Đánh giá chung thực trạng cơ sở pháp lý quốc gia về hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 84)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.7. Đánh giá chung thực trạng cơ sở pháp lý quốc gia về hội nhập quốc tế

quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Trong giai đoạn mở cửa hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, chúng ta đã có những cơ sở pháp lý bước đầu cho quá trình tham gia vào sân chơi quốc tế. Về hệ thống văn bản các cấp, chúng ta đã có văn bản từ Luật, văn bản cấp

trong lĩnh vực KH&CN. Đặc biệt, với sự ra đời của Luật KH&CN năm 2013 dành một Chương riêng quy định về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, chúng ta đã có quy định mang tính định hướng chung thống nhất cho toàn bộ hệ thống văn bản cấp dưới. Trong từng đạo luật trong lĩnh vực KH&CN chuyên ngành cũng có quy định riêng về nguyên tắc, chính sách đối với hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế. Nội dung quy định đảm bảo cho hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN dàn trải trong khá nhiều lĩnh vực (hợp tác, đầu tư với nước ngoài; thành lập tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; cơ chế sử dụng, trọng dụng cán bộ hoạt động KH&CN; chính sách thu hút chuyên gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài…)

Tuy nhiên, nhiều quy định được ban hành có nội dung còn mang nặng tính nguyên tắc và chưa thể triển khai trên thực tế khi chưa có văn bản hướng dẫn. Một số văn bản mới chỉ dừng lại ở quan điểm hợp tác quốc tế và chưa phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về nâng tầm hội nhập quốc tế về KH&CN. Bên cạnh đó, do Luật KH&CN năm 2013 mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014 nên chúng ta vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thể chế pháp lý. Vì vậy, hệ thống các văn bản cấp Bộ được ban hành còn chưa đầy đủ và vẫn phải tiếp tục hoàn thiện.

Một số quy định qua thực tiễn triển khai cho thấy còn bất cập. Chẳng hạn như quy định tại Luật công nghệ cao về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao hiện đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn cho nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực KH&CN.

Để thực hiện tốt các biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN theo quy định của Luật KH&CN năm 2013, nhiệm vụ của chúng ta là phải hoàn thiện cơ sở pháp lý quốc gia cả về bề rộng (xây dựng các quy định đầy đủ trong mọi lĩnh vực như tổ chức, biên chế, quyền và nghĩa vụ của cán bộ hoạt động KH&CN, chế độ đãi ngộ, thi đua khen thưởng, đầu tư, tài chính, chính sách nhà ở, xuất nhập cảnh, thông tin, thống kê….nhằm bảo đảm triển khai hiệu quả, thể hiện quyết tâm nâng tầm hội nhập quốc tế) và chiều sâu (ban

hành văn bản quy định đầy đủ từ cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp Bộ, ngành). Nội dung cơ sở pháp lý phải đồng bộ, thống nhất, đảm bảo tính khả thi và bên cạnh đó cần tập trung nội dung đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính.

2.1.8. Quy định của các điều ƣớc quốc tế và các thỏa thuận quốc tế Việt Nam là thành viên

Quá trình toàn cầu hoá đang chi phối mạnh mẽ và trở thành động lực thúc đẩy sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, trong đó hội nhập quốc tế về KH&CN đang trở thành xu thế tất yếu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Nhiều quốc gia đang tăng cường hợp tác, mở rộng quan hệ, hội nhập nhằm phát huy tiềm năng, nội lực, khai thác các lợi thế, các thành tựu KH&CN tiên tiến của thế giới để phát triển đất nước.

Sau khi bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ (1995), gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (1995), thiết lập quan hệ hợp tác với Cộng đồng Châu ÂU (EU) (1995), tham gia Tổ chức diễn đàn kinh tế Á – Âu (ASEM) (1996), Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (1998), Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006. Hội nhập quốc tế về KH&CN là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Hội nhập quốc tế về KH&CN đã có những tiến bộ mới trên cơ sở phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về KH&CN đã được thiết lập. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ về hợp tác KH&CN với gần 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ; đã ký kết và đang thực hiện hơn 80 hiệp định hợp tác KH&CN cấp Chính phủ và cấp Bộ. Việt Nam đang là thành viên chính thức và không chính thức của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN. Theo thống kê của các Bộ, ngành, từ năm 2000 đến nay đã có hơn 500 thoả thuận, hợp đồng hợp tác quốc tế về KH&CN được thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu - triển khai ở các cấp [2, 35].

hình thức và nội dung. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, văn bản thỏa thuận hợp tác mới về KH&CN, mở rộng địa bàn hợp tác các nước ở khắp các châu lục trên thế giới, có thể kể đến một số như:

- Thỏa thuận về chương trình hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử với Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc (năm 2002);

- Hiệp định Hợp tác KH&CN với Pakistan và Mông cổ (năm 2004); - Thỏa thuận hợp tác về ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình với Uỷ ban Năng lượng nguyên tử Pháp (năm 2002);

- Hiệp định hợp tác KH&CN Việt Nam- Vương quốc Bỉ (năm 2002); - Hiệp định hợp tác KH&CN Việt Nam-Angola (năm 2002);

- Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina (năm 2002).

