Tự do hoá hoạt động ngoại hối

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 82)

Kiểm soát các dòng vốn chu chuyển ra vào nền kinh tế không những chỉ gồm khung pháp lý và thể chế quản lý các dòng vốn cụ thể trong tài khoản vốn và thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, mà còn bao gồm nội dung quản lý ngoại hối thuộc trách nhiệm của NHNN.

Tới nay, Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 đƣợc coi là văn bản pháp lý cao nhất trong việc quản lý các hoạt động ngoại hối tại Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chúng ta đã chấp thuận điều khoản VIII của IMF (IMF Article VIII) kể từ 18.10.2005, theo đó, chấp nhận tự do hóa đối với giao dịch vãng lai, không áp đặt các hạn chế hay ràng buộc đối với các khoản thanh toán hay chuyển nhƣợng từ các giao dịch quốc tế vãng lai và không phân biệt đối xử liên

74

quan đến các loại đồng tiền khác nhau, ngoại trừ sự cho phép của IMF. Đối với các giao dịch vốn ra vào nền kinh tế của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào và các nhà đầu tƣ trong nƣớc ra nƣớc ngoài đều phải đƣợc thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ của một tổ chức tín dụng đƣợc phép. Tuy nhiên, việc chuyển vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của nhà đầu tƣ trong nƣớc bắt buộc phải đăng ký với NHNN. Bên cạnh đó, mặc dù các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng đƣợc phép vay và trả nợ vay theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật, nhƣng vẫn đƣợc yêu cầu phải thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định và NHNN xác nhận đăng ký khoản vay trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nƣớc ngoài đƣợc phê duyệt hàng năm.

Nhìn chung, Pháp lệnh Ngoại hối đƣợc ban hành năm 2005 trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi lớn, hoạt động kinh tế đối ngoại và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng. i) Đối với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Pháp lệnh Ngoại hối đã tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo mục tiêu quản lý đối với những loại hình dịch vụ tài chính – thƣơng mại mới phát sinh ở Việt Nam sau khi tham gia vào WTO (thanh toán điện tử, dịch vụ tài chính phái sinh…). Về cơ bản đã tự do hoá hoàn toàn việc chuyển đổi ngoại tệ và thanh toán đối với hầu hết các giao dịch vãng lai theo các cam kết quốc tế (điều lệ IMF, WTO); thu hẹp khoảng cách pháp lý trong quy định về quản lý ngoại hối với các nƣớc; ii) Đối với vấn đề đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, Pháp lệnh Ngoại hối đã có nhiều quy định mới phù hợp với điều kiện thực tiễn, các quy định mang tính định hƣớng để tạo cơ sở pháp lý cho một số lĩnh vực quản lý khác (quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ…); đơn giản hoá và giảm thủ tục hành chính cho cá nhân và tổ chức trong một số nội dung quản lý theo hình thức cấp phép…; iii) Về yêu cầu tăng cƣờng hiệu lực pháp lý của các quy định trong quản lý ngoại hối, Pháp lệnh Ngoại hối đã quy định tập trung các nội dung về quản lý ngoại hối vào một đầu mối văn bản chuyên ngành, xoá bỏ tình trạng quy định rải rác và trùng lặp, mâu thuẫn nhƣ

75

trƣớc đây để thuận tiện cho việc vận dụng và triển khai trên thực tế; đồng thời quy định việc phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện tốt công tác quản lý ngoại hối.

Sau nhiều năm triển khai thực hiện, Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nƣớc, vừa đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO, vừa cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn từ bên ngoài góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

a) Về chính sách tự do hóa các giao dịch vãng lai và hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam

Tuân thủ Điều VIII của Điều lệ Quỹ Tiền tệ quốc tế về tự do hóa các giao dịch vãng lai là một trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam đƣợc chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới. Nguyên tắc “tự do hóa các giao dịch vãng lai” đã đƣợc thể chế hóa tại Pháp lệnh Ngoại hối và Nghị định 160/2006/NĐ-CP, theo đó, ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú đƣợc quyền mua ngoại tệ tại các ngân hàng đƣợc phép để đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán, chuyển tiền hợp pháp thuộc giao dịch vãng lai nhƣ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, phục vụ các mục đích hợp pháp khác ở nƣớc ngoài: học tập, chữa bệnh; du lịch, thăm viếng; trả các loại phí, lệ phí; trợ cấp cho thân nhân; chuyển tiền thừa kế cho ngƣời hƣởng thừa kế ở nƣớc ngoài; chuyển tiền trong trƣờng hợp định cƣ ở nƣớc ngoài, chuyển lợi nhuận về nƣớc của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và cho các mục đích chuyển tiền một chiều hợp pháp khác…

Các hoạt động chuyển tiền cá nhân cho các mục đích vãng lai hợp pháp khác đƣợc tự do hóa và tạo điều kiện qua việc phân cấp quản lý tới tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động ngoại hối. Các cá nhân có nhu cầu mua, mang, chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài cho các mục đích vãng lai chủ động liên hệ với các tổ chức tín dụng đƣợc phép để đƣợc phục vụ trên cơ sở xuất trình những chứng từ chứng minh nhu cầu hợp pháp của mình. Tổ chức tín dụng đƣợc phép đƣợc quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các giao dịch.

76

Quyền sở hữu, cất trữ ngoại tệ, mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ tại các TCTD đƣợc phép của ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ trú đƣợc quy định rõ ràng; các giao dịch thu, chi ngoại tệ trên tài khoản của ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ trú đƣợc thực hiện trên cơ sở chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của giao dịch mà không bị hạn chế hành chính về số lƣợng. Quyền tiếp cận ngoại tệ của các chủ thể tham gia giao dịch vãng lai là một nội dung quan trọng. Đó là quyền chủ động liên hệ với các TCTD đƣợc phép để đƣợc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của mình.

Để khẳng định sự nhất quán trong việc từng bƣớc hạn chế đô la hóa, tăng cƣờng tính tự chủ của đồng tiền quốc gia, Pháp lệnh Ngoại hối và Nghị định 160/NĐ-CP đã nhấn mạnh nguyên tắc trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú không đƣợc thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trƣờng hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý. Việc thống nhất quan điểm này trong công tác quản lý ngoại hối đã góp phần nâng cao vị thế của Đồng Việt Nam và hạn chế những tác động tiêu cực đến cung cầu ngoại tệ và chính sách tỷ giá, tiền tệ trong nƣớc.

Ngân hàng Nhà nƣớc đã và đang triển khai các giải pháp để thu hút các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định thị trƣờng, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể sau:

(i) Hoạt động quản lý việc thu đổi ngoại tệ

Theo Quy chế đại lý đổi ngoại tệ ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, hoạt động thu đổi ngoại tệ đƣợc thực hiện qua mạng lƣới thu đổi trực tiếp của hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế làm dịch vụ đại lý đổi ngoại tệ đƣợc các ngân hàng thƣơng mại uỷ nhiệm. Với mục tiêu vừa thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, vừa đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, chính sách quản lý ngoại hối đối với đại lý đổi ngoại tệ đã chuyển hƣớng sang quản lý về chất và đặc biệt chú trọng công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng khác để đảm bảo hoạt động thu đổi ngoại tệ đƣợc thực hiện hiệu quả, đúng pháp luật.

77 (ii) Chính sách thu hút kiều hối

Theo quy định hiện hành, ngƣời nhận kiều hối đƣợc quyền nhận bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam, đƣợc gửi ngoại tệ vào tài khoản tiền gửi cá nhân, gửi tiết kiệm ngoại tệ và sử dụng vào các mục đích theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chính sách phát triển mạng lƣới nhận và chi trả ngoại tệ trên phạm vi toàn quốc đã tạo điều kiện thuận tiện cho việc nhận kiều hối. Nhờ đó, nguồn kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam đã góp phần đáng kể vào cân đối cung cầu ngoại tệ, hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế.

(iii) Chính sách ngoại hối với các nƣớc có chung biên giới với Việt Nam

Pháp lệnh Ngoại hối đã có quy định mang tính nguyên tắc về sử dụng đồng tiền của nƣớc có chung biên giới với Việt Nam, theo đó ngƣời cƣ trú là tổ chức, cá nhân có nguồn thu hợp pháp bằng đồng tiền của nƣớc có chung biên giới với Việt Nam từ các hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động khác đƣợc mở tài khoản bằng đồng tiền đó tại tổ chức tín dụng đƣợc phép.

Bên cạnh đó, do đặc thù của địa bàn, tập quán giao thông, buôn bán của khu vực biên giới, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thanh toán song phƣơng với các nƣớc có chung biên giới là Trung Quốc, Lào và Campuchia nhằm khuyến khích sử dụng đồng tiền của hai nƣớc trong thanh toán các giao dịch biên mậu, thúc đẩy hoạt động thƣơng mại giữa Việt Nam với các nƣớc này và góp phần làm giảm áp lực về cầu ngoại tệ mạnh trong quan hệ thanh toán song phƣơng với các nƣớc có chung biên giới.

b) Chính sách quản lý các giao dịch vốn

Chính sách quản lý các giao dịch vốn đƣợc thực hiện theo nguyên tắc thận trọng, một mặt đảm bảo thu hút đƣợc các dòng vốn vào Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, hạn chế tác động tiêu cực gây ra bởi các dòng vốn.

