Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN

Việc hội nhập quốc tế của Việt Nam về KH&CN được thực hiện trên cơ sở pháp lý vững chắc là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các quy định pháp luật quốc gia của Việt Nam.

1.2.1. Các điều ƣớc quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực KH&CN

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với gần 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ. Hơn 80 hiệp định hợp tác KH&CN cấp Chính phủ và cấp Bộ đã được ký kết và đang triển khai thực hiện. Việt Nam đã là thành viên của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN [2, 40].

Ngoài ra còn có khá nhiều thỏa thuận quốc tế về/liên quan đến KH&CN cũng đã được ký kết giữa các cơ quan như Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan giúp việc của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp với các đối tác nước ngoài.

Các hiệp định, thỏa thuận nêu trên đã tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam với các nước đối tác về KH&CN. Các điều ước quốc tế, các thỏa thuận quốc tế về/liên quan đến KH&CN đều được đàm phán, ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành của

Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

Chúng ta có thể thấy rất rõ kết quả cụ thể của hội nhập quốc tế về KH&CN trong khuôn khổ các hiệp định đã được ký kết đã góp phần nâng cao năng lực của đất nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau của Việt Nam như: ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, phục vụ chương trình điện hạt nhân; chủ động đề xuất thành lập các phòng thí nghiệm hỗn hợp và các trung tâm khoa học hỗn hợp hoặc của nước ngoài tại Việt Nam hoặc của Việt Nam ở các nước; hợp tác nghiên cứu chung trong khuôn khổ các nghị định thư (thực hiện từ năm 2003) với nhiều kết quả được ứng dụng trong thực tiễn, góp phần nâng cao năng lực KH&CN quốc gia; hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật về KH&CN trong phạm vi khu vực và quốc tế đã được đẩy mạnh hơn trước. Việt Nam đã chủ động đăng cai, tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế về KH&CN thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, học giả có uy tín trên thế giới. Đã hình thành mạng lưới đại diện KH&CN Việt Nam tại một số địa bàn trọng điểm, bước đầu đã khai thông nhiều kênh hợp tác về KH&CN với nước ngoài, hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam v.v...[11, 16]

1.2.2. Các quy định của pháp luật quốc gia về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN lĩnh vực KH&CN

Vấn đề hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN từ lâu đã được quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Hệ thống các văn bản pháp luật có chứa đựng các quy định về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN bao gồm:

- Hiến pháp năm 2013; - Luật KH&CN năm 2013;

- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); - Luật chuyển giao công nghệ năm 2006;

- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; - Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;

- Luât năng lượng nguyên tử năm 2008; - Luật công nghệ cao năm 2008;

- Luật đo lường năm 2011;

- Các văn bản cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật KH&CN; Luật sở hữu trí tuệ; Luật chuyển giao công nghệ; Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật năng lượng nguyên tử; Luật công nghệ cao, Luật đo lường;

- Các văn bản cấp Bộ, ngành hướng dẫn thi hành các luật (trường hợp các luật giao trực tiếp cho Bộ, ngành), hướng dẫn thi hành các văn bản cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về KH&CN nêu trên.

- Các bộ luật, luật, pháp lệnh thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội và các văn bản cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp Bộ, ngành hướng dẫn thi hành các bộ luật, luật, pháp lệnh này có các quy định về/liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ.

- Các, luật, pháp lệnh có quy định về ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về/liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ.

Tất cả các văn bản nêu trên tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc gia cho các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN.

Như vậy, các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN của nước ta đã có những cơ sở pháp lý cơ bản quốc gia và quốc tế để triển khai. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay đó là phải tiếp tục hoàn thiện những cơ sở pháp lý này để đảm bảo tính khả thi của các quy định và từng bước nâng cấp nội dung quy định trong quá trình áp dụng vào thực tiễn hội nhập quốc tế.

Với mục tiêu phục vụ việc tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vưc KH&CN, Luận văn sẽ tập trung phân tích, đánh giá, chỉ ra ưu điểm cũng như những điểm bất cập còn tồn tại trong các quy định pháp luật quốc gia (theo chiều dọc của hệ thống văn bản từ Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư) và đánh giá cơ sở pháp lý quốc tế

(các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế). Trên cơ sở đó, Luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp phù hợp để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai các quy định về hội nhập.

1.3. Kinh nghiệm một số nƣớc về xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN

1.3.1. Nhóm các nƣớc phát triển

Như đã trình bày ở Chương I, hợp tác và hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa về KH&CN đã và đang trở thành xu thế tất yếu giống như hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa về kinh tế và về các lĩnh vực khác. Tất cả các cường quốc cũng như các quốc gia chưa phải là cường quốc về KH&CN đều không thể đứng ngoài quá trình này.

Các nước phát triển một mặt áp dụng nhiều biện pháp mà họ có lợi thế để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển KH&CN của mình như gia tăng đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước cho KH&CN, khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đầu tư cho KH&CN, tăng cường xây dựng, hiện đại hóa cơ cở vật chất – kỹ thuật và đào tạo, thu hút các nguồn nhân lực KH&CN, đặc biệt tập trung cho các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao (thực tiễn cho thấy các cường quốc về KH&CN có rất nhiều biện pháp hiệu quả để thu hút về phía mình các nhà KH&CN nước ngoài như trả lương cao, tạo môi trường làm việc thông thoáng, thuận lợi nhất cho hoạt động sáng tạo v.v…), mặt khác cũng đảm bảo cơ sở pháp lý nhằm đẩy mạnh hợp tác với các nước ngoài, kể cả với các nước đang phát triển, thậm chí thúc đẩy quốc tế hóa nghiên cứu KH&CN bằng mọi hình thức để khai thác những lợi thế do quá trình này mang lại nhằm phục vụ cho lợi ích của mình trong quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế, thương mại [5, 18].

Kinh nghiệm lớn nhất trong chính sách pháp luật phát triển KH&CN của các nước, đặc biệt các nước phát triển, kể cả các nước mới nổi, là có chính sách pháp luật, chiến lược đúng đắn và rõ ràng, xác định đúng hướng ưu tiên, trọng điểm, nút thắt để tạo đột phá, xác định đúng đắn lộ trình công nghệ; lấy phát

triển KH&CN làm cơ sở và động lực, nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, gắn bó trực tiếp và chặt chẽ với sản xuất, kinh doanh; đầu tư có trọng điểm và hiệu quả cao, đặc biệt chú trọng đào tạo và nâng cao năng lực, thu hút, sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực KH&CN; hoạt động KH&CN được xã hội hóa cao, tạo được môi trường pháp lý thông thoáng, môi trường làm việc thuận lợi nhất cho đội ngũ nhân lực KH&CN; có bộ máy tổ chức và biện pháp thực thi chính sách pháp luật và chiến lược hết sức kiên quyết, quyết liệt và hiệu quả cao. Điều quan trọng là phải chú trọng phát triển tốt năng lực nội sinh về KH&CN thì mới có khả năng đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN và khai thác tốt các lợi ích do hội nhập quốc tế về KH&CN mang lại.

Kinh nghiệm của các nước phát triển trong xây dựng chính sách pháp luật hội nhập quốc tế về KH&CN là luôn luôn biết coi trọng và thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực này để khai thác triệt các lợi thế do hội nhập quốc tế về KH&CN mang lại. Các hình thức và nội dung hội nhập phải được quy định phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tác và hoàn cảnh cụ thể. Họ đặc biệt chú trọng và rất thành công trong thu hút nhân lực KH&CN trình độ cao là kiều dân của mình ở nước ngoài và cả các nhà KH&CN là người nước ngoài về phía mình để giải quyết vấn đề phát triển KH&CN; kịp thời nâng tầm hợp tác quốc tế về KH&CN thành hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa KH&CN một cách kịp thời, đúng lúc [5, 23].

Một trong những hình thức hội nhập quốc tế và cũng là giải pháp phát triển KH&CN của các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, là xây dựng chính sách pháp luật thu hút các nhà khoa học trên thế giới làm việc cho mình dưới nhiều hình thức khác nhau.

1.3.1.1. Tại Mỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội nhập quốc tế về KH&CN là một bộ phận quan trọng của chính sách pháp luật về KH&CN của Mỹ. Năm 2000, Văn phòng Khoa học Quốc gia đã tuyên bố “Sự tham gia của Mỹ vào tạo lập đối tác và hợp tác khoa học kỹ thuật quốc tế ngày càng quan trọng như là một biện pháp bắt kịp các nghiên cứu sâu và phát kiến mới quan trọng về khoa học kỹ thuật”.

Mỹ nhận thức được rằng phát triển doanh nghiệp khoa học là loại hoạt động xuyên biên giới. Các nhà nghiên cứu tìm các đối tác tốt nhất mà họ có thể tìm được không kể đến biên giới quốc gia. Nhiều yêu cầu khoa học cũng đòi hỏi sự hội nhập quốc tế để tập hợp các dữ liệu, vật liệu, thiết bị và dụng cụ khoa học thích hợp và để chia sẻ kinh phí. Ngoài ra, hội nhập quốc tế về nghiên cứu và phát triển góp phần phổ biến kiến thức để cải thiện sức khỏe và sự phồn thịnh kinh tế của xã hội cũng như sự tín nhiệm quốc tế [4, 45].

Hiện nay, khoảng 60% tổng kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Mỹ lấy từ khu vực tư nhân. Ngoài khu vực này, tài trợ cho các nhà nghiên cứu Mỹ, đặc biệt trong nghiên cứu cơ bản, là từ các chương trình nghiên cứu và phát triển của Liên bang, cũng như là phân bổ ngân sách nghiên cứu và phát triển của Liên bang cho NSF (Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ), DOD (Bộ Quốc phòng), DOE (Bộ Năng lượng) và NIH (Viện Y tế Quốc gia). Hầu hết tài trợ được rót trực tiếp cho các nhà khoa học ở Mỹ trên cơ sở giá trị của các đề xuất của họ. Một số chương trình Liên bang có sự hội nhập quốc tế rõ ràng. Ví dụ, Chương trình Hội nhập Khoa học giũa NSF và Cơ quan Khoa học kỹ thuật Hàn Quốc (KOSEF) nhằm tăng cường sự hợp tác giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Tài trợ của các cơ quan cho hội nhập quốc tế cũng hỗ trợ cho các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển trong nước của họ, hỗ trợ các cơ quan trong hoạt động hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác của Chính phủ, như trợ giúp nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên, tài trợ KH&CN định hướng và nhiệm vụ khó theo dõi được do các nguồn tài trợ này không được sắp xếp và xác định riêng trong ngân sách Liên bang.

Cuối cùng, Mỹ đàm phán và ký kết các thỏa thuận chính thức và phi chính thức để hội nhập quốc tế về KH&CN. Hầu hết các thỏa thuận này là thỏa thuận song phương giữa Mỹ và một nước khác và một số thỏa thuận hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển đa quốc gia. Chủ đề của các thỏa thuận này bao hàm rộng các lĩnh vực KH&CN được xác định trong mục tiêu. Tuy nhiên, một số thỏa thuận KH&CN quốc tế không bao giờ được thực hiện đầy đủ vì thiếu vốn

Chính phủ Mỹ có chính sách pháp luật đầy đủ cho việc hỗ trợ và tham gia vào các hoạt động KH&CN quốc tế. Khoảng 5-6% ngân sách nghiên cứu và phát triển của Liên bang hằng năm tài trợ cho hội nhập quốc tế trong KH&CN. Các hoạt động này từ các dự án “siêu khoa học” đa quốc gia quy mô lớn, như Trạm Vũ trụ Quốc tế, đến các tài trợ nhỏ cấp cho thí nghiệm nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ riêng lẻ thực hiện với các đối tác nước ngoài. Hoạt động KH&CN quốc tế cũng bao gồm các dự án hỗ trợ, như dự án hỗ trợ phát triển dòng lúa mỳ kháng sâu bệnh cho các trang trại ở Trung Mỹ, giám sát khí quyển toàn cầu hoặc tìm nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài tài trợ cho nghiên cứu phát triển quốc tế, Chính phủ Liên bang cũng hỗ trợ các hoạt động có yếu tố khoa học hoặc công nghệ và liên quan đến sự hợp tác và điều phối quốc tế. Các hoạt động như vậy bao gồm theo dõi thời tiết, lập bản đồ, phát hiện địa chấn và các hoạt động quốc phòng và hàng không vũ trụ.

Trong phần lớn các trường hợp, Chính phủ Mỹ tài trợ cho hoạt động KH&CN quốc tế để xây dựng năng lực khoa học, là trọng tâm của lợi ích quốc gia và khoa học hoặc để đáp ứng các yêu cầu đặc thù của nhiệm vụ. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động quốc tế không được tài trợ riêng rẽ hoặc theo phương thức để có thể phân biệt hoặc theo dõi dễ dàng [4, 45].

Chính phủ Mỹ không có các biện pháp đặc biệt khuyến khích các hãng nước ngoài tham gia vào các chương trình công nghệ của Mỹ. Các hãng nước ngoài được tự do nhận giấy phép công nghệ ở Mỹ. Chỉ có các công nghệ được xếp vào loại mật hoặc là đối tượng kiểm soát xuất khẩu vì lý do an ninh quốc gia là các hãng nước ngoài không được tiếp cận đến. Hầu hết các chương trình công nghệ do Nhà nước tài trợ tập trung vào các hãng của Mỹ, tuy nhiên có một số ít mở cho các hãng nước ngoài tham gia. Chương trình Nghiên cứu của Khách mời Nước ngoài của NIST (Viện Nghiên cứu Quốc gia Tiêu chuẩn và Công nghệ) tạo cơ hội cho các nhà khoa học trên toàn thế giới cộng tác với các nhà khoa học của NIST và tiếp cận đến các phòng thí nghiệm của NIST. Các nhà nghiên cứu nước ngoài này có thể là từ các trường đại học, khu vực công nghiệp hoặc các tổ chức phi lợi nhuận. Tài trợ cho họ có thể là từ các cơ quan

trong nước họ, chương trình song phương với Mỹ, các tổ chức quốc tế hoặc tài trợ cho hợp tác trực tiếp từ nhà khoa học đến nhà khoa học.

Chính phủ Mỹ cũng không có các biện pháp đặc biệt để khuyến khích khu vực công nghiệp Mỹ tiếp cận đến các chương trình công nghệ nước ngoài hoặc quốc tế. Các hãng của Mỹ tự do hợp tác với các đối tác nước ngoài về nghiên cứu và phát triển của khu vực công nghiệp ở trong và ngoài nước Mỹ. Nghiên cứu và phát triển quốc tế của khu vực tư nhân đang gia tăng. Ngày càng

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 27)