động rất tốt, điều đó được thể hiện qua các con số về năng suất lao động trong năm này cao nhất trong 3,5 năm mà ta nghiên cứu. Từ năm 2010 công ty đã bước vào sản xuất ổn định kể từ khi bắt đầu cổ phần hóa (từ năm 2007 – 2011) đã sắp hoàn thành và đều đó thể hiện qua sự tăng trưởng doanh thu của năm 2011 hơn so với năm 2010 kéo theo sự gia tăng về năng suất lao động.
Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 năng suất lao động có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là năm 2012 giảm đến 35,7% so với năm 2011, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là đối với sự đóng băng của thị trường bất động sản kéo sự suy giảm của thị trường vật liệu xây dựng phải sản xuất cầm chừng và có nguy cơ phải ngưng hoạt động vì không thể tìm được đầu ra. Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm đầu tư công, trước đây chính phủ có chính sách hổ trợ dân tái định cư, khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đồng bằng gặp nhiều khó khăn và chương trình khắc phục thiên tai, nên sản phẩm tấm lợp được kích cầu, nay nguồn tài trợ của nhà nước giảm đi nên làm cho thị trường tấm lợp gặp nhiều khó khăn. Chính vì những nguyên nhân trên, cho nên doanh thu của công ty năm 2012 giảm kéo theo sự suy giảm của năng suất lao động, trong khi thị trường tấm lợp không thể tìm được thị trường để tiêu thụ thì sản xuất chỉ tăng lượng hàng tồn kho thôi cho nên năng suất lao động giảm là điều có thể hiểu đươc. Đến 6 tháng đầu năm 2013 năng suất lao động là 311.073 nghìn đồng / người giảm 10,1% so với 6 tháng 2012 bởi vì tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi năm trước, tuy nhiên tình hình 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy tình hình hoạt động khả quan hơn so với năm 2012 do sự hồi sinh của thị trường bất động sản, nhìn vào năng suất lao động 6 tháng đầu năm 2013 ta có thể dự đoán tình hình hoạt động của 6 tháng cuối năm 2013 sẽ có bước tăng trưởng tốt hơn hiện tại.
→ Nhìn chung, năng suất lao động thể hiện được hiệu quả sử dụng lao động của công ty, nó được xác định giữa tỉ số doanh thu với tổng số lao động của công ty sẽ tạo ra được lượng doanh thu là bao nhiêu trên một người chỉ tiêu này càng lớn thì lợi nhuận của công ty càng cao, chứng tỏ việc sử dụng lao động của công ty có hợp lí và hiệu quả hay không. Qua 3,5 năm năng suất lao động có sự tăng giảm bất thường đặc biệt là năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 năng suất lao động giảm mạnh hơn so với 2 năm trước đó là sự suy giảm của nền kinh tế, và sự thay đổi thất của thời tiết đã đem lại không ít khó khăn cho công ty, qua đây cũng cho thấy công tác quản trị của công ty tương đối có hiệu quả vì trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay mà công ty vẫn có thể trụ vững, vượt qua khó khăn và tiếp tục hoạt động.
4.1.6 Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty CP VLXD Motilen
Cần Thơ
32
Bảng 4.4 Cơ cấu nhân sự theo giới tính trong giai đoạn từ năm 2010 – 6T/2013
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh, 2010, 2011, 2012, 6T/2013.
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh, 2010, 2011, 2012, 6T/2013.
