Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 63)

- Tài nguyên văn hóa vật thể

Quảng Bình là nơi chứa đựng những dấu tích văn hóa tối cổ với hàng loạt các di tích khảo cổ có niên đại “Hòa Bình sớm” và phát triển liên tục trong suốt hàng chục nghìn năm lịch sử để hình thành và xếp lớp văn hóa tiền sử, sơ sử hết sức đặc thù và sinh động. Nơi đây còn là khu vực tiềm chứa và bảo tồn cho đến ngày nay những giá trị văn hóa Việt Cổ mà dấu hiệu nguyên sơ của văn hóa tiền Việt Mƣờng và văn hóa Chăm pa ( các phế tích thành quách, đền tháp văn hóa Chăm, đền chùa, miếu mạo văn hóa Việt...) trong di sản kiến trúc cộng đồng.

Nằm ở vị trí trung lộ của đất nƣớc, địa bàn Quảng Bình bị chia cắt mạnh về tự nhiên, vừa là khu vực tranh chấp quyết liệt giữa các thế lực thống trị trong lịch sử, lại là địa bàn tiếp nhận và chuyển tiếp các giá trị văn hóa của hai miền Bắc – Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Quảng Bình là địa bàn diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt và là nơi ghi dấu những chiến công hào hùng. Những ngƣời con anh hùng của Quảng Bình đã đi vào lịch sử dân tộc nhƣ: Lâm Úy, Nguyễn Viết Xuân, Mẹ Suốt...cùng hàng trăm tấm gƣơng kiên cƣờng, dũng cảm trong “chiến đấu giỏi” và “sản xuất giỏi”. Những địa danh nổi tiếng nhƣ: Làng Chiến đấu Cảnh Dƣơng, Cự Nẫm, Hiền Lộc, Sông Gianh, Nhật Lệ, Lũy Thầy, đƣờng Trƣờng Sơn và khu lăng mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, khu lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh...chứa đựng trong đó rất nhiều sự tích kỳ diệu và thiêng liêng.

- Tài nguyên văn hóa phi vật thể

+ Là các giá trị văn hóa thể hiện trong rất nhiều cộng đồng nhƣ các lễ hội, hát xƣớng, trò chơi dân gian, dàn nhạc và các sinh hoạt cộng đồng khác nhƣ: Lễ hội cầu ngƣ và múa hát chèo cạn ở vùng biển, lễ hội rằm tháng 3 của ngƣời Nguồn Minh Hóa, Lễ Hội Đập trống của đồng bào dân tộc Arem , lễ hội đua thuyền và hò khoan Lệ Thủy...

+ Tài nguyên văn hóa tộc ngƣời: Với sự bảo tồn của các giá trị nguyên sơ của các tộc ngƣời thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mƣờng và Môn-Khơme.

Trong tổng thể tiềm năng du lịch rất phong phú và độc đáo, Quảng Bình đã có đủ khả năng để khai thác các loại hình du lịch sau:

- Tham quan và thƣởng ngoạn tại các khu danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng, Đèo Ngang – Hòn La, Lý Hòa – Đá Nhảy, Nhật Lệ - Bảo Ninh, Bang – Trƣờng Sơn, Quán Hàu – Thanh Sơn, Bàu Sen – Dốc Sỏi, Cha Lo – Cổng Trời, hệ thống hang động ở Tân Hóa (Minh Hóa), Cao Quảng (Tