a. Tự do hoá lãi suất
Lãi suất là giá cả để vay mƣợn hoặc thuê những dịch vụ có liên quan đến việc tạo ra tín dụng, do đó có thể coi lãi suất là giá cả của thị trƣờng. Tự do hoá dòng vốn, trƣớc hết thể hiện ở việc tự do hoá lãi suất vì khi tự do hoá lãi suất thì dòng vốn sẽ đƣợc tự do chu chuyển từ nơi thừa vốn đến nơi cần vốn theo một lãi suất có lợi nhất, nhằm mang lại lợi ích tối ƣu cho cả ngƣời cho vay và ngƣời đi vay. Trong thực tế, điều này thật sự không dễ dàng vì sự may mắn chỉ xảy ra khi những nhà đầu tƣ nhạy bén phát hiện ra sự chênh lệch này và tiến hành thực hiện kinh doanh chênh lệch lãi suất ngay lập tức, còn những nhà đầu tƣ chậm hơn sẽ không kiếm đƣợc lời do những hành động tƣơng tự của họ làm cho tỷ giá và lãi suất thay đổi theo chiều hƣớng bất lợi.
17
Nhƣ vậy, tự do hoá lãi suất sẽ thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế toàn cầu. Từ đó, làm cơ sở cho quá trình tự do hoá dòng vốn đƣợc diễn ra một cách nhanh chóng.
b. Tự do hoá hoạt động ngoại hối
Tự do hoá hoạt động ngoại hối là một điều kiện cần thiết của tự do hoá dòng vốn. Do có sự ra vào của đồng vốn quốc tế nên sự có mặt của đồng vốn ngoại tại một quốc gia là điều tất yếu. Sự tự do hoá ngoại tệ thể hiện ở các phạm vi: Tự do hoá chu chuyển ngoại tệ, tự do hoá chuyển đối ngoại tệ, tự do hoá tỷ giá và tự do hoá rổ tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, quá trình này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nhƣ rửa tiền, gia tăng nạn tham nhũng, nguy cơ “đào hối” (là sự chuyển ngân lậu từ trong nƣớc ngƣợc ra nƣớc ngoài). Do vậy, quá trình tự do hoá chu chuyển ngoại tệ chỉ thực sự hiệu quả nếu quản lý đƣợc nguồn gốc của số ngoại tệ đƣợc đem chu chuyển.
(i) Tự do hoá tỷ giá
Tỷ giá hối đoái là tƣơng quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ nhằm phản ánh sức mua của đồng nội tệ và biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nƣớc.
Tự do hoá tỷ giá là việc chính phủ các nƣớc cho phép tỷ giá đƣợc thả nổi theo quy luật cung cầu, quy luật hàng hoá của thị trƣờng. Tuy nhiên xét trong bộ ba bất khả thi, chế độ tỷ giá cố định là một trong ba nhân tố sẽ bị chi phối bởi tự do hoá dòng vốn, chính sách tiền tệ cố định nên tự do hoá tỷ giá là một yêu cầu cần thiết nhƣng việc thả nổi tỷ giá đến đâu lại phụ thuộc vào chính sách vĩ mô, chính sách tiền tệ của mỗi nƣớc. Thông thƣờng tại hầu hết các quốc gia thả nổi tỷ giá nhƣng vẫn đặt trong một biên độ dao động lớn, chỉ cần tỷ giá ngoại tệ lệch khỏi biên độ ấy là chính phủ sẽ can thiệp để bình ổn tỷ giá.
Tự do hoá tỷ giá là cơ sở để tiến hành kinh doanh thu lãi phát sinh khi nhà đầu tƣ tạo trạng thái ngoại hối và kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Trên thị trƣờng giao ngay, có 2 hình thức kinh doanh với nhà đầu tƣ, đó là:
18
- Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối: Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động (trên cơ sở chính sách tự do hoá tỷ giá của quốc gia nƣớc sở tại), sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi.
- Lãi thu đƣợc từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá.
Tóm lại, quá trình tự do hoá tỷ giá khiến cho nhà đầu tƣ có thêm cơ hội kinh doanh dù việc kinh doanh trên cơ sở chênh lệch tỷ giá thực chất là một hành động đầu cơ và không mang tính lâu dài nhƣng hình thức này vẫn đƣợc xem là có tác động đến quá trình tự do hoá dòng vốn.
(ii) Tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ
Là việc ngƣời dân một nƣớc có thể tự do chuyển đổi từ đồng tiền một nƣớc này sang đồng tiền một nƣớc khác phục vụ cho mục tiêu kinh doanh, giao dịch của mình ngay tại nƣớc sở tại. Tại Việt Nam, ngƣời dân chƣa đƣợc phép tự do giao dịch chuyển đổi ngoại tệ với nhau mà mọi hình thức muốn chuyển đổi phải thông qua ngân hàng và quá trình này do Nhà nƣớc quản lý. Mọi hoạt động chuyển đổi ngầm đều đƣợc coi là bất hợp pháp.
Là việc dòng vốn ngoại tệ đƣợc phép tự do chu chuyển vào trong nƣớc và ra nƣớc ngoài theo yêu cầu của chủ sở hữu. Ví dụ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đến một quốc gia để đầu tƣ thì sau khi đóng góp đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phần lợi nhuận thu đƣợc có đƣợc mang về nƣớc hay không và đƣợc mang về bao nhiêu là phụ thuộc vào quy định của quốc gia sở tại. Quá trình tự do hoá chu chuyển ngoại tệ sẽ tạo điều kiện để dòng vốn đƣợc lƣu thông từ trong nƣớc ra ngoài nƣớc và từ ngoài nƣớc vào trong nƣớc, làm cơ sở cho quá trình tự do hoá dòng vốn.
