Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 60)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3.1.Quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao

Trong bối cảnh nền công nghệ của Việt Nam còn nhiều lạc hậu, việc hợp tác, hội nhập quốc tế để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến, công nghệ cao được xem như chính sách ưu tiên hàng đầu để phát triển tiềm lực KH&CN đất nước. Nhận thức rõ vấn đề này, Luật công nghệ cao (Luật số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008) đã khẳng định quan điểm chú trọng đối với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao (Điều 7):

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tập đoàn kinh tế đa quốc gia, tập đoàn kinh tế nước ngoài có trình độ KH&CN tiên tiến trên nguyên tắc phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về công nghệ cao; thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghệ cao, ưu tiên hợp tác đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật công nghệ cao tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tiên tiến khu vực và thế giới; thu hút, sử dụng có hiệu quả người có trình độ cao, lực lượng trẻ tài năng hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

- Thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế về KH&CN, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhằm nâng cao năng

nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai Luật công nghệ cao cho thấy còn những bất cập trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao đầu tư tại Việt Nam đang vấp phải một số rào cản về quy định tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao.

Điểm b Khoản 1 Điều 18 Luật công nghệ cao quy định về tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao: “Tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền

cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu”

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, với quy mô tổng nguồn vốn đầu tư dưới 100 tỷ đồng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt mức doanh thu hạn chế, do đó tỷ lệ 1% doanh thu dành cho nghiên cứu và phát triển là không lớn đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao.

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp có quy mô lớn (đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), với quy mô Tổng nguồn vốn có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng, thậm chí hàng trăm ngàn tỷ đồng (Ví dụ như Samsung) thì tỷ lệ 1% doanh thu là khá lớn.

Xem xét trên số liệu của Bộ KH&CN về các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và Giấy chứng nhận ứng dụng công nghệ cao có doanh thu từ hàng trăm tỷ đồng đến hàng ngàn tỷ đồng thì hầu hết các doanh nghiệp này đều có tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển trên tổng doanh thu cao hơn 1%, thậm chí có những doanh nghiệp đạt tỷ lệ rất cao như: Công ty TNHH Nissei Electric Vietnam (từ 20% - 25%); Công ty TNHH CNSH dược Nanogen (từ 6% - 12%); Công tư CP thông minh MK (từ 4% - 12%); Công ty CP truyền thông Việt Nam (từ 5% - 6%).

Tuy nhiên, khi xét số liệu của 02 Công ty thuộc Tập đoàn Điện tử Samsung là 02 Công ty được cho là các doanh nghiệp có quy mô thuộc một

trong các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (doanh thu của Công ty TNHH Samsung Electroníc Việt Nam năm 2013 đạt hơn 500 ngàn tỷ, doanh thu của Công ty TNHH Samsung SDI Việt Nam đạt hơn 11 ngàn tỷ), tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển từ năm 2011 đến năm 2013 tương ứng: Công ty TNHH Samsung Electroníc Việt Nam từ 0,53% đến 0,62%; Công ty TNHH Samsung SDI Việt Nam từ 0,43% đến 1,72%. Như vậy, việc đạt tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển/tổng doanh thu hàng năm là 1% đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn (đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) là tương đối khó khăn.

Trong giai đoạn hiện nay, để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, cần xem xét điều chỉnh tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao theo hướng giảm tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển đối với doanh nghiệp có quy mô lớn.

Điểm b Khoản 1 Điều 18 Luật công nghệ cao quy định về tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao: “Số lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn

từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động”

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỷ lệ 5% như quy định hiện hành là hợp lý. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn (đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), số lượng lao động có thể lên đến hàng chục ngàn người thì tỷ lệ 5% là chưa phù hợp.

Xem xét trên số liệu của Bộ KH&CN về các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và Giấy chứng nhận ứng dụng công nghệ cao có số lượng lao động từ hàng chục người đến hàng ngàn người thì hầu hết các doanh nghiệp này đều có tỷ lệ lao động trực tiếp tham gia nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động cao hơn 5%.

Tuy nhiên, khi xét số liệu của Công ty TNHH Samsung Electroníc Việt Nam, một trong các Công ty sử dụng nhiều lao động nhất ở Việt Nam, trong 03 năm hoạt động với tổng số lao động của các năm tăng dần từ 18 ngàn người

năm 2011 lên 43 ngàn người năm 2013 thì tỷ lệ nhân lực nghiên cứu và phát triển đạt từ 1,92% (năm 2011), 2,92% (năm 2012), 3,2% (năm 2013).

Như vậy, với số lượng lao động của doanh nghiệp có quy mô lớn lên đến hàng ngàn người thì tỷ lệ lao động tham gia trực tiếp vào nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp nên được quy định ở mức thấp hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa với lực lượng lao động ít hơn.

Để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, việc điều chỉnh tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao theo hướng giảm tỷ lệ lao động tham gia trực tiếp vào nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động đối với doanh nghiệp có quy mô sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Điều 18 Luật công nghệ cao về tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao mới đây đã được Luật đầu tư năm 2014 (Điều 75) sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định các tiêu chí mở hơn. Tuy nhiên, vẫn cần phải ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để hướng dẫn thực hiện nội dung này.

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 60)