Xử lý vi phạm trong kinhdoanh vật tƣ nông nghiệp

Một phần của tài liệu pháp luật hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, lý luận và thực tiễn (Trang 46)

5. Bố cục luận văn

2.5.Xử lý vi phạm trong kinhdoanh vật tƣ nông nghiệp

Cũng giống nhƣ các loại hình kinh doanh khác kinh doanh vật tƣ nông nghiệp cũng gặp phải một số tình trạng vi phạm trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất. Và cùng với việc các tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể kinh doanh một hoặc nhiều loại vật tƣ trong các loại vật tƣ thuộc ngành nghề kinh doanh vật tƣ nông nghiệp dẫn đến việc có nhiều văn bản xử lý vi pham thuộc từng loại vật riêng biệt nhau. Tuy nhiên trong bài viết nghiên cứu, ngƣời viết chỉ nghiên cứu về các văn bản xử lý các hành vi phạm trong lĩnh vực vật tƣ nông nghiệp là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

56

Khoản 1, Điều 8, Thông tƣ 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

57 Điều 9, Thông tƣ 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tƣ

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 40 SVTH: Ngô Quốc Bảo

Đối với các hành vi phạm trong lĩnh vực thuốc trừ sâu đƣợc quy định rõ tại Điều

25, Nghị định số 114/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dich thực vật, cụ thể:

-Những hành vi có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

• Không có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;

• Không có cửa hàng và kho chứa thuốc bảo vệ thực vật hoặc có cửa hàng và kho chứa thuốc không đúng quy định;

• Buôn bán thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật chung với thức ăn chăn nuôi, lƣơng thực, thực phẩm, hàng giải khát, thuốc y tế, thuốc thú y và các hàng hóa vật tƣ tiêu dùng khác, trừ phân bón;

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam có khối lƣợng đến dƣới 5 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có giấy chứng nhận tập huấn văn bản pháp luật mới hàng năm do Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng cấp.

Thứ hai, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam có khối lƣợng từ 5 kilôgam (hoặc lít) đến dƣới 20 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam có khối lƣợng đến dƣới 3 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm.

Thứ ba, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam có khối lƣợng từ 20 kilôgam (hoặc lít) đến dƣới 100 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 41 SVTH: Ngô Quốc Bảo

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lƣợng từ 3 kilôgam (hoặc lít) đến dƣới 5 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;

• Tự ý sang chai, chiết lẻ thuốc bảo vệ thực vật từ bao gói khối lƣợng lớn thành chai, gói nhỏ để buôn bán;

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật dƣới dạng ống tiêm thủy tinh;

• Ngƣời trực tiếp bán thuốc có hành vi bán và hƣớng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định.

Thứ tƣ, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam có khối lƣợng từ 100 kilôgam (hoặc lít) đến dƣới 300 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam có khối lƣợng từ 5 kilôgam (hoặc lít) đến dƣới 10 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm.

Thứ năm, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam có khối lƣợng từ 300 kilôgam (hoặc lít) đến dƣới 500 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm;

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lƣợng từ 10 kilôgam (hoặc lít) đến dƣới 20 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm.

Thứ sáu, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam có khối lƣợng từ 500 kilôgam (hoặc lít) đến dƣới 1.000 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lƣợng từ 20 kilôgam (hoặc lít) đến dƣới 30 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm.

Thứ bảy, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 42 SVTH: Ngô Quốc Bảo

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam có khối lƣợng từ 1.000 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm trở lên;

• Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lƣợng từ 30 kilôgam (hoặc lít) đến dƣới 50 kilôgam (hoặc lít) thuốc thành phẩm.

Thứ tám, hình thức xử phạt bổ sung:

Tƣớc quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại mục thứ 4, mục thứ năm, mục thứ sáu, mục thứ bảy nêu trên.

Thứ chín, biện pháp khắc phục hậu quả:

• Buộc thu hồi trả lại nhà sản xuất để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với các thuốc hết hạn sử dụng, không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng;

• Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật cấm, không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam, thuốc dƣới dạng ống tiêm thủy tinh đối với hành vi vi phạm quy định.

Cần lứu ý tại khoản 2, Điều 5, Nghị định số 114/2013/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền, cụ thể:

Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt đƣợc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ trƣờng hợp quy định tại Điều 23, Điều 24 của Nghị định này.

