Thực trạng tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam trong ASEAN+3

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 72)

Theo AEC Blueprint, đến hết 2015, các nƣớc sẽ tự do hóa các dòng lƣu chuyển danh mục đầu tƣ. Do FDI là luồng vốn dài hạn khá ổn định trƣớc những biến động bất thƣờng về tài chính nên các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển thƣờng chọn cách tự do hóa luồng vốn này trƣớc tiên trong tiến trình tự do hóa giao dịch vốn. Không nằm ngoài xu hƣớng đó, Việt Nam cũng đã và đang tiến hành thực hiện tự do hóa luồng vốn FDI kể từ khi gia nhập ASEAN và WTO nhằm thúc đẩy thu hút luồng FDI. Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức FDI từ thời điểm mới mở cửa nền kinh tế chỉ có 3 loại hình thức đầu tƣ theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 (bao gồm 100% vốn nƣớc ngoài, hợp tác kinh doanh và liên doanh) đến nay đã có 8 loại hình theo Luật đầu tƣ năm 2006. Thứ hai, nới lỏng thời gian hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài từ 20 năm lên tới 50 năm và thậm chí có thể kéo dài tới 70 năm. Thứ ba, đơn giản hóa các thủ tục cấp phép cho các dự án FDI bao gồm (i) rút ngắn thời gian cấp phép cho dự án đầu tƣ từ 3 tháng xuống còn 15 ngày (đối với các dự án có vốn tự có dƣới 300 tỷ VND) và 45 ngày (đối với các dự án có vốn tự có trên 300 tỷ VND), (ii) đơn giản hóa các thủ tục đầu tƣ (2005), các nhà đầu tƣ đăng ký và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về vốn đăng ký mà không bị thẩm tra năng lực tài chính. Thứ tư, nới lỏng các quy định về chuyển vốn và lợi nhuận về nƣớc, theo đó đánh thuế trên lợi nhuận chuyển tiền về nƣớc giảm từ 5-10% (theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài 1987) xuống còn 0% (theo Thông tƣ số 26 năm 2004 của Bộ Tài chính). Thứ năm, thực hiện ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại phí đối với dự án đầu tƣ nƣớc ngoài tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc các lĩnh vực trọng điểm của Nhà nƣớc.

Bên cạnh việc thu hút luồng FDI vào trong nƣớc, Việt Nam cũng đã thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích luồng vốn gián tiếp. Những chính sách nhằm từng bƣớc hƣớng tới sự tự do luồng vốn gián tiếp tại Việt Nam. Thứ nhất, nới lỏng

64

các biện pháp kiểm soát luồng vốn chảy ra. Từ ngày 6/12/2004, bãi bỏ quy định, theo đó, tổ chức và cá nhân chỉ đƣợc chuyển phần vốn đầu tƣ (thuộc giao dịch vốn) ra nƣớc ngoài sau một năm kể từ ngày phần vốn đó đƣợc chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khoán bằng VND mở tại thành viên lƣu ký nƣớc ngoài, trừ trƣờng hợp đƣợc pháp luật cho phép. Thứ hai, nới lỏng tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với các doanh nghiệp niêm yết và chƣa niêm yết. Đối với các doanh nghiệp niêm yết, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc sở hữu tối đa 49% cổ phần (đối với các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng) và 30% cổ phần (đối với ngân hàng), đối với các doanh nghiệp chƣa niêm yết thì tỷ lệ góp vốn cũng đƣợc tăng từ 30% lên đến 49% kể từ 01/6/2009 (đối với các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng) và 30% (đối với các ngân hàng).

Việt Nam đã dỡ bỏ tất cả các biện pháp kiểm soát giao dịch vãng lai và đã nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và việc vay nƣớc ngoài của các tổ chức cƣ trú.

- Về các biện pháp quản lý ngoại hối: chỉ đƣợc áp dụng trong những trƣờng hợp ngoại lệ, do Chính phủ quyết định, để duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế;

- Về cân đối ngoại tệ:Chính phủ cam kết bảo đảm cân đối nhu cầu ngoại tệ cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào các dự án đặc biệt quan trọng trong các chƣơng trình của Chính phủ và hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án cơ sở hạ tầng và một số dự án quan trọng khác trong trƣờng hợp các ngân hàng đƣợc phép giao dịch ngoại hối không thể đáp ứng đƣợc tất cả các yêu cầu về ngoại tệ.