Hình 4.1 Cơ cấu nhân sự theo giới tính trong giai đoạn từ năm 2010 – 6T/2013 Dựa vào hình 4.1 ta có thể nhận thấy rõ hơn về cơ cấu lao động theo giới tính thay đổi trong 3,5 năm. Trong năm 2010 tổng số lao động là 134 người, trong đó có 114 lao động là nam giới (chiếm khoảng 85% trong tổng số lao động). Năm 2011, tổng số lao động của công ty là 104 người giảm 30 người so với năm 2010 trong đó số lao động nam là 87 người ( chiếm 83,7%). Nguyên nhân của việc giảm lao động này là do công ty cắt giảm bộ phận bán hàng chỉ thực hiện ở đường 3/2, mặt khác là một số lao động đã chuyển sang làm việc ở nơi khác họ cảm thấy tốt hơn và một số do không chịu nổi áp lực công việc. Sang năm 2012, tổng số lao động của công ty là 103 người giảm 1 người so với năm 2011, trong đó có 86 lao động nam ( chiếm 83,5%). Qua đây ta thấy số lao động trong năm 2012 không dao động nhiều so với năm 2011. Đến những tháng đầu năm 2013 tổng số lao động của công ty lại tiếp tục giảm xuống 6 người còn 97 người, trong đó lao động nam là 83 người (chiếm 85,6%). Thực tế ta thấy trong khoảng 3,5 năm gần đây nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn để có thể duy trì hoạt động vừa hiệu quả vừa có lợi nhuận thì công ty cần có các giải pháp thích hợp để giữ chân người lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các năm tiếp theo.
33
Nhìn chung đánh giá về cơ cấu nhân sự theo giới tính cả 3,5 năm ta thấy rằng tỷ lệ lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nữ. Qua 3,5 năm ta thấy rằng số lao động cả nam và nữ đều có sự dao động rõ rệt đặc biệt là số lao động nam, còn đối với lao động nữ cũng có sự thay đổi nhưng không nhiều mà điều đó cũng đúng thôi vì hoạt động sản xuất chủ yếu trong công ty là công việc trong nhà máy sản xuất tấm lợp, đòi hỏi sức khỏe tốt và thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn độc hại và với cường độ công việc cao, cần có sức mạnh để khuân vác và vận chuyển hàng hóa thường xuyên phải túc trực, theo dõi quá trình sản xuất sản phẩm để có thể kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra. Chính vì thế mà trong công ty số lao động nam luôn cao hơn nữ đó là do tính chất công việc đòi hỏi để tạo sự dễ dàng thuận tiện cho việc tiến hành công việc (phần lớn lao động nữ làm việc trong văn phòng).
4.1.6.2 Về độ tuổi
Bảng 4.5 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi trong giai đoạn từ năm 2010 – 6T/2013
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh, 2010, 2011, 2012, 6T/2013. Độ tuổi Năm 2010 2011 2012 6T/2013 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Từ 20 – 29 tuổi 33 24,63 17 16,35 16 15,53 16 16,5 Từ 30 – 39 tuổi 41 30,60 34 32,7 32 31,07 33 34,02 Từ 40 – 49 tuổi 48 35,82 41 39,42 41 39,81 34 35,05 Trên 50 tuổi 12 8,95 12 11,53 14 13,59 14 14,43 Tổng lao động 134 104 103 97
34
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh,2010, 2011, 2012, 6T/2013.
Hình 4.2 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi trong giai đoạn từ năm 2010 – 6T/2013 Qua hình 4.2 ta thấy rằng độ tuổi lao động qua 3,5 năm có nhiều biến động được thể hiện rõ ở từng năm. Để có thể nhận thấy rõ hơn về nguồn lực của công ty ta sẽ tiến hành phân tích các nhóm lao động theo từng độ tuổi như sau:
- Nhóm lao động trong độ tuổi từ 20 đến 29 tuổi: đây là lực lượng lao động trẻ, chủ yếu tập trung ở phòng kinh doanh và ở bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm chiếm 24,63% trong tổng số lao động của công ty năm 2010, đến năm 2011 thì số lao động này giảm xuống còn 17 người (chiếm 16,35%). Sang năm 2012 và tháng 6/2013 thì số lao động này không có chuyển biến nhiều gồm 16 người (chiếm 15,53% và 16,5% trong tổng lao động). Việc số lao động trong độ tuổi này có sự biến động lớn trong năm 2011 là do số lao động này nghỉ đến 16 người, họ đa phần là công nhân sản xuất ra sản phẩm, là lực lượng lao động trẻ đến từ nông thôn không có nhiều kinh nghiệm, trình độ mà chỉ là lao động chân tay nên mức lương trả cho lao động này thường thấp hơn rất nhiều so với lực lượng lao động có chuyên môn hay kinh nghiệm làm việc và gắn bó lâu năm với công ty. Việc công ty sử dụng lực lượng lao động trẻ không có kinh nghiệm này là để tiết kiệm chi phí trả lương công nhân đối với vị trí công việc giản đơn chủ yếu là sử dụng sức lao động chân tay.
