Quy định của Luật khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 54)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Quy định của Luật khoa học và công nghệ

Ngày 18/6/2013, Quốc hội đã thông qua Luật KH&CN năm 2013, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014. Luật có nhiều điểm mới mang tính đột phá, đặc biệt trong vấn đề hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.

Để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về KH&CN, Luật KH&CN năm 2013 bên cạnh các quy định về đa dạng hóa các hoạt động hội nhập quốc tế (chẳng hạn như thành lập tổ chức KH&CN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và đầu tư thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN của Việt Nam ở nước ngoài; phát triển mạng lưới đại diện KH&CN Việt Nam ở nước ngoài; thu hút, thuê chuyên gia, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia vào các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các chương trình đào tạo nhân lực KH&CN và các hoạt động KH&CN hội nhập quốc tế khác...), Luật đưa ra một số quy định về các biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN như: xây dựng một số tổ chức, nhóm nghiên cứu KH&CN đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; tăng cường hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; kết nối mạng

hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển KH&CN Việt Nam [21].

Nhằm đưa ra định hướng cho hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN, Luật KH&CN năm 2013 đưa ra nguyên tắc chung (Điều 70):

- Tích cực, chủ động và bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi.

- Đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN.

- Phát triển KH&CN theo chuẩn mực quốc tế và gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước tiên tiến, tranh thủ tối đa cơ hội để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao.

Luật KH&CN năm 2013 đưa ra các hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN (Điều 71). Trên cơ sở quy định mang tính nguyên tắc này, Chính phủ

và các Bộ, ngành có định hướng cụ thể để xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn hoạt động hội nhập. Điều 71 quy định:

- Liên kết, tham gia hoạt động KH&CN với nước ngoài, bao gồm: Tham gia tổ chức KH&CN, hội, hiệp hội KH&CN của nước ngoài; tham gia hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo KH&CN của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế ở trong nước và nước ngoài; thành lập tổ chức KH&CN có vốn nước ngoài ở Việt Nam và thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN của Việt Nam ở nước ngoài.

- Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án chung về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong khuôn khổ thỏa thuận song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và quốc tế.

- Thu hút, thuê chuyên gia, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia vào chương trình, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chương trình đào tạo nhân lực KH&CN, hoạt động KH&CN khác ở Việt Nam.

- Tổ chức triển lãm, diễn đàn KH&CN, chợ công nghệ, trung tâm, sàn giao dịch công nghệ, giới thiệu, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đặc biệt công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của các nước và Việt Nam.

- Tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào Việt Nam. - Phát triển mạng lưới đại diện KH&CN Việt Nam ở nước ngoài.

Để triển khai thực hiện tốt các hoạt động hội nhập theo quy định tại Điều 71 Luật KH&CN năm 2013, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng một văn bản cấp Bộ liên tịch hướng dẫn nội dung quản lý tài chính cho các hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.

Luật KH&CN năm 2013 cũng đề ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN (Điều 72). Đây là chủ trương rất quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoạt động quản lý hội nhập quốc tế về KH&CN. Luật KH&CN quy định những biện pháp:

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN. - Đẩy mạnh việc tham gia, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác KH&CN.

- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho đội ngũ nhân lực KH&CN.

- Xây dựng một số tổ chức, nhóm nghiên cứu KH&CN đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.

- Tăng cường kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KH&CN, đặc biệt hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế. Kết nối mạng thông tin tiên tiến, hiện đại của khu vực và

quốc tế về nghiên cứu và đào tạo.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển KH&CN Việt Nam.

- Sử dụng có hiệu quả vốn vay và viện trợ của nước ngoài đầu tư cho KH&CN.

Quan điểm về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN được thể hiện dàn trải tại nhiều điều Luật:

- Luật khẳng định một trong những chính sách của Nhà nước về phát triển KH&CN là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về KH&CN; nâng cao vị thế quốc gia về KH&CN trong khu vực và thế giới (Điều 6 Khoản 8).

- Quy định một trong những quyền của tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN là tham gia hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế về KH&CN

(Điều 13 Khoản 8, Điều 20 Khoản 10).

- Quy định tổ chức KH&CN nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động KH&CN, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động KH&CN theo quy định; điều kiện thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức KH&CN nước ngoài (Điều 15).

- Quy định chính sách ưu đãi đối với nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, nhà khoa học trẻ tài năng: “Được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc

tế thuộc lĩnh vực chuyên môn” (Điều 23).

- Quy định chính sách thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài (Điều 24):

+ Cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài được khuyến khích tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

gian làm việc tại Việt Nam được hưởng ưu đãi: Được bổ nhiệm, thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN; được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp, xét công nhận, bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ; được hưởng lương chuyên gia theo quy định của Chính phủ và ưu đãi khác theo hợp đồng; được hưởng các ưu đãi về xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

+ Chuyên gia nước ngoài được khuyến khích tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam và được hưởng ưu đãi sau đây: Được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN; được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN; được hưởng ưu đãi về xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật; được hưởng lương chuyên gia theo quy định của Chính phủ và ưu đãi khác theo hợp đồng.

+ Cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia là người nước ngoài có cống hiến lớn đối với sự nghiệp phát triển KH&CN của Việt Nam được Nhà nước Việt Nam vinh danh, khen thưởng, tặng giải thưởng về KH&CN của Việt Nam.

- Quy định Chính phủ thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia với một trong những mục đích chính đó là “hỗ trợ nhà khoa học trẻ tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế” (Khoản 1 Điều 60).

Khác với quy định tại Luật KH&CN năm 2000 và các đạo luật chuyên ngành trong lĩnh vực KH&CN (Luật công nghệ cao, Luật đo lường, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật năng lượng nguyên tử) mới chỉ dừng lại ở quan điểm hợp tác quốc tế, Luật KH&CN năm 2013 đã tiến thêm một bước lớn về chủ trương khi tiếp cận vấn đề về mở cửa, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng “Về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết TW6). Nghị quyết khẳng định các

cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc.”

Quan điểm của Luật KH&CN năm 2013 có sự kế thừa và phát triển nhiều nội dung của Luật KH&CN năm 2000 về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, trên tinh thần hội nhập quốc tế chính là hợp tác quốc tế nhưng ở trình độ cao, sâu sắc hơn.

Luật KH&CN năm 2000 đã đề cập đến tư tưởng và quy định rất nhiều

biện pháp về thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Đây được coi là những cơ sở pháp lý đầu tiên để triển khai hợp tác và nâng tầm hội nhập quốc tế cho giai đoạn sau.

Về vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, Khoản 1 Điều 46 Luật KH&CN năm 2000 đã ghi rõ: “Nhà nước mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về

khoa học và công nghệ; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác về khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi.” Một trong những

ưu điểm của Luật KH&CN năm 2000 đó là đã cụ thể hóa các chính sách hợp tác quốc tế về KH&CN từ việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về KH&CN, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác về KH&CN với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, thu hút trí thức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các chuyên gia giỏi của thế giới tham gia phát triển KH&CN Việt Nam.

Luật KH&CN năm 2000 đã đề cập đến chính sách chung với nhiều nội dung nhằm đảm bảo thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, tuy nhiên còn thiếu các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách. Tương tự các đạo luật chuyên ngành trong lĩnh vực KH&CN (Luật công nghệ cao, Luật đo lường, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật năng lượng nguyên tử, Luật chuyển giao công

nghệ), Luật KH&CN năm 2000 cũng mới chỉ dừng lại ở quan điểm hợp tác quốc tế và chưa nâng tầm hội nhập quốc tế sâu rộng về KH&CN.

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)