Trong giai đoạn đầu của hội nhập, đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào Việt Nam (FDI) là dòng vốn đƣợc ƣu tiên thu hút mạnh mẽ thể hiện qua sự thông thoáng của các chính sách quản lý ngoại hối đối với các dòng vốn này. Các dòng vốn FDI vào Việt Nam không bị hạn chế về số lƣợng và đƣợc quản lý thống nhất thông qua hệ

78

thống tài khoản vốn chuyên dùng. Bên cạnh các ƣu đãi về thuế đối với hoạt động FDI, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn đƣợc quyền mua và chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn nhƣ: chuyển lợi nhuận, chuyển vốn ra nƣớc ngoài… Đây là một lựa chọn chính sách phù hợp bởi để đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, Việt Nam cần huy động tối đa các nguồn lực đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Thực tế cho thấy, hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong những năm qua đã đóng góp đáng kể cho tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó, FDI còn đóng vai trò quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại giúp Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế.

Đối với dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FII), do tính chất bất ổn vốn có của nó nên chính sách quản lý ngoại hối cần phải giám sát và quản lý đƣợc các dòng vốn này. Đặc biệt theo tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc nâng lên, yêu cầu giám sát và quản lý các dòng vốn FII là thực sự quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Các quy định pháp luật hiện hành cho phép thực hiện giám sát dòng vốn FII thông qua hệ thống tài khoản mở tại các TCTD đƣợc phép nhằm theo dõi các dòng vốn, luồng chu chuyển vốn.

Công tác quản lý vay, trả nợ nƣớc ngoài là một trong những chính sách quản lý ngoại hối rất quan trọng và đã đƣợc cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật về ngoại hối. Hoạt động vay, trả nợ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện theo nguyên tắc cơ bản là các đối tƣợng đi vay tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ và sử dụng vốn vay đúng mục đích hợp pháp. Tuy nhiên, chính sách quản lý nhà nƣớc đối với vay, trả nợ nƣớc ngoài đã đƣợc định hƣớng theo một chiến lƣợc rõ ràng, nhằm mục tiêu vay nợ bền vững và ổn định kinh tế. Mọi khoản vay nƣớc ngoài trung và dài hạn của ngƣời cƣ trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng đều phải thực hiện việc đăng ký khoản vay và báo cáo định kỳ tình hình rút vốn và trả nợ với Ngân hàng Nhà nƣớc. Mọi hoạt động rút vốn và trả nợ đều phải thực hiện qua một tài khoản vốn chuyên dùng để thống nhất quản lý. Việc phân cấp quản lý vay và trả nợ nƣớc ngoài cho các Ngân hàng Nhà

79

nƣớc chi nhánh tỉnh, thành phố vừa giúp giảm tải hoạt động quản lý của cơ quan trung ƣơng, vừa đảm bảo khả năng theo dõi của cơ quan quản lý đối với hoạt động rút vốn, vay và trả nợ các khoản vay nƣớc ngoài. Đồng thời, nợ nƣớc ngoài còn đƣợc điều hành vĩ mô thông qua việc xây dựng và điều hành tổng hạn mức vay vốn nƣớc ngoài hàng năm phù hợp với chính sách và điều kiện kinh tế vĩ mô của từng giai đoạn, cũng nhƣ các chiến lƣợc quản lý nợ ngắn, trung và dài hạn. Nhờ đó, thời gian qua, Việt Nam vừa thu hút đƣợc dòng vốn phục vụ phát triển kinh tế, vừa duy trì đƣợc sự an toàn tài chính của quốc gia, duy trì các chỉ số nợ an toàn, bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ trƣơng kiểm soát dòng vốn có chọn lọc còn đƣợc thể hiện thông qua cơ chế quản lý các dòng vốn ra. Theo quy định hiện hành, các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài dƣới hình thức đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp, cho vay ra nƣớc ngoài đều phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Chuyển vốn và các giao dịch ngoại hối liên quan phải thực hiện qua một tài khoản vốn mở tại TCTD đƣợc phép để đảm bảo mọi nguồn ngoại tệ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đƣợc quản lý một cách chặt chẽ.

c) Chính sách tỷ giá và phát triển thị trƣờng ngoại hối

Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, chính sách tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng từng bƣớc các giao dịch vốn đặt ra nhiều thách thức cho chính sách tỷ giá và phát triển thị trƣờng ngoại hối.

Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã khẳng định cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nƣớc có quan hệ thƣơng mại, vay, trả nợ, đầu tƣ với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Với cơ chế này, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam đƣợc hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ, can thiệp trên thị trƣờng theo hƣớng linh hoạt trong ngắn hạn và ổn định trong dài hạn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng, góp phần kiềm chế

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 82)