Quy định về việc thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Na mở

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 79)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.5.4. Quy định về việc thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Na mở

KH&CN tại Việt Nam

Hướng dẫn Điều 24 Luật KH&CN năm 2013 về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài, Bộ Ngoại giao được Chính phủ phân công chủ trì soạn thảo Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 quy định về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam (Nghị định số 87). Nghị định này đã cho thấy nhiều nội dung đổi mới, phù hợp với tinh thần của Luật KH&CN năm 2013.

Về điều kiện được hưởng chính sách thu hút, Điều 3 Nghị định số 87 quy định người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam được hưởng chính sách quy định tại Nghị định nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Có sáng chế hoặc giống cây trồng được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với nhiệm vụ KH&CN thực hiện tại Việt Nam;

- Có công trình nghiên cứu KH&CN xuất sắc phù hợp với nhiệm vụ KH&CN thực hiện tại Việt Nam;

- Có bằng tiến sỹ, đã và đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tại cơ sở nghiên cứu có uy tín ở nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ KH&CN tại Việt Nam;

- Có bằng tiến sỹ, đã làm việc trên 3 năm ở vị trí nghiên cứu khoa học tại chương trình, dự án hợp tác quốc tế về KH&CN hoặc bộ phận nghiên cứu của doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài.

Về chính sách xuất nhập cảnh và cư trú, Điều 4 Nghị định số 87 quy định:

- Người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài là đối tượng điều chỉnh của Nghị định và thành viên gia đình họ (bao gồm bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi) được cấp thị thực nhiều lần hoặc Thẻ tạm trú với thời hạn tối đa theo quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài được Nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc đang tạm trú tại Việt Nam được xem xét cấp Thẻ thường trú theo quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Về chính sách tuyển du ̣ng, lao đô ̣ng, học tập, Điều 5 Nghị định số 87 quy định:

- Người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian làm việc tại Việt Nam được bổ nhiệm, thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức khoa KH&CN; được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp; xét công nhận, bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ theo quy định của Luật KH&CN.

- Chuyên gia nước ngoài trong thời gian làm việc tại Việt Nam được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN; được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

- Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được tạo điều kiện cấp giấy phép lao động theo quy trình, thủ tục rút gọn.

- Thành viên gia đình của người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài (bao gồm bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi) được tạo điều kiện, hỗ trợ về thủ tục khi tìm kiếm việc làm và tuyển sinh, học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.

Về chính sách lương, Điều 6 Nghị định số 87 quy định người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Việt Nam được hưởng lương theo thỏa thuận. Mức lương thỏa thuận được xác định trên cơ sở:

- Mức độ ưu tiên của nhiệm vụ KH&CN.

- Tính chất, quy mô và tầm quan trọng của hoạt động KH&CN. - Trình độ, năng lực, hiệu quả đóng góp của cá nhân.

Về chính sách nhà ở, Điều 7 Nghị định số số 87 quy định người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được cơ quan, tổ chức sử dụng tạo điều kiện về chỗ ở hoặc hỗ trợ thuê chỗ ở trong thời gian tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Về chính sách tiếp câ ̣n thông tin, Điều 8 Nghị định số 87 quy định:

- Trước khi tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được cung cấp thông tin, tư vấn về định hướng, lĩnh vực KH&CN ưu tiên phát triển tại Việt Nam và các tổ chức KH&CN có nhu cầu và tiềm năng hợp tác.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được cơ quan, tổ chức sử dụng cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các hoạt động chuyên môn.

Về chính sách khen thưởng, vinh danh, Điều 9 Nghị định số 87 quy định: Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài có nhiều cống hiến đối với sự phát triển KH&CN của Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem xét tặng danh hiệu khoa học danh dự, kỷ niệm chương vì sự nghiệp KH&CN hoặc được vinh danh, khen thưởng theo quy định pháp luật.

Một số chính sách khác dành cho người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 87:

- Người Việt Nam ở nước ngoài được hưởng các quyền của cá nhân hoạt đông KH&CN quy định tại Điều 20 Luật KH&CN.

- Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được hưởng các chính sách sau:

+ Được hưởng ưu đãi tối đa về thuế theo quy định của pháp luật;

+ Được chuyển các khoản thu nhập hợp pháp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định có liên quan khác của pháp luật Việt Nam; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài;

+ Được cơ quan, tổ chức sử dụng bảo đảm các điều kiện thuận lợi về phòng làm việc, trang thiết bị và vật tư, phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Việt Nam;

+ Được sử dụng miễn phí phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm trọng điểm khác để triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Được tạo điều kiện sử dụng tài liệu, sách báo, tạp chí, dịch vụ internet phục vụ cho hoạt động chuyên môn;

+ Được hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo KH&CN phù hợp với lĩnh vực chuyên môn tại Việt Nam;

+ Được hưởng các ưu đãi khác theo thỏa thuận với cơ quan, tổ chức sử dụng nếu những ưu đãi này phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhìn chung, Nghị định số 87 đã phản ánh nhiều nét mới trong chính sách trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam. Việc ban hành văn bản thể hiện sự quan tâm hơn của Nhà nước đối với vấn đề thực thi, thể chế hóa chính sách thu hút, kêu gọi các nhà khoa học Việt Nam đang công tác ở nước ngoài về cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên nhiều quy định trong văn bản còn khá chung chung và chưa nêu bật được những nội dung ưu đãi (Ví dụ như quy định tại Khoản 1 Điều 10 “Người Việt Nam ở nước ngoài được hưởng các quyền của cá nhân hoạt đông KH&CN quy định tại Điều 20 Luật KH&CN”). Bên cạnh đó, Nghị định chưa đề cập sâu đến nhiều chính sách quan

trọng như ưu đãi về thuế và phí ; ngoại hối; thuê, bổ nhiê ̣m chức danh lãnh đa ̣o , quản lý; bảo hộ sở hữu trí tuệ....Việc triển khai thi hành Nghị định này còn đòi hỏi việc cơ quan nhà nước phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và cơ chế phối hợp linh hoạt giữa các Bộ, ngành (Ví dụ như quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 “Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài ưu đãi tối đa

về thuế theo quy định của pháp luật”). Nội dung các điều, khoản cũng chưa có

sự phân biệt rõ chế định dành riêng cho chuyên gia nước ngoài và chế định dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trong thời gian tới, hy vọng các cơ quan hữu quan sẽ thực hiện tốt công tác triển khai thi hành các chính sách quy định tại Nghị định này. Việc triển khai thi hành tốt Nghị định này sẽ là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN.

2.1.6. Quy định của các văn bản cấp Bộ

Nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, nhiều văn bản cấp Bộ đã được ban hành và điều chỉnh vấn đề này. Ví dụ như Thông tư số 07/2013/TT-BKHCN ngày 08/3/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định nguyên tắc, hình thức, nội dung của văn bản hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN; Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức

KH&CN, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN (quy định việc thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài; thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN ở nước ngoài; thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức KH&CN nước ngoài); Thông tư số 12/2014/TT-BKHCN ngày

30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về quản lý nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư….

Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, văn bản cấp Bộ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc góp phần đưa các quy định mang tính nguyên tắc, chủ trương trong các văn bản cấp trên vào thực tế. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn thiếu nhiều cơ sở pháp lý cấp Bộ để triển khai các biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Đặc biệt, sau khi Luật KH&CN năm 2013 có hiệu lực và đã dành một Chương riêng thể hiện chính sách chung của Nhà nước về vấn đề hội nhập quốc tế về KH&CN, các Bộ, ngành cần quan tâm sát sao hơn đến công tác ban hành văn bản hướng dẫn quy định của Luật. Các văn bản cấp Bộ cần tập trung hướng dẫn nội dung liên quan đến tổ chức, biên chế, quyền và nghĩa vụ của cán bộ hoạt động KH&CN, chế độ đãi ngộ, thi đua khen thưởng, đầu tư, tài chính, chính sách nhà ở, xuất nhập cảnh, thông tin, thống kê phục vụ hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN. Việc hoàn thiện các nội dung này cần phải có sự phối hợp để ban hành văn bản liên tịch giữa các Bộ, ngành (Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông…). Quan trọng nhất là nội dung văn bản phải bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất để đảm bảo khả thi khi triển khai trên thực tế.

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 79)