Bài học tƣ̀ kinh nghiê ̣m từ các nƣớc

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 69)

- Thứ nhất, kinh nghiệm từ các nƣớc trên cho thấy, cần thận trọng đối với việc tự do hóa tài khoản vốn. Các nƣớc tiến hành tự do hóa cần có tính toán kỹ lƣỡng, xử lý đồng bộ các yếu tố liên quan và có bƣớc đi thích hợp thì mới thành công. Ngƣợc lại, tự do hóa nóng vội, quá nhanh, quá sớm… sẽ mang lại những hậu quả xấu đối với nền kinh tế.

- Thứ hai, rủi ro của tự do hóa tài khoản vốn không bộc lộ ngay, thậm chí trong giai đoạn đầu đƣa lại những kết quả tốt đẹp nhanh chóng, dẫn đến thiếu cảnh giác đề phòng, từ đó để mất cân đối tích tụ đến độ nguy hiểm, khi có tác động bất lợi từ bên ngoài hoặc từ các khu vực khác của nền kinh tế, khu vực tài chính dễ rơi vào tình trạng bất ổn định.

- Thứ ba, ổn định tài chính cần đƣợc xác định là ƣu tiên phải đƣợc bảo đảm trong quá trình tự do hóa tài khoản vốn. Sự mất ổn định tài chính sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế và tác động ngƣợc trở, làm cho các vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Do đó, khi cần thiết, để giữ ổn định khu vực tài chính, có thể phải áp dụng những biện pháp kiểm soát các giao dịch vốn trong một phạm vi nhất định và trong một thời gian nhất định.

61

- Thứ tƣ tự do hóa tài khoản vốn phải đƣợc thực hiện đồng bộ với những cải cách trong nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng; cần bảo đảm và nâng cao khả năng hấp thụ của nền kinh tế đối với các dòng vốn vào. Hệ thống tài chính phải đƣợc củng cố nhằm bảo đảm khả năng ngăn ngừa đƣợc những rối loạn tài chính có thể xảy ra do các hoạt động mang tính đầu cơ hoặc do bản thân tính dễ biến động của các dòng vốn.

- Thứ năm, tự do hóa giao dịch vốn cần đƣợc thực hiện có lộ trình với trình tự thích hợp, cân nhắc tính toán kỹ thời điểm và cách thức thực hiện từng biện pháp.

- Thứ sáu, trong bối cảnh tự do hóa các giao dịch vốn đi kèm với tự do hóa hoạt động thƣơng mại quốc tế, cần đặc biệt chú trọng việc phối hợp giữa CSTT với chính sách quản lý nợ nƣớc ngoài và chính sách tỷ giá.

- Thứ bảy, để tăng trƣởng kinh tế, một nƣớc dựa nhiều vào nguồn vốn bên ngoài để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế cần quan tâm đúng mức đến cơ cấu luồng vốn vào tài trợ thâm hụt cán cân vãng lai, nếu tỷ trọng luồng vốn ngắn hạn quá lớn thì có thể phải đề phòng đối mặt với rủi ro của việc đảo chiều dòng vốn.

- Thứ tám, các cuộc khủng hoảng tài chính đã cho một bài học hữu ích là tự do hóa tài khoản vốn hay mở cửa thị trƣờng tài chính cần đi đôi với việc phát triển một hệ thống giám sát hiệu quả để sẵn sáng đối phó với các tình huống xảy ra.

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)