4.3.1. Tự do hoá lãi suất
4.3.1.1. Về cơ chế điều hành lãi suất:
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Ngân hàng nhà nƣớc đã ban hành quyết định số 2449/QĐ –NHNN ngày 17/10/2007 về Chƣơng trình hành động và Kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng. Trên cơ sở đó, khuôn khổ thể chế ngày một thông thoáng minh và minh bạch hơn. Những phân biệt đối xử giữa loại hình tổ chức tín dụng trong nƣớc và tổ chức tín dụng nƣớc ngoài đã từng bƣớc đƣợc loại bỏ, chức năng cho vay tín dụng chính sách và tín dụng thƣơng mại đƣợc tách bạch. Các NHTM, các tổ chức tín dụng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế và mọi đối tƣợng dân cƣ. NHNN ban hành quyết định số 07/2007/QĐ –NHNN về lãi suất bằng USD Mỹ của pháp nhân tại TCTD theo đó bãi bỏ trần lãi suất tiền gửi bằng USD của pháp nhân tại TCTD, TCTD ấn định lãi suất tiền gửi bằng USD của pháp nhân theo cơ chế thoả thuận phù hợp với nhu cầu kinh doanh, cung cầu vốn ở thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đây là một bƣớc tiến dài trong quá trình hoàn thiện khung pháp lí trong điều hành hoạt động ngân hàng, bãi bỏ những quy định mang tính hành chính, thay vào đó NHNN điều hành một cách linh hoạt theo tín hiệu thị trƣờng, tháo gỡ
69
khó khăn cho TCTD và doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp gửi tiền tại TCTD do lãi suất tiền gửi đƣợc điều chỉnh phù hợp hơn với thị trƣờng.
Năm 2008, đứng trƣớc tình hình lạm phát và thâm hụt cán cân thƣơng mại, NHNN chuyển sang điều hành công cụ lãi suất cơ bản với nội hàm thay đổi từ lãi suất mang tính tham khảo đối với các TCTD sang lãi suất phản ánh cung cầu thị trƣờng làm cơ sở để các TCTD xác định lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế. Tự do hóa lãi suất có xu hƣớng làm cho mặt bằng lãi suất trong nƣớc tăng lên. Mặc dù lãi suất tăng lên tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, nhƣng việc lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng thêm, và điều đó tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng. Trong điều kiện nói trên, một phần không nhỏ số doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán và phá sản nếu không đƣợc tiếp tục vay vốn từ ngân hàng. Hậu quả là ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để nuôi nợ, dẫn đến nguy cơ mất vốn ngày càng lớn.
Trong thời kỳ này, do sự phát triển nóng của thị trƣờng bất động sản, tăng trƣởng tín dụng cao trong nhiều năm, do khó khăn về thanh khoản, lạm phát cao… các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) ở nhiều thời điểm đã phải chạy đua tăng lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay. Lãi suất huy động vốn nội tệ vào thời điểm cuối năm 2011 đã tăng lên tới 14%/năm, thậm chí một số NHTMCP còn huy động cao hơn. Lãi suất cho vay năm 2011 cũng tăng lên tới 17 – 18%/ năm, thậm chí tới 21%/năm. Diễn biến đó gây bất lợi nhiều mặt cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp và cho chính các NHTM. Vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngân hàng, đòi hỏi NHNN cần có biện pháp giảm dần lãi suất, kiềm chế sự gia tăng nóng của vốn tín dụng, trong đó có vốn đầu tƣ vào bất động, đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng và ổn định tỷ giá…
Theo hƣớng đó, chỉ riêng trong năm 2012, NHNN đã thực hiện tới 6 lần điều chỉnh giảm các loại lãi suất điều hành, tiếp đến trong năm 2013 thực hiện 2 đợt điều chỉnh giảm lãi suất. Với phƣơng pháp điều hành chủ động, linh hoạt và mạnh dạn nên lãi suất tiền gửi nội tệ kỳ hạn 12 tháng từ mức 14%/năm vào cuối năm 2011 đến
70
đầu năm 2014 đã giảm xuống còn 8%/năm, trần lãi suất cho vay các đối tƣợng ƣu tiên giảm từ 12%/năm xuống còn 8%/năm.