- Nhóm lao động trong độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi: đây là lực lượng lao động có kinh nghiệm làm việc, có nhiệt tình trong công việc, muốn thăng tiến, muốn chứng tỏ mình và họ có các quan hệ rộng rãi có thể giúp công ty trong quá trình sản xuất, đây là nhóm làm việc tương đối có hiệu quả trong công ty. Nhóm lao động này cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong công ty, trải dài khắp các bộ phận. Cụ thể, năm 2010 là 41 người (chiếm 30,60%), năm 2011
35
giảm xuống còn 34 người (chiếm 32,70%), năm 2012 lại giảm xuống còn 32 người (chiếm 31,07%) và 6T/2013 số lao động trong độ tuổi này là 33 người (chiếm 34,02%). Qua đây ta thấy rằng, số lao động trong độ tuổi này qua từng năm có xu hướng giảm đặc biệt là từ năm 2010 đến 2011, trong thời buổi kinh tế thị trường khó khăn hiện nay, công ty không thể cung cấp đủ các điều kiện để đáp ứng nhu cầu thăng tiến của người lao động nên dẫn đến việc một số nhân viên nghĩ việc, thêm nữa trong năm 2011 công ty đã cắt giảm bớt 1 cửa hàng nên có thể thấy số lượng nhân viên trong độ tuổi giảm theo.
- Tiếp theo là nhóm lao động trong độ tuổi từ 40 đến 49 tuổi: đây là những người có kiến thức, có kinh nghiệm trong công việc cũng như cuộc sống và họ là những người gắn bó lâu năm với công ty. Cụ thể nhìn vào hình ta thấy rằng độ tuổi từ 40 đến 49 tuổi trong năm 2010 là 35,82% trong số tổng lao động là 134 người, năm 2011 và 2012 số lao động này biến đổi không nhiều vẫn chiếm khoảng 39,42% và 39,81% trong số tổng lao động. Đến năm 2013, số lao động này chỉ chiếm khoảng 35,05% trong số tổng lao động là 97 người giảm xuống khoảng 4,76% so với năm 2012. Trong đó những người ở độ tuổi này bao gồm có phó tổng giám đốc, các trưởng phòng, phó phòng,… đây là những người lao động trong công ty, những người có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của công ty. Đây là những người có nhiều kinh nghiệm, có nhiều đóng góp quan trọng trong công ty, là những người đảm nhận vai trò hướng dẫn, quan sát, theo dõi những nhân viên làm việc. Tuy nhiên, nhóm lao động này cũng tồn tại những lao động không có trình độ chỉ bán sức lao động nhưng họ là những người có kinh nghiệm trong khâu sản xuất và gắn bó lâu năm với công ty, tuy vậy vấn đề lớn nhất với lao động này là họ sẽ gặp khó khăn nếu công ty thay đổi dây chuyền sản xuất mới.
