Quy định của Hiến pháp

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 52)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Quy định của Hiến pháp

Hiến pháp năm 2013 quy định Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập , tự chủ , hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển ; đa phương hóa , đa dạng hóa quan hê ̣, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới (Điều 12); Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi

trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Điều 50); Nhà nước

ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu KH&CN; bảo đảm quyền nghiên cứu KH&CN; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (Điều 62).

Quy định trên tại Hiến pháp năm 2013 chính là các nguyên tắc dành cho hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về KH&CN nói riêng.

Hiến pháp năm 2013 về cơ bản đã kế thừa những điểm tích cực của Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) về vấn đề hợp tác, tuy nhiên đã đề cập trực diện hơn về nội dung hội nhập quốc tế nói chung và trong lĩnh vực KH&CN nói riêng.

Trước khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, cơ sở pháp lý cao nhất cho hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Hiến pháp năm 1992 khẳng định chính sách của Nhà nước đối với phát triển KH&CN tại Điều 37 và Điều 38. Trong đó, Điều 37 quy định: “Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học, công

nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học và công nghệ tiên tiến; phát triển đồng

bộ các ngành khoa học, nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu khoa học và công

nghệ của thế giới…” Có thể thấy quan điểm của Nhà nước coi hợp tác quốc tế

về KH&CN là một trong những biện pháp quan trọng, thông qua đó tiếp thu các thành tựu khoa học trên thế giới để phục vụ cho việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Điều 38 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) với tuyên ngôn “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Nhà nước đã khẳng định sự quan tâm đặc

biệt dành cho KH&CN. Tuy nhiên cả Điều 37 và Điều 38 mới chỉ tập trung vào vấn đề xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về KH&CN và chưa nêu rõ được nhiều về khía cạnh hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN.

nhất tại Điều 43 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Nhà

nước mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực văn hoá, thông tin, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao.”

Tinh thần chung của Hiến pháp năm 1992 vẫn chỉ tập trung đến những hoạt động hợp tác và quan điểm hội nhập quốc tế vẫn chưa được mạnh dạn tiếp cận.

Như vậy, nội dung hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN đã được nêu lần lượt tại Hiến pháp 1992 và Hiến pháp năm 2013, tuy nhiên, do tính chất hiến định, Hiến pháp chỉ nêu những quy định có tính nguyên tắc, ngắn gọn để đảm bảo tính ổn định, áp dụng lâu dài. Nhiệm vụ của chúng ta đó là trên cơ sở quy định của Hiến pháp, phải cụ thể hóa thành các quy định tại các luật và văn bản dưới luật để triển khai có hiệu quả nội dung hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.

Một phần của tài liệu Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của việt nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)