Biều đồ 4.3. Biều đồ thay đổi các mức lãi suất
Để điều chỉnh giảm liên tục các loại lãi suất, đồng thời để đảm bảo lợi ích kinh doanh của các NHTM trong điều kiện huy động vốn kỳ trƣớc với lãi suất cao, vẫn phải trả lãi cao cho ngƣời gửi tiền, trong khi lãi suất cho vay giảm… NHNN đã có các biện pháp tạo sự đồng thuận của các NHTM, đặc biệt là các NHTM quy mô lớn, gắn liền với linh hoạt vận hành nghiệp vụ thị trƣờng mở. Do đó, thị trƣờng tiền tệ không bị các cú “sốc”, hoạt động kinh doanh của các NHTM ổn định. Ngày 18/3/2014, NHNN tiếp tục quyết định giảm một số loại lãi suất điều hành, với mức giảm từ 0,5% đến 1,0% đối với VND và 0% đến 0,25% đối với USD. Ngay sau thời điểm điều chỉnh và cho đến nay, thị trƣờng tiền tệ vẫn ổn định, nguồn tiền gửi của ngƣời dân tại các NHTM vẫn gia tăng; giá vàng và giá USD không có biến động, thậm chí giá vàng còn giảm nhẹ, thanh khoản của hầu hết NHTM dồi dào. Nhiều NHTM dành khoản tiền đáng kể đầu tƣ trên thị trƣờng mở của NHNN, mua trái phiếu chính phủ.
71
4.3.1.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tự do lãi suất ở Việt Nam
a. Trong ngắn hạn
- Củng cố thị trƣờng nội tệ liên ngân hàng, thị trƣờng đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nƣớc, nghiệp vụ thị trƣờng mở với quy mô đủ lớn, hoạt động hiệu quả và có chiều sâu, để lấy mức lãi suất hình hành trên các thị trƣờng này làm cơ sở để xác định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
- Củng cố hoạt động của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ điều hành gián tiếp nhƣ lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trƣờng mở, dự trữ bắt buộc. Tạo ra các môi trƣờng và hàng hoá để các công cụ tiền tệ có thể hoạt động có hiệu quả:
Nghiệp vụ thị trƣờng mở: đảm bảo hàng hoá cho thị trƣờng mở thông qua việc phát hành thƣờng xuyên với khối lƣợng lớn trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu, tín phiếu ngân hàng Nhà nƣớc. Đảm bảo cho các giao dịch đƣợc thông suốt, tự do hoá giá cả của các hàng hoá trên thị trƣờng mở (đấu thầu trên cơ sở khối lƣợng), mở rộng đối tƣợng tham gia, tin học hoá các tác nhân tham gia thị trƣờng liên ngân hàng và thị trƣờng mở.
Lãi suất tái chiết khấu: ngoài những chứng từ có giá đƣợc sử dụng để tái cấp vốn, tái chiết khấu cho các tổ chức tín dụng là tín phiếu kho bạc Nhà nƣớc, tín phiếu ngân hàng Nhà nƣớc nhƣ hiện nay, mở rộng thêm các loại giấy tờ có giá khác nhƣ : trái phiếu chính phủ còn thời hạn thanh toán dƣới 1 năm, các thƣơng phiếu có độ tín nhiệm cao… đồng thời phải đƣa ra những quy định cụ thể về những trƣờng hợp đƣợc thực hiện tái cấp vốn, tái chiết khấu phù hợp với những nguyên nhân gây ra biến động về cung- cầu vốn dẫn đến tăng lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ; qua đó để tránh những trùng lặp giữa nghiệp vụ tái cấp vốn với nghiệp vụ thị trƣờng mở. Bên cạnh đó, cần xem xét để một số chi nhánh ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện tái cấp vốn, tái chiết khấu cho các tổ chức tín dụng để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng ở nông thôn tiếp cận với nguồn vốn này và phát triển thị trƣờng tiền tệ, tín dụng.