Việt Nam đã thực hiện các cam kết theo lộ trình hội nhập AEC. Với cam kết trong AEC, tổng số vốn sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong mỗi doanh nghiệp Việt Nam không đƣợc vƣợt quá 30% vốn điều lệ. Theo gói cam kết dịch vụ thứ 5, các nhà cung ứng dịch vụ chứng khoán nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập văn phòng đại diện và liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp nƣớc ngoài không vƣợt quá 49%. Từ năm 2012, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập tại Việt Nam đối với dịch vụ quản lý tài

65

sản, nhƣ quản lý danh mục đầu tƣ, tất cả các hình thức quản lý đầu tƣ tập thể, quản lý quỹ hƣu trí, lƣu ký và dịch vụ ủy thác; các dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, các sản phẩm phái sinh, và các công cụ chứng khoán liên quan khác; cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, và các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán.

Rõ ràng với quá trình tháo dỡ rào cản pháp lý và hành chính tới lĩnh vực tài chính sẽ tác động đến độ mở về tài chính của mỗi quốc gia. Để đo lƣờng độ mở tài chính của Việt Nam, có thể sử dụng các bộ chỉ số thƣờng đƣợc dùng là Chinn-Ito Index và de facto.

Biểu đồ 4.1. Chỉ số Chinn-Ito (KAOPEN) của Việt Nam và các nƣớc trong ASEAN +3

[Nguồn: The website of the Chinn and Ito Index (http://web.pdx.edu/~ito/Chinn-Ito_website.htm)]

Thực tế, ngay từ khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã bắt đầu có những nới lỏng kiểm soát chu chuyển vốn quốc tế từ năm 1993 với chỉ số KAOPEN tại mức 0.163, và mức này đƣợc duy trì đến năm 1995 rồi tăng lên 0.224 đến năm 2000. Sau đó chỉ số KAOPEN lại hạ xuống 0.163 và duy trì đến năm 2007. Điều đó phản ánh nền kinh tế vẫn chƣa tự do hóa tài khoản vốn và Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chu chuyển dòng vốn. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam gia nhập WTO và gói đàm phán thứ

66

5 trong hội nhập tài chính của AEC có hiệu lực, Việt Nam đã tích cực thực hiện các cam kết mở cửa theo đúng lộ trình, các biện pháp kiểm soát dòng vốn chu chuyển vốn quốc tế đã đƣợc nới lỏng hơn nên chỉ số KAOPEN đã tăng lên 0.409 và duy trì ở mức đó đến nay. Nhƣ vậy, có thể nói rằng Việt Nam vẫn còn tƣơng đối thận trọng trong quá trình mở cửa và tự do hóa tài khoản vốn. Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì một số kiểm soát nhất định đối với các dòng vốn: i) các giao dịch chuyển vốn ra nƣớc ngoài để đầu tƣ của các doanh nghiệp trong nƣớc vẫn phải đƣợc các cơ quan có thẩm quyền cho phép và trong phạm vi số ngoại tệ thuộc sở hữu của doanh nghiệp; ii) các giao dịch thanh toán và hoàn trả các khoản vay nƣớc ngoài của các tổ chức trong nƣớc vẫn phải đăng ký với NHNN; iii) các hoạt động vay nợ nƣớc ngoài của khu vực tƣ nhân vẫn bị kiểm soát chặt.

Biểu đồ 4.2. Chỉ số de facto của Việt Nam giai đoạn 2005-2013

[Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu lấy từ IMF, International Financial Statistics, CD-ROM và WB]

Qua chỉ số de facto, chúng ta thấy độ mở tài chính của Việt Nam vẫn còn thấp. Chỉ số này tăng vọt trong năm 2007 và có xu hƣớng giảm dần trong những năm tiếp theo. Năm 2007 có sự tăng vọt chủ yếu là do luồng nợ đầu tƣ gián tiếp tăng đột biến do có sự tăng trƣởng của thị trƣờng chứng khoán vào thời điểm đó. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 đã ảnh hƣởng tiêu cực đến các nhà đầu tƣ

67

nƣớc ngoài, khối này đã bán ròng trên thị trƣờng chứng khoán và dần rút vốn khỏi Việt Nam.