- Cuối cùng, nhóm lao động trong độ tuổi từ 50 tuổi trở lên, lao động này chiếm tỷ lệ khá thấp trong công ty. Cụ thể là năm 2010 chiếm 8,95% trong tổng số lao động năm 2010 là 134 người, năm 2011 là 11,53% trong số tổng lao động của công ty là 104 người. Đến năm 2012 chiếm 13,59% trong số tổng lao động năm 2012 là 103 người và đến 6 tháng đầu năm 2013 số lao động này chiếm khoảng 14,43% trong số tổng lao động năm 2013 là 97 người. Những lao động này bao gồm Tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng và một số lao động đã gắn bó lâu năm với công ty kể từ khi công ty thành lập và chuyển đổi từ một công ty nhà nước sang một công ty cổ phần đến nay. Đây là những người có vị trí gắn bó với quá trình phát triển của công ty, là những người điều hành và nắm rõ nhất tình hình hoạt động của công ty. Tuy nhiên lực lượng này chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số lao động của công ty.
Như vậy, lao động chủ yếu của công ty thuộc vào loại lao động già. Đây là lực lượng đề xuất ra những chiến lược quan trọng mang đến sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất chung của công ty.
36
4.1.6.3 Về trình độ học vấn
Bảng 4.6 Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn trong giai đoạn từ năm 2010 – 6T/2013
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh, 2010, 2011, 2012, 6T/2013.
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh, 2010, 2011, 2012, 6T/2013.
Hình 4.3 Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn trong giai đoạn từ năm 2010 – 6T/2013
Qua hình 4.3 ta có thể thông qua đó mà có thể phần nào biết được trình độ sản xuất cũng như khả năng quản lý của công ty. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, thì sự hoạt động sản xuất ngày càng được nâng cao và ứng dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất. Sự ứng dụng khoa học công nghệ này càng đòi hỏi người lao động phải nâng cao
Trình độ Năm 2010 2011 2012 6T/2013 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Phổ thông 72 53,73 42 40,38 41 39,81 40 41,24 Sơ cấp 35 26,12 34 32,7 34 33,01 33 34,02 Trung cấp 14 10,45 13 12,5 12 11,65 9 9,28 Cao đẳng 0 0 0 0 2 1,94 2 2,06 Đại học 13 9,7 15 14,42 14 13,59 13 13,4 Tổng lao động 134 104 103 97
37
trình độ và tay nghề. Để có thể hiểu rõ hơn về trình độ của người lao động tại công ty chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu và phân tích qua 5 cấp độ về trình độ như sau:
- Nhìn vào hình ta thấy, phần lớn lao động trong công ty chiếm nhiều nhất là lực lượng lao động phổ thông, đây là lực lượng lao động đảm nhiệm các công việc thiên về tính chất đơn giản, sử dụng sức mạnh tay chân là nhiều. Trình độ của lực lượng lao động này có nhiều biến động qua 3,5 năm, năm 2010 chiếm 53,73% trong số tổng lực lương lao động, năm 2011 chiếm 40,38%, năm 2012 chiếm 39,81%, và đến 6 tháng năm 2013 số lao động này chiếm 41,4%, qua từng năm lực lượng lao động phổ thông có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, vì đây là lực lượng lao động trực tiếp làm trong nhà xưởng cho nên không đòi hỏi phải có trình độ quá cao, chỉ cần có kinh nghiệm và tay nghề để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty.
- Lực lượng lao động tiếp theo cần phân tích đó là lượng lao động sơ cấp đây là lực lượng chiếm phần đông thứ 2 trong công ty, năm 2010 chiếm 26,12%, năm 2011 chiếm 32,70%, năm 2012 chiếm 33,01% và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 34,02% đây là lực lượng lao động đã được đào tạo tay nghề để phục vụ cho khâu sản xuất, được giao cho những khâu đòi hỏi kỹ năng để tránh lỗi trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Bên cạnh đó, hai loại lực lượng lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng. Hai lực lượng lao động này chiếm tỷ trọng tương đối thấp, đặc biệt là cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp nhất trong công ty, năm 2010 và 2011 không có lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, năm 2012 và 6 tháng năm 2013 chỉ