72
Dự trữ bắt buộc: thực hiện dự trữ bắt buộc thống nhất cho tất cả các tài sản nợ của các tổ chức tín dụng, tránh tình trạng phân đoạn trong huy động nguồn vốn; thực hiện thời hạn tính trữ bắt buộc theo tuần; từng bƣớc đƣa tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống mức trung bình của thế giới, trên cơ sở phát triển thị trƣờng tiền tệ và các công cụ điều tiết tiền tệ gián tiếp khác, có nhƣ vậy mới đảm bảo sự can thiệp thị trƣờng tiền tệ kịp thời khi có những diễn biến bất thƣờng xảy ra trong quá trình tự do hoá lãi suất.
- Sử dụng vai trò, vị trí của Hiệp hội ngân hàng trong việc phối hợp nhằm ổn định mặt bằng lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh thông qua lãi suất.
- Công bố lãi suất tiền gửi và cho vay bằng đồng Việt Nam tính theo năm, các kỳ hạn cụ thể đối với lãi suất cho vay và huy động đƣợc tính trên cơ sở lãi suất năm, nhƣ đối với lãi suất ngoại tệ, cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Chính phủ hạn chế và đi đến chấm dứt hoàn toàn việc phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nƣớc trực tiếp đối với dân chúng với lãi suất cố định, mà thực hiện đấu thầu trái phiếu, tín phiếu qua Ngân hàng Nhà nƣớc và thị trƣờng chứng khoán Tất cả nhằm hình thành lãi suất của các công cụ nợ của Chính phủ trên cơ sở thị trƣờng và quan hệ cung-cầu vốn. Tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa lãi suất tín dụng Nhà nƣớc và lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đồng thời tiết kiệm chi phí cho Ngân sách Nhà nƣớc.
b. Giải pháp lâu dài nhằm tiếp tục quá trình tự do hoá lãi suất
- Xem xét bỏ việc khống chế lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ đối với pháp nhân tại các tổ chức tín dụng. Lãi suất tiền gửi loại này do tổ chức tín dụng ấn định nhƣ đối với tiền gửi ngoại tệ của dân cƣ, để tiến tới tự do hoá hoàn toàn lãi suất tiền gửi ngoại tệ.
- Tách hoạt động cho vay chính sách ra khỏi các hoạt động cho vay thƣơng mại của các ngân hàng thƣơng mại, nhằm thực hiện việc xoá bỏ các hình thức lãi suất cho vay ƣu đãi trong hệ thống ngân hàng với lý do việc tồn tại quá lâu các hình thức cho vay ƣu đãi ảnh hƣởng xấu đến toàn bộ hoạt động đầu tƣ tín dụng, làm tê
73
liệt động cơ nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ thẩm định, giám sát vốn vay, ảnh hƣởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
- Thả nổi lãi suất trái phiếu của các tổ chức tín dụng khi kinh tế vĩ mô ổn định, thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng phát triển, các công cụ của chính sách tiền tệ hoạt động có hiệu quả.
- Thực hiện cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo: Khi thị trƣờng tiền tệ thực sự phát triển theo hƣớng ổn định và có đủ điều kiện để thực hiện tự do hoá lãi suất hoàn toàn, thì có thể bỏ cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản để chuyển hẳn sang cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của ngân hàng Nhà nƣớc. Cơ chế điều hành hệ thống lãi suất này là sự tác động gián tiếp của lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nƣớc đến lãi suất tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, thông qua lãi suất trung gian của nghiệp vụ thị trƣờng mở và thị trƣờng liên ngân hàng. Khi đó ngân hàng Nhà nƣớc đã thực sự sử dụng các biện pháp kinh tế để tác động và điều hành thị trƣờng thay thế cho các biện pháp can thiệp mang tính hành chính. Muốn vậy, ngân hàng Nhà nƣớc cần sớm hoàn thiện và phát triển hơn nữa thị trƣờng liên ngân hàng, cũng nhƣ sớm đƣa vào sử dụng cơ chế lãi suất cho vay qua đêm, để phát huy vai trò của công cụ lãi suất điều hành của ngân hàng Nhà nƣớc, góp phần thực hiện hiệu quả hơn nữa mục tiêu chính sách tiền tệ.