Theo gói đàm phán thứ 5 về bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và tài chính khác, việc kiểm soát vốn cũng đã dần đƣợc nới lỏng. Trƣớc tháng 9/2005, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đƣợc sở hữu tối đa 30% cổ phiếu đang lƣu hành của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK. Theo Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg, tỷ lệ này đã đƣợc nâng lên 49%. Quyết định 55/2009/QĐ- TTg quy định nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng và nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ đối với trƣờng hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán nƣớc ngoài muốn góp vốn thành lập công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Nhƣ vậy, các quyết định này đã tuân theo đúng nội dung trong gói cam kết thứ 5 về tự do hóa dịch vụ của AEC, theo đó quy định “các nhà cung ứng dịch vụ chứng khoán nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập văn phòng đại diện và liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp nƣớc ngoài không vƣợt quá 49%.

4.2. Một số đ iều kiê ̣n nhằm tiếp tu ̣c tƣ̣ do hóa t ài khoản vốn của Việt Nam.

Tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam cần tiếp tu ̣c đƣợc thực hiện khi đã có đủ những điều kiện cơ bản sau:

- Có hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, có khả năng hấp thụ và phân bổ hiệu quả các nguồn vốn vào. Đồng thời, có qui định pháp lý đầy đủ và đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng và hạn chế độc quyền;

- Có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh cao, có khả năng thích ứng với những thay đổi kinh tế trong và ngoài nƣớc, các công ty đƣợc sắp xếp lại và đổi mới công nghệ nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay;

- Có m ôi trƣờng kinh tế vĩ mô lành mạnh để tránh thâm hụt ngân sách, thể hiện qua các chỉ tiêu tăng trƣởng GDP, tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán;

68

- Xây dựng đƣợc hệ thống qui định thận trọng và đủ mạnh, đảm bảo thực hiện hệ thống kế toán, kiểm toán và chế độ báo cáo phù hợp. Cơ chế thị trƣờng phát triển đồng bộ và có hiệu quả, có khả năng huy động mọi nguồn lực cho tăng trƣởng;

- Đảm bảo hiệu lực của các chính sách kinh tế vĩ mô và cơ chế điều hành tỉ giá hối đoái, đảm bảo mức dự trữ ngoại hối phù hợp, có khả năng đối phó với những biến động trên thị trƣờng ngoại hối và tỉ giá hối đoái, đáp ứng đủ ngoại tệ cho nhu cầu của đất nƣớc;

- Tạo lập hạ tầng cơ sở cho thị trƣờng trong nƣớc trƣớc khi tự do hóa tài khoản vốn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho hoạt động đầu tƣ gián tiếp vào cổ phiếu và các công cụ nợ, góp phần giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

4.3. Các biện pháp thực hiện tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam 4.3.1. Tự do hoá lãi suất 4.3.1. Tự do hoá lãi suất

4.3.1.1. Về cơ chế điều hành lãi suất:

Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Ngân hàng nhà nƣớc đã ban hành quyết định số 2449/QĐ –NHNN ngày 17/10/2007 về Chƣơng trình hành động và Kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng. Trên cơ sở đó, khuôn khổ thể chế ngày một thông thoáng minh và minh bạch hơn. Những phân biệt đối xử giữa loại hình tổ chức tín dụng trong nƣớc và tổ chức tín dụng nƣớc ngoài đã từng bƣớc đƣợc loại bỏ, chức năng cho vay tín dụng chính sách và tín dụng thƣơng mại đƣợc tách bạch. Các NHTM, các tổ chức tín dụng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế và mọi đối tƣợng dân cƣ. NHNN ban hành quyết định số 07/2007/QĐ –NHNN về lãi suất bằng USD Mỹ của pháp nhân tại TCTD theo đó bãi bỏ trần lãi suất tiền gửi bằng USD của pháp nhân tại TCTD, TCTD ấn định lãi suất tiền gửi bằng USD của pháp nhân theo cơ chế thoả thuận phù hợp với nhu cầu kinh doanh, cung cầu vốn ở thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đây là một bƣớc tiến dài trong quá trình hoàn thiện khung pháp lí trong điều hành hoạt động ngân hàng, bãi bỏ những quy định mang tính hành chính, thay vào đó NHNN điều hành một cách linh hoạt theo tín hiệu thị trƣờng, tháo gỡ