(iii) Tự do hoá rổ tiền tệ quốc gia
Trong một số trƣờng hợp, chính phủ phải sử dụng công cụ tiền tệ nhƣ là một cơ chế để kiểm soát sự biến động tài chính. Chính sách này thể hiện ở việc tự do hoá các đồng tiền trong rổ tiền tệ của quốc gia tức đa dạng hoá danh mục các đồng
19
ngoại tệ trong cán cân thanh toán. Ví dụ tại Trung Quốc, đồng USD, Euro, Yên Nhật và Won (Hàn Quốc) sẽ là những đơn vị tiền tệ chính sử dụng để tính giá trị đồng Nhân dân tệ (nguồn: BBC). Tại nƣớc ta, Vụ Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đang xây dựng kế hoạch đƣa đồng euro vào rổ tiền tệ gồm 3 đồng tiền chủ chốt là USD, Yên Nhật và Euro để xác định tỷ giá hối đoái của VND căn cứ vào tỷ trọng nhập khẩu, vay nợ nƣớc ngoài và dự trữ ngoại tệ bằng các đồng tiền này. Chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở rổ tiền tệ sẽ hỗ trợ tích cực cho việc phòng tránh rủi ro do biến động tỷ giá và hạn chế sự lệ thuộc quá lớn vào USD của nền kinh tế tài chính Việt Nam.
c. Tự do hoá vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có ba loại: vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI, vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài FPI, các nguồn vốn vay và viện trợ phát triển khác. Tự do hoá dòng vốn (ở đây là dòng vốn vào) đồng nghĩa với việc Nhà nƣớc tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ vốn ngoại tệ vào trong nƣớc.
(i) Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
Tự do hoá dòng vốn FDI là việc Nhà nƣớc tạo điều kiện cho phép các tổ chức nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ trực tiếp trong nƣớc thông qua việc dỡ bỏ dần các rào cản của chính phủ, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào các quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp.
(ii) Vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FPI)
Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài FPI là hình thức cho các doanh nghiệp trong nƣớc phát hành trái phiếu và cho phép ngƣời nƣớc ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp đó.
Tự do hoá dòng vốn FPI là quá trình giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào các quyết định phát hành và đầu tƣ vốn trên thị trƣờng chứng khoán, cho phép các ngân hàng và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia các giao dịch chứng khoán ở thị trƣờng trong nƣớc, dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và luồng vốn ra khỏi nền kinh tế. Nhờ vậy, tự do hoá dòng vốn FPI cho phép vốn tự do luân chuyển giữa các nƣớc và tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế nhƣng cũng làm cho nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thƣơng. Muốn thực hiện tự do hoá dòng vốn FPI, theo IMF, một
20
quốc gia cần đảm bảo hai điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất gồm: (i) Các định chế tài chính; (ii) Thị trƣờng vốn. Lúc đó việc tự do hoá dòng vốn mới mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Ngoài ra, các điều kiện khác cho việc tự do hoá dòng vốn FPI còn là: Trình độ quản trị công ty; Điều hành kinh tế vĩ mô; Chính sách tỷ giá; Mức độ mở cửa thƣơng mại; Diễn biến của tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc (Áp dụng đối với những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi nhƣ nƣớc ta). Tự do hoá dòng vốn FPI mang lại những lợi ích hữu hình cho nền kinh tế thông qua việc đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trƣởng và làm thay đổi cách thức phân bổ vốn. Ngoài ra, vốn FPI còn mang lại những lợi ích gián tiếp vô cùng to lớn nhƣ tác động đến cải cách kinh tế của một quốc gia thông qua quá trình tự do hoá dòng vốn.
(iii) Các nguồn vốn vay và viện trợ phát triển khác
Đây là nguồn vốn do chính phủ đi vay các tổ chức nƣớc ngoài hoặc từ các khoản viện trợ không hoàn lại. Để quá trình tự do hóa dòng vốn trong nƣớc đƣợc dễ dàng và an toàn thì Chính phủ các nƣớc nhận nguồn vốn vay và viện trợ phát triển phải cam kết sẽ trả hết các khoản nợ. Nếu một quốc gia không đảm bảo trả đƣợc hết nợ hay sử dụng nguồn vốn vay và viện trợ phát triển khác một cách không có hiệu quả, tăng gánh nặng nợ nần cho quốc gia đó thì quá trình tự do hóa dòng vốn đã đem lại sự thất bại cho nền kinh tế.
d. Tự do hóa các công cụ tài chính phái sinh
Chứng khoán phái sinh là những công cụ đƣợc phát hành trên cơ sở những công cụ đã có nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau nhƣ phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tƣợng đầu tƣ nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ đƣợc duy trì ở mức ban đầu. Thị trƣờng các chứng khoán phái sinh là thị trƣờng phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, nhƣ quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.
21
Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhìn chung có bốn công cụ chính là: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tƣơng lai, Quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi. Ngoài ra trên thế giới, cùng với sự phát triển của thị trƣờng tài chính còn phát triển và hình thành thêm rất nhiều công cụ tài chính phái sinh khác.
Để thực hiện quá trình tự do hoá dòng vốn, các nƣớc cần xây dựng cơ chế chính sách hợp lý cho phép áp dụng rộng rãi các công cụ phái sinh nhằm tạo điều kiện cho thị trƣờng tài chính phát triển và các kênh huy động vốn đƣợc sử dụng một cách hiệu quả. Từ đó các giao dịch về vốn đƣợc đảm bảo an toàn do đƣợc phòng tránh các rủi ro.