4.3.2. Tự do hoá hoạt động ngoại hối
Kiểm soát các dòng vốn chu chuyển ra vào nền kinh tế không những chỉ gồm khung pháp lý và thể chế quản lý các dòng vốn cụ thể trong tài khoản vốn và thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, mà còn bao gồm nội dung quản lý ngoại hối thuộc trách nhiệm của NHNN.
Tới nay, Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 đƣợc coi là văn bản pháp lý cao nhất trong việc quản lý các hoạt động ngoại hối tại Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chúng ta đã chấp thuận điều khoản VIII của IMF (IMF Article VIII) kể từ 18.10.2005, theo đó, chấp nhận tự do hóa đối với giao dịch vãng lai, không áp đặt các hạn chế hay ràng buộc đối với các khoản thanh toán hay chuyển nhƣợng từ các giao dịch quốc tế vãng lai và không phân biệt đối xử liên
74
quan đến các loại đồng tiền khác nhau, ngoại trừ sự cho phép của IMF. Đối với các giao dịch vốn ra vào nền kinh tế của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào và các nhà đầu tƣ trong nƣớc ra nƣớc ngoài đều phải đƣợc thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ của một tổ chức tín dụng đƣợc phép. Tuy nhiên, việc chuyển vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của nhà đầu tƣ trong nƣớc bắt buộc phải đăng ký với NHNN. Bên cạnh đó, mặc dù các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng đƣợc phép vay và trả nợ vay theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật, nhƣng vẫn đƣợc yêu cầu phải thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định và NHNN xác nhận đăng ký khoản vay trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nƣớc ngoài đƣợc phê duyệt hàng năm.
Nhìn chung, Pháp lệnh Ngoại hối đƣợc ban hành năm 2005 trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi lớn, hoạt động kinh tế đối ngoại và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng. i) Đối với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Pháp lệnh Ngoại hối đã tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo mục tiêu quản lý đối với những loại hình dịch vụ tài chính – thƣơng mại mới phát sinh ở Việt Nam sau khi tham gia vào WTO (thanh toán điện tử, dịch vụ tài chính phái sinh…). Về cơ bản đã tự do hoá hoàn toàn việc chuyển đổi ngoại tệ và thanh toán đối với hầu hết các giao dịch vãng lai theo các cam kết quốc tế (điều lệ IMF, WTO); thu hẹp khoảng cách pháp lý trong quy định về quản lý ngoại hối với các nƣớc; ii) Đối với vấn đề đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, Pháp lệnh Ngoại hối đã có nhiều quy định mới phù hợp với điều kiện thực tiễn, các quy định mang tính định hƣớng để tạo cơ sở pháp lý cho một số lĩnh vực quản lý khác (quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ…); đơn giản hoá và giảm thủ tục hành chính cho cá nhân và tổ chức trong một số nội dung quản lý theo hình thức cấp phép…; iii) Về yêu cầu tăng cƣờng hiệu lực pháp lý của các quy định trong quản lý ngoại hối, Pháp lệnh Ngoại hối đã quy định tập trung các nội dung về quản lý ngoại hối vào một đầu mối văn bản chuyên ngành, xoá bỏ tình trạng quy định rải rác và trùng lặp, mâu thuẫn nhƣ
75
trƣớc đây để thuận tiện cho việc vận dụng và triển khai trên thực tế; đồng thời quy định việc phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện tốt công tác quản lý ngoại hối.
Sau nhiều năm triển khai thực hiện, Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nƣớc, vừa đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO, vừa cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn từ bên ngoài góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
a) Về chính sách tự do hóa các giao dịch vãng lai và hạn chế sử dụng ngoại