69

khó khăn cho TCTD và doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp gửi tiền tại TCTD do lãi suất tiền gửi đƣợc điều chỉnh phù hợp hơn với thị trƣờng.

Năm 2008, đứng trƣớc tình hình lạm phát và thâm hụt cán cân thƣơng mại, NHNN chuyển sang điều hành công cụ lãi suất cơ bản với nội hàm thay đổi từ lãi suất mang tính tham khảo đối với các TCTD sang lãi suất phản ánh cung cầu thị trƣờng làm cơ sở để các TCTD xác định lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế. Tự do hóa lãi suất có xu hƣớng làm cho mặt bằng lãi suất trong nƣớc tăng lên. Mặc dù lãi suất tăng lên tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, nhƣng việc lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng thêm, và điều đó tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng. Trong điều kiện nói trên, một phần không nhỏ số doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán và phá sản nếu không đƣợc tiếp tục vay vốn từ ngân hàng. Hậu quả là ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để nuôi nợ, dẫn đến nguy cơ mất vốn ngày càng lớn.

Trong thời kỳ này, do sự phát triển nóng của thị trƣờng bất động sản, tăng trƣởng tín dụng cao trong nhiều năm, do khó khăn về thanh khoản, lạm phát cao… các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) ở nhiều thời điểm đã phải chạy đua tăng lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay. Lãi suất huy động vốn nội tệ vào thời điểm cuối năm 2011 đã tăng lên tới 14%/năm, thậm chí một số NHTMCP còn huy động cao hơn. Lãi suất cho vay năm 2011 cũng tăng lên tới 17 – 18%/ năm, thậm chí tới 21%/năm. Diễn biến đó gây bất lợi nhiều mặt cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp và cho chính các NHTM. Vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngân hàng, đòi hỏi NHNN cần có biện pháp giảm dần lãi suất, kiềm chế sự gia tăng nóng của vốn tín dụng, trong đó có vốn đầu tƣ vào bất động, đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng và ổn định tỷ giá…

Theo hƣớng đó, chỉ riêng trong năm 2012, NHNN đã thực hiện tới 6 lần điều chỉnh giảm các loại lãi suất điều hành, tiếp đến trong năm 2013 thực hiện 2 đợt điều chỉnh giảm lãi suất. Với phƣơng pháp điều hành chủ động, linh hoạt và mạnh dạn nên lãi suất tiền gửi nội tệ kỳ hạn 12 tháng từ mức 14%/năm vào cuối năm 2011 đến

70

đầu năm 2014 đã giảm xuống còn 8%/năm, trần lãi suất cho vay các đối tƣợng ƣu tiên giảm từ 12%/năm xuống còn 8%/năm.

Biều đồ 4.3. Biều đồ thay đổi các mức lãi suất

Để điều chỉnh giảm liên tục các loại lãi suất, đồng thời để đảm bảo lợi ích kinh doanh của các NHTM trong điều kiện huy động vốn kỳ trƣớc với lãi suất cao, vẫn phải trả lãi cao cho ngƣời gửi tiền, trong khi lãi suất cho vay giảm… NHNN đã có các biện pháp tạo sự đồng thuận của các NHTM, đặc biệt là các NHTM quy mô lớn, gắn liền với linh hoạt vận hành nghiệp vụ thị trƣờng mở. Do đó, thị trƣờng tiền tệ không bị các cú “sốc”, hoạt động kinh doanh của các NHTM ổn định. Ngày 18/3/2014, NHNN tiếp tục quyết định giảm một số loại lãi suất điều hành, với mức

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)