Tại Malaysia

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 46)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2.2. Tại Malaysia

Giống như một số nước ASEAN (Thái Lan, Philippin, Indonesia và Việt Nam), công tác quản lý nhà nước về KH&CN nói chung và hội nhập quốc tế về

Chính phủ đảm đương [3, 294].

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Malaysia, bắt nguồn từ Bộ Công nghệ, Nghiên cứu và Chính quyền địa phương (thành lập năm 1973) sau khi được đổi tên vào năm 1976, là cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN và hội nhập quốc tế về KH&CN của Malaysia. Bộ có nhiệm vụ chung là xúc tiến trình độ KH&CN để đảm bảo sức cạnh tranh quốc tế, đồng thời bảo vệ và quản lý môi trường phục vụ phát triển bền vững. Từ khi được thành lập đến nay, Bộ đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cấp năng lực phát triển KH&CN của Malaysia bằng cách tập trung vào các lĩnh vực có nhiều tiềm năng đạt được phát triển kinh tế mạnh mẽ phù hợp với các mục tiêu và chiến lược nêu trong các bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong sự nghiệp đó, nhiệm vụ ban hành văn bản hướng dẫn chính sách hội nhập quốc tế về KH&CN được giữ một vai trò quan trọng.

Ban Hợp tác quốc tế của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Malaysia, được tách riêng ra từ năm 1991, có vai trò hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án hợp tác, xây dựng văn bản về hội nhập quốc tế của Bộ. Nhiệm vụ của Ban là xây dựng, hỗ trợ và điều hòa các quan hệ hợp tác KH&CN với nước ngoài và các tổ chức quốc tế nhằm tăng cường hội nhập và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ban tiến hành các hoạt động theo các loại chương trình hợp tác được phân chủ yếu thành: các chương trình hợp tác song phương; các chương trình hợp tác KH&CN ASEAN và các chương trình hợp tác đa phương khác.

Nhằm phục vụ cho các mối liên kết kinh tế, các đối tác chủ yếu trong hội nhập quốc tế về KH&CN của Malaysia hiện nay là Nhật Bản, CHLB Đức, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Hungary, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga….Với các đối tác này, từ năm 1985 đến nay, Malaysia đã ký các Hiệp định hoặc Biên bản hợp tác song phương về khoa học, công nghệ và môi trường làm công cụ pháp lý để tiến hành các hoạt động hợp tác. Một số ví dụ cụ thể về hợp tác song phương giữa Malaysia với các đối tác nói trên có thể kể ra như sau [3, 294]:

trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Malaysia đi thăm và làm việc tại Niu Dilân, tháng 8/1994. Ủy ban hỗn hợp họp đều đặn 18 tháng một lần đề xác định các lĩnh vực ưu tiên và thông qua các dự án. Bốn lĩnh vực ưu tiên hiện nay đã xác định là: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, vật liệu tiên tiến và công nghệ môi trường. Các vấn đề ưu tiên trong công nghệ sinh học là phòng chống sâu bệnh, giống quả nhiệt đới, cấy phôi gia súc, giống con, vacxin, thực phẩm, gia vị và thức ăn gia súc. Đối với vật liệu tiên tiến – vật liệu mới (polime dẫn điện, vật liệu sinh học, compozit…) và đảm bảo chất lượng, hiệu quả sản phẩm công nghiệp (áp dụng phương pháp đồng vị). Các ưu tiên trong lĩnh vực Công nghệ Môi trường gồm: Chất lượng nước uống, Quản lý hệ sinh thái, Đào tạo về quản lý tài nguyên trên cạn và Quản lý thuốc trừ sâu. Công nghệ thông tin: Xây dựng Trung tâm ảo Chuyển giao tri thức và Hệ mô hình dự báo sụt lở đất.

Hiệp định hợp tác song phương Malaysia – Hungary được ký trong chuyến đi thăm Malaysia của Thủ tướng Hungary, tháng 4/1997. Sau đó, Ủy ban hỗn hợp đã họp 2 lần trong năm để thống nhất về các lĩnh vực hợp tác như đào tạo nhân lực, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu tiên tiến và công nghệ môi trường.

Hội thảo Malaysia – Nauy về hợp tác KH&CN giữa hai nước nhằm thảo luận các mối quan tâm chung có thể cùng hợp tác. Kết quả đã xác định được bốn nhóm vấn đề ưu tiên gồm: Công nghệ đào tạo hầm, công nghệ môi trường, công nghệ thông tin và công nghệ nuôi trồng thủy sản.

Về hợp tác đa phương, Malaysia là một trong những thành viên ban đầu của Ủy ban KH&CN ASEAN (COST), đồng thời tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động hợp tác đa phương của khu vực trong khuôn khổ COST và 9 Tiểu ban trực thuộc. Malaysia cũng là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế như UNESCO, ASCA, Hội đồng Khoa học của Cộng đồng Anh (CSC), Quỹ đạo Hồi về KH&CN và phát triển, Trung tâm KH&CN của các nước Không liên kết…cũng như nhiều chương trình, dự án hợp tác, hội nhập quốc tế trong

TIỂU KẾT

1. Đánh giá chung về cơ sở pháp lý của Việt Nam cho hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN

Đứng trước xu thế hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN nói riêng cùng những lợi ích do quá trình hội nhập mang lại, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Nhằm tạo bước đệm cho quá trình hội nhập, chúng ta đã có sự chuẩn bị ban đầu khi xây dựng những cơ sở pháp lý cơ bản quốc gia và quốc tế thúc đẩy hoạt động hội nhập quốc tế. Trong hệ thống văn bản quốc gia, có thể kể đến 02 văn bản đặc biệt quan trọng có quy định trực tiếp về vấn đề hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN là Hiến pháp năm 2013 và Luật KH&CN năm 2013. Để thực thi các văn bản này, chúng ta đã có hệ thống các nghị định và văn bản cấp Thủ tướng Chính phủ, cấp Bộ, ngành có quy định liên quan và hướng dẫn triển khai.