- Trong quan hệ hợp tác về KH&CN với Mỹ: từ khi ký kết Hiệp định về hợp tác KH&CN giữa hai nước (tháng 11/2000), các nội dung hợp tác ngày càng được mở rộng và có tính ứng dụng cao. Phiên họp lần thứ 4 Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác KH&CN Việt Nam- Hoa Kỳ (tháng 11/2004 tại Washington D.C) đã một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực này. Hai bên cũng đã bàn bạc và thống nhất việc tổ chức những ngày KH&CN Việt Nam-Hoa Kỳ tại Việt Nam, giao cho các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế của Uỷ ban hỗn hợp nhằm tạo đà cho mối quan hệ hợp tác giữa cộng đồng KH&CN hai nước trong thời gian tới. Bộ KH&CN cũng chủ trương đa dạng hoá các “kênh” hợp tác với Hoa Kỳ, như: tăng cường hợp tác với Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và xuất bản các ấn phẩm KH&CN; với một số quỹ từ thiện khác của Hoa Kỳ trong việc áp dụng các chuẩn trong công tác thông tin thư viện [2, 52].

Một trong những lĩnh vực KH&CN Việt Nam đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác và tham gia vào sân chơi chung quốc tế nhất đó là về sở hữu trí tuệ. Trong khuôn khổ các cuộc thương lượng để gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA) năm 1999. Thực hiện cam kết của Hiệp định, Việt Nam trở thành thành viên của công ước Berne ngày 16 tháng 10 năm 2004, công ước Genève ngày 16 tháng 7 năm 2005, Công ước Bruxelles ngày 12 tháng 1 năm 2006 và Hệ thống Madrid ngày 11 tháng 7 năm 2006. Ngoài ra trong khuôn khổ hiệp định song phương về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ký với Thuỵ Sĩ, Việt Nam đã phải tham gia công ước Rome và Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng cuối năm 2006.

Một cách tổng quát, các thoả thuận thương mại ưu đãi mà Hoa Kỳ ký kết với các quốc gia khác đều chứa đựng cam kết buộc đối tác phải tham gia những công ước đa phương. Hiệp định ký kết với Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo Điều 18 Khoản 3 BTA, Việt Nam phải tuân thủ hoàn toàn Hiệp định về các khía cạnh liên quan đên thương mại của quyền sỏ hữu trí tuệ (TRIPS) ngay khi gia nhập WTO, thậm chí cả trong trường hợp việc gia nhập được thực hiện trước khi hết thời hạn cho phép từng bước được quy định trong BTA. Hơn nữa, căn cứ vào lịch trình quy định tại BTA, Việt Nam phải thực thi hầu hết các quy định của TRIPS vào tháng 6 năm 2004, trước thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Về mặt nội dung, một số quy định bảo hộ của BTA cao hơn TRIPS, ví dụ: thời hạn bảo hộ quyền tác giả dài hơn, áp dụng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với nhãn chứng nhận; Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá dài hơn; nghĩa vụ bảo hộ các chương trình mang tín hiệu được mã hóa. Tuy nhiên, TRIPS không điều chỉnh nghĩa vụ bảo hộ các chương trình mang tín hiệu vệ tinh được mã hoá được quy định tại BTA. Vì, hình thức quyền sở hữu trí tuệ này không nằm trong phạm vi định nghĩa về quyền sở hữu trí tuệ của TRIPS.

Như vậy, mặc dù TRIPS là quy chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ chung của rất nhiều quốc gia nhưng việc một số quốc gia buộc phải có những cam kết bảo hộ cao hơn quy định của TRIPS là một hiện thực. Tuy nhiên, TRIPS vẫn chưa đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia phát triển đang ngày càng cao.

Công ước Berne 1886, Công ước Rome 1961...đều đã khẳng định vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh thương mại. Đặc biệt, Hiệp định TRIPS trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được ký ngày 15-4-1994 đã làm thay đổi bộ mặt của hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới. Hiệp định TRIPS là một Hiệp định đa phương toàn diện nhất cho đến thời điểm hiện nay về sở hữu trí tuệ. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS rất rộng, trong đó bao gồm nhiều lĩnh vực sở hữu trí tuệ như: quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiêp... đã được quy định một cách cụ thể. Khi tham gia vào Hiệp định TRIPS-WTO, các nước thành viên có nghĩa vụ dành cho công dân của nước thành viên khác sự bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả. Việc một nước thành viên không tuân thủ các nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS có thể đẩy mình đối diện với những phán quyết bất lợi của WTO trong hoạt động thương mại.

Khi Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO (năm 1995) có rất nhiều trở ngại cần phải giải quyết, đặc biệt là hệ thống pháp luật trong nước. Yêu cầu đặt ra là phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có hệ thống sở hữu trí tuệ theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS-WTO. Như chúng ta biết, tại thời điểm 1995, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu là những văn bản dưới luật (hiệu lực pháp lý không cao) như Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989, Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả 1994..., nội dung cũng còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa đầy đủ theo thông lệ quốc tế.

Ngày 28-10-1995, Bộ Luật Dân sự (BLDS) được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Lần đầu tiên, quyền sở hữu trí tuệ được thừa nhận như là một quyền dân sự (quy định tại phần VI của Bộ luật) và được cơ quan quyền lực cao nhất thông qua. Tuy vậy, một số đối tượng sở hữu trí tuệ đã được Hiệp định TRIPS bảo hộ nhưng vẫn chưa được quy định trong Bộ luật này như tên thương mại, thông tin bí mật, chỉ dẫn địa lý... với lý do “chưa có thực tiễn” ở nước ta. Những năm sau đó, bằng những Nghị định của Chính phủ, dần dần Việt Nam đã có quy định về các lĩnh vực này và cơ bản đạt được các

yêu cầu của Hiệp định TRIPS về một hệ thống văn bản đầy đủ để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Năm 2005, Bộ Luật Dân sự mới đã được ban hành thay thế cho BLDS 1995, các quy định về sở hữu trí tuệ tiếp tục khẳng định theo hướng là những “quy định gốc” làm cơ sở cho việc ban hành một đạo luật riêng về lĩnh vực này. Cũng trong năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua (tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009) đã thể hiện quyết tâm của Nhà nước trong việc thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và tích cực hội nhập quốc tế.

Việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ và một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra một hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ và là hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo. Điều quan trọng nữa là tạo ra sự phù hợp hơn của các quy định về sở hữu trí tuệ với các chuẩn mực quốc tế, các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, đến nay, Việt Nam đã ký các Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự với Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ, Argentina. Mới đây, ngày 06/5/2014, Việt Nam và Mỹ đã ký chính thức Hiệp định hợp tác giữa hai quốc gia về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123).Mỹ là nước thứ 8 Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác về hạt nhân dân sự.

Hiệp định 123 được ký kết trên tinh thần của Mục 123 về “Hợp tác với các quốc gia khác” trong Luật Năng lượng nguyên tử năm 1954 Mỹ nhằm điều chỉnh các giao dịch thương mại trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và tạo khung pháp lý để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác Mỹ trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử, đặc biệt trong phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam. Hiệp định này là cơ sở để Việt Nam có thể tiếp nhận công nghệ hạt nhân tiên tiến, hiện đại trực tiếp hoặc có nguồn gốc từ Mỹ cho các dự án điện hạt nhân của Việt Nam. Việc ký Hiệp định đánh dấu bước tiến quan trọng về sự tin cậy trong quan hệ hợp tác giữa

cạnh đó, Hiệp định sẽ mở ra những triển vọng to lớn cho cả hai bên trong việc thúc đẩy những dự án hợp tác cụ thể về ứng dụng bức xạ cũng như phát triển điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Phạm vi hợp tác của Hiệp định gồm phát triển việc sử dụng năng lượng hạt nhân; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lò phản ứng hạt nhân dân sự, quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng; đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng đồng vị phóng xạ trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế và môi trường; bảo vệ bức xạ, quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu đã qua sử dụng; an toàn, an ninh, thanh sát và không phổ biến hạt nhân. Hiệp định cũng quy định chỉ chuyển giao nhiên liệu urani có độ giàu thấp và các vật liệu, thiết bị được chuyển giao để thực hiện các ứng dụng theo khuôn khổ của Hiệp định. Hiệp định có hiệu lực 30 năm, có hiệu lực với mỗi giai đoạn là 5 năm và có thể được sửa đổi khi có thỏa thuận giữa hai bên thông qua đường ngoại giao.

Thông qua việc ký kết các thỏa thuận quốc tế, Việt Nam cũng đã bước đầu tiếp cận được với một số lĩnh vực khoa học mới. Chẳng hạn như trong lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ, do trình độ khoa học, công nghệ vũ trụ của

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 84)