* Ngoài những hành vị phạm trên trong lĩnh vực kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều hành vi đƣợc quy định xử phạt nhƣ vi phạm quy định về nhãn thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể nhƣ:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thuốc bảo vệ thực vật có nhãn, nhãn phụ, tài liệu kèm theo có nội dung không đúng với Giấy Chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; không đúng với nội dung ghi trong mẫu

nhãn đã đƣợc chấp thuận khi xét duyệt đăng ký.58

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật có nhãn sai quy định hoặc buộc ghi lại nhãn theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại

58 Điều 30, Nghị định 114/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng,

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 43 SVTH: Ngô Quốc Bảo

Khoản 1 Điều 30, Nghị định 114/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dich thực vật

Đối với hành vi vi phạm quy định quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về bảo vệ và kiểm dịch thực vật đƣợc quy định tại điều 31 Nghị định 114/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dich thực vật.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của ngƣời khác để hành nghề, bao gồm các giấy tờ sau:

• Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; • Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; • Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

• Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; • Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, hành nghề xông hơi khử trùng;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ sau:

• Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

• Giấy chứng nhận kiểm nghiệm chất lƣợng, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm giả các loại giấy tờ, hồ sơ xin cấp các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này nhƣng chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm quy định trên

Đối với xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh phân bón: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với từng hành vi vi phạm đƣợc quy định cụ thể trong Nghị định 163/2013/NĐ- CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp:

Thứ nhất đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, gia công phân bón

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về công nghệ sản xuất và quản lý chất lƣợng phân bón.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 44 SVTH: Ngô Quốc Bảo

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không có phòng kiểm nghiệm hoặc không có hợp đồng với phòng kiểm nghiệm đƣợc chỉ định và đƣợc công nhận để đánh giá chất lƣợng phân bón.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, gia công phân bón không có kho chứa phân bón.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp để sản xuất, gia công phân bón.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng trong trƣờng hợp không thực hiện đánh giá chất lƣợng phân bón, không có kho chứa phân bón có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng đối với

hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.59

Thứ hai, đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công phân bón không đảm bảo chất lƣợng:

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón không đạt mức sai số định lƣợng cho phép so với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tƣơng ứng hoặc quy định trong Danh mục phân bón.

- Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón không đạt mức chỉ tiêu định lƣợng bắt buộc so với mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tƣơng ứng hoặc quy định trong

Danh mục phân bón.60

- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy số lƣợng phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20, Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.nếu phân bón gây hại cho sức khỏe con ngƣời, vật nuôi, cây trồng và môi trƣờng.

Thứ ba, hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh phân bón:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp phân bón.

59 Điều 19, Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân

bón và vật liệu nổ công nghiệp.

60Điều 20, Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 45 SVTH: Ngô Quốc Bảo

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

• Kinh doanh phân bón không có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh bảo đảm giữ đƣợc chất lƣợng phân bón.

• Kinh doanh phân bón không có công cụ, thiết bị chứa đựng, lƣu giữ bảo đảm chất lƣợng phân bón.

• Kinh doanh phân bón không có kho chứa phân bón. - Hình thức xử phạt bổ sung:

• Tịch thu phân bón không chứng minh đƣợc nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.61

• Đình chỉ hoạt động kinh doanh phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng trong trƣờng hợp không có công cụ, thiết bị chứa đựng, không có kho chứa phân bón có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 21, Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.

Thứ tƣ, hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lƣợng

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón đã quá thời hạn sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ.

- Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu phân bón kinh doanh đã quá thời hạn sử dụng, phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ đối với hành vi vi phạm kinh doanh phân bón đã quá thời hạn sử dụng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy phân bón kinh doanh đã quá thời hạn sử dụng, phân bón bị đình chỉ sản xuất, phân bón bị đình chỉ tiêu thụ gây hại cho sức khỏe con ngƣời, vật nuôi, cây trồng và môi trƣờng đối với hành vi vi phạm kinh doanh phân bón đã quá thời hạn sử dụng và kinh doanh phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ.62

61Điều 21, Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân

bón và vật liệu nổ công nghiệp.

62 Điều 22, Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân

Một phần của tài liệu pháp luật hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, lý luận và thực tiễn (Trang 46)