Về cơ sở pháp lý quốc tế cho quá trình hội nhập, chúng ta đã từng bước mở rộng quan hệ quốc tế thông qua việc ký kết, tham gia các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hợp tác về KH&CN với hàng loạt quốc gia, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ. Nội dung hợp tác ngày càng phong phú, bao phủ nhiều lĩnh vực KH&CN trọng điểm và tiếp cận nhiều lĩnh vực KH&CN mới mang tính tiềm năng. Kết quả của quá trình hợp tác đã bước đầu mang lại những thành tựu tốt đẹp.

Như vậy, các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN của nước ta đã có nền móng, khuôn khổ pháp lý ban đầu để triển khai. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay đó là phải tiếp tục hoàn thiện những cơ sở pháp lý này để đảm bảo tính khả thi của các quy định và từng bước nâng cấp nội dung quy định trong quá trình áp dụng vào thực tiễn hội nhập quốc tế.

2. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong xây dựng cơ sở pháp lý cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới mang lại cho chúng ta rất nhiều bài học quý giá về cách nhìn nhận đối với điều chỉnh pháp lý vấn đề hội nhập

quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Thứ nhất, việc tham gia sân chơi quốc tế về

KH&CN cần được đẩy mạnh thông qua việc tăng cường ký kết, tham gia các điều ước, thỏa thuận quốc tế với các nước trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, trước mắt nên tập trung vào việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận trong lĩnh vực KH&CN Việt Nam có tiềm năng và thế mạnh. Các thỏa thuận ký kết có thể bao gồm nội dung hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; thỏa thuận về chính sách ưu đãi trong hoạt động KH&CN giữa các Chính phủ hoặc có thể thỏa thuận nội dung trao đổi cán bộ hoạt động KH&CN giữa các nước cùng với cam kết về điều kiện học tập, làm việc thuận lợi, ổn định. Bên cạnh đó, cần từng bước mở rộng hợp tác đa dạng trên mọi lĩnh vực và dần tiếp cận đối với các lĩnh vực KH&CN mới của thế giới. Đây là một trong những con đường ngắn nhất giúp Việt Nam có cơ hội để tiếp thu, lĩnh hội thành tựu khoa học của bốn phương.

Thứ hai, về vấn đề đổi mới hệ thống chính sách pháp luật quốc gia, cần

tích cực ban hành văn bản để cụ thể hóa chính sách thúc đẩy hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về KH&CN nói riêng. Hệ thống văn bản quy định cần đồng bộ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhằm đảm bảo xây dựng khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động hội nhập. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng nội dung thu hút người Việt Nam định cư ở nước ngoài về làm việc tại Việt Nam. Đây cũng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm khi Việt Nam phải đương đầu với thực trạng “chảy máu chất xám”. Một thực tế không thể phủ nhận đó là hiện nay rất nhiều nhà khoa học giỏi của nước ta đang công tác ở nước ngoài và đóng góp rất hạn chế vào sự nghiệp KH&CN của đất nước. Vấn đề đặt ra đối với các nhà làm luật, trước hết, phải xây dựng chính sách với mục tiêu tạo ra môi trường làm việc dù có thể không được như các nước phát triển nhưng ít nhất ở mức độ người làm nghiên cứu khoa học thấy có thể phát huy được tài năng. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến chính sách đãi ngộ đối với cán bộ KH&CN Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thời gian gần đây, Chính phủ đã bắt đầu thông qua hàng loạt chính sách ưu đãi, giao quyền tự chủ, tạo cơ chế để người giỏi có thể quay trở về làm việc. Tuy nhiên, để thực thi được các chính

sách này vẫn đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện thể chế và ban hành hệ thống văn bản cấp Bộ để hướng dẫn. Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, việc tháo gỡ nút thắt về cơ chế đãi ngộ chưa thể đáp ứng ngay được yêu cầu đặt ra, tuy nhiên rất cần sự chung tay giữa các cấp, các ngành để ban hành chính sách từng bước giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, cần đề xuất quy định về các biện pháp khích lệ về tinh thần, các hình thức khen thưởng phù hợp đối với cá nhân Việt Nam định cư ở nước ngoài có cống hiến đối với sự nghiệp KH&CN nước nhà.

Ngoài ra, Nhà nước cần coi trong các biện pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thu hút, khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN; ban hành văn bản hướng dẫn chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi về xuất, nhập cảnh, cư trú đối với nhà khoa học nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam; tạo cơ chế tài chính thông thoáng cho việc thực hiện chủ trương thu hút, trọng dụng chuyên gia KH&CN.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 46)