Kiến nghị phương án tiếp tục hoàn thiện các quy định về hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 98)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2. Kiến nghị phương án tiếp tục hoàn thiện các quy định về hội nhập quốc tế

nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN

Từ khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, trong đó có các quy định khẳng định vai trò của hội nhập quốc tế về KH&CN và đề ra chủ trương, biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN. Các chủ trương, chính sách của Đảng về hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN cũng đã được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật thông qua hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quốc gia và hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền ký kết các điều ước quốc tế, các thỏa thuận quốc tế về KH&CN nhằm xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý quốc gia cũng như cơ sở pháp lý quốc tế cho hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN. Đặc biệt từ khi ban hành các văn bản như Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật KH&CN năm 2000 và Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN được phát triển ngày càng mạnh mẽ, hàng trăm điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực KH&CN đã được các cơ quan có thẩm quyền của các ngành, các cấp ký kết. Hội nhập quốc tế về KH&CN của nước ta được triển khai không chỉ trong khuôn khổ song phương mà từng bước được mở rộng sang khuôn khổ khu

vực và toàn cầu, ngày càng đa dạng về đối tác. Thông qua hội nhập quốc tế về KH&CN, hàng vạn cán bộ KH&CN được đào tạo, nâng cao trình độ, được tiếp cận, trang bị các tri thức KH&CN tiên tiến, hiện đại của thế giới; nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao của nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam và được chúng ta sử dụng, làm chủ; chúng ta cũng tranh thủ được không ít tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế về máy móc thiết bị, về tài chính cho KH&CN; bước đầu thu hút được một số chuyên gia giỏi về KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia giải quyết các vấn đề KH&CN ở Viêt Nam, tổ chức được không ít nhiệm vụ KH&CN theo nghị định thư, các nhiệm vụ nghiên cứu chung với các đối tác nước ngoài v.v…để phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ [12, 64].

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ về hợp tác KH&CN với gần 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ. Việt Nam đang là thành viên chính thức và không chính thức của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN. Theo thống kê của các Bộ, ngành, từ năm 2000 đến nay đã có hơn 500 thoả thuận, hợp đồng hợp tác quốc tế về KH&CN được thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu - triển khai ở các cấp [2, 35].

Nội dung hội nhập quốc tế về KH&CN đã bắt đầu gắn kết với yêu cầu thực tiễn của các ngành, địa phương, bước đầu phục vụ có hiệu quả cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hình thức hội nhập quốc tế về KH&CN ngày càng đa dạng và phong phú hơn (bao gồm hợp tác nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên gia, tổ chức hội thảo, hội nghị, trình diễn công nghệ, hội chợ triển lãm công nghệ…). Các lĩnh vực hội nhập cũng được mở rộng, từ nghiên cứu cơ bản đến, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, nghiên cứu liên ngành. Hội nhập quốc tế về KH&CN trong thời gian qua đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ trong nước. Một số bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã chủ động tiếp cận, mua bán, áp dụng công nghệ

mới, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Hệ thống sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm đã từng bước được hoàn thiện đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế quản lý hoạt động KH&CN đã từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, xã hội hoá hoạt động KH&CN thông qua các hình thức tuyển chọn tự do, công khai các tổ chức, cá nhân tham gia vào đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước, xây dựng các tiêu chí, quy trình đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án.

Hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN của nước ta cũng đã bắt đầu từng bước vượt qua các hình thức hoạt động hợp tác thụ động của thời kỳ còn non yếu để chuyển dần sang thế chủ động, tích cực hội nhập với các đối tác trong hoạt động KH&CN cho phù hợp với trình độ và năng lực của nền KH&CN đang phát triển và đội ngũ nhân lực KH&CN ngày càng lớn mạnh của đất nước [2, 43].

Tuy nhiên, hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN của nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KH&CN nói riêng của đất nước. Quá trình hội nhập trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế như nhân lực KH&CN chưa đủ năng lực để tham gia hiệu quả vào các hoạt động KH&CN quốc tế và khu vực, hàm lượng KH&CN đóng góp cho các hoạt động KH&CN quốc tế và khu vực còn thấp; cơ sở vật chất, kỹ thuật không đồng bộ, môi trường làm việc chưa chuyên nghiệp; phần lớn các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN trong thời gian qua mới chỉ được thực hiện trong khuôn khổ các hiệp định/thoả thuận hợp tác song phương hoặc đa phương. Mối quan hệ hợp tác thường diễn ra “một chiều”, trong đó các đối tác Việt Nam thường là “bên nhận, bên được hỗ trợ”, các đối tác nước ngoài là “bên cho, bên hỗ trợ”. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào đối tác và không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên.v.v. [2, 40]

Hiện nay, hệ thống văn bản quy định về hội nhập quốc tế đang dần được hoàn thiện. Đặc biệt, Luật KH&CN năm 2013 ra đời đã quy định nhiều điểm đổi mới trong chính sách pháp luật thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người

động và biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Quy định trong Luật KH&CN xây dựng nền móng pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN của Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trên cơ sở đánh giá thực trạng các quy định hiện hành về hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN và thực tiễn thi hành các quy định này, Luận văn xin kiến nghị phương án hoàn thiện các quy định về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN như sau:

- Hoàn thiện chính sách pháp luật về nhà ở, đất đai để thu hút đội ngũ chuyên gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài. Tiếp tục ban hành văn bản để hoàn thiện các quy định và chính sách pháp luật có liên quan đến việc cho phép người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Để thu hút các chuyên gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài, yếu tố đầu tiên là phải có nhà ở để các chuyên gia an cư lạc nghiệp. Bởi khi về nước họ phải mang cả gia đình, cho nên cần phải có các khu nhà ở chuyên gia. Các nước trên thế giới hiện nay đang hướng tới xây dựng các khu đô thị khoa học. Tạo điều kiện bố trí nhà ở, sắp xếp công việc, đời sống cho vợ (hoặc chồng), điều kiện học tập của con em các nhà khoa học có nguyện vọng về Việt Nam công tác lâu dài.

- Để mời gọi trí thức đóng góp cho đất nước, cần có quyết tâm mời gọi trí thức tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các cấp đại học và sau đại học; thành lập các trung tâm đào tạo, các dự án, công trình nghiên cứu. Nếu chúng ta muốn phát huy hơn nữa những người xưa nay chưa làm việc với Việt Nam thì chúng ta phải thay đổi chính sách lương bổng cho các chuyên gia Việt kiều. Cần có chính sách đãi ngộ đúng đắn để các trí thức có thể đóng góp cao nhất trí tuệ cũng như năng lực của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, tạo thành một trong các lực lượng chủ lực, then chốt tạo nên động lực thúc đẩy để công nghiệp hóa đất nước sớm sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.

- Đổi mới nhận thức về tầm quan trọng của việc thu hút trí thức Việt kiều đối với phát triển kinh tế đất nước. Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật theo hướng đối xử bình đẳng, không phân biệt giữa trí thức Việt kiều và trí thức trong nước trên mọi phương diện, tạo điều kiện để có thể huy động nhiều nhất tiềm năng của đội ngũ trí thức Việt kiều. Theo đó, không chỉ phải xây dựng chính sách pháp luật về chế độ lương, phụ cấp, bổ nhiệm, về nhà đất, vay vốn, chuyển giao công nghệ, về hộ chiếu, thị thực, cấp thẻ đặc biệt, thời hạn cư trú cho trí thức Việt kiều và thân nhân, mà còn phải hoàn thiện và thực thi nghiêm minh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, vì có tôn trọng sở hữu trí tuệ mới khơi nguồn sáng tạo và bảo vệ được lợi ích chính đáng của nhà khoa học.

- Hình thành cơ chế và điều kiện để huy động các trí thức Việt kiều, chuyên gia nước ngoài hợp tác với các cơ sở khoa học trong nước nhằm giúp đào tạo, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, tạo điều kiện và phương tiện để các trí thức Việt kiều, chuyên gia nước ngoài có điều kiện tiếp tục làm việc ngắn hạn hay lâu dài tại Việt Nam. Ví dụ, có thể cho phép trí thức Việt kiều, chuyên gia nước ngoài tham dự và nắm giữ những cương vị công tác khoa học tương xứng với nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể cùng với quyền được tổ chức và lãnh đạo nhóm nghiên cứu khoa học; tạo cơ chế và điều kiện để các nhà khoa học Việt kiều, chuyên gia nước ngoài được đăng ký các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, hướng dẫn nghiên cứu sinh và tham gia các hội đồng khoa học ở Việt Nam; có chính sách pháp luật ưu đãi đặc biệt để thu hút các nhà khoa học là Việt kiều, chuyên gia nước ngoài về làm việc trong các ngành khoa học mũi nhọn của Việt Nam; bố trí các nhà khoa học vào vị trí làm việc phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào tạo, hoặc rất có kinh nghiệm.

- Ban hành chính sách pháp luật nhằm mục tiêu xây dựng môi trường làm

việc thuận lợi, hấp dẫn để thu hút các chuyên gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc.

Theo nghị định trên, Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc là tổ chức KH&CN trực thuộc Bộ KH&CN, có trụ sở ở Hà Nội và được mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.

Viện thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghệ nguồn, nghiên cứu nâng cấp các công nghệ phục vụ các ngành công nghiệp chiến lược, then chốt; phát triển các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực; phát triển công nghệ tích hợp để thay thế công nghệ nhập khẩu.

Ngoài cơ chế tự chủ áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập, Viện được thực hiện các chính sách riêng như cơ chế tài chính đặc thù tương tự như đối với các trường đại học tiên tiến được thành lập trên cơ sở hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài. Đây là chính sách khuyến khích các nhà khoa học trình độ cao là người nước ngoài, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Viện.

Nhà nước bố trí vốn đối ứng cho Dự án hợp tác xây dựng Viện theo cam kết tại Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc, đồng thời hỗ trợ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị nghiên cứu hiện đại cho Viện. Nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm và các khoản thuế phải nộp của Viện trong thời gian tối đa là 10 năm.

Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc được xây dựng dựa trên sự tham khảo mô hình thành công của KIST, viện khoa học ứng dụng hàng đầu của Hàn Quốc. KIST nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các công ty, doanh nghiệp và vì vậy có tính ứng dụng rất cao. Các chính sách đặc biệt của KIST giúp nó thu hút nhân tài người Hàn Quốc và từ các nước phát triển.

Trước mắt, trong thời gian sắp tới, Thủ tướng Chính phủ cần sớm thông qua các văn bản riêng về V-KIST, coi đây là mô hình thí điểm, phải có quy định riêng, đặc biệt về cơ chế tài chính để không bị vướng các quy định hiện hành khác chưa phù hợp. Ngoài ra, chế độ ưu đãi dành cho nhà khoa học công tác tại

đây cần có đột phá. Nếu không hội đủ các yếu tố này thì việc thành lập một hay nhiều viện nghiên cứu ở Việt Nam theo cung cách như hiện nay chắc chắn không thu hút được những nhà khoa học ở nước ngoài [16].

- Cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức Việt kiều, chuyên gia nước ngoài có thể đi lại, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, tham quan, du lịch.

- Sửa đổi, ban hành một số quy định, thông tư, thông tư liên tịch về thủ tục xuất nhập cảnh, cấp hộ chiếu phổ thông, theo hướng thông thoáng, thuận tiện và đơn giản hoá thủ tục cho công dân Việt Nam ở nước ngoài; quy định rõ ràng về chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí, miễn lệ phí lãnh sự.

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định, hướng dẫn về thực hiện chính sách pháp luật thuế theo hướng ưu đãi đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong đó có đội ngũ chuyên gia trí thức là kiều bào.

- Các bộ, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các quy định trong văn bản cụ thể nhằm tạo điều kiện hơn nữa trong đầu tư cho các doanh nghiệp kiều bào.

- Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực của hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ phù hợp với chuẩn mực quốc tế;

- Hoàn thiện và triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu của nền kinh tế thị trường;

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng tạo cơ sở cho quá trình thuận lợi hoá thương mại của Việt Nam tham gia vào thị trường quốc tế.

- Rà soát hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành. Phối hợp với các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, các quốc gia hoàn thiện, xây dựng mới các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

APEC, ASEM, CIMP và các Hiệp định/Thoả thuận song phương hoặc đa phương đối với các đối tác có khối lượng hàng hoá buôn bán thương mại lớn hoặc có triển vọng; Hợp tác với các tổ chức công nhận quốc gia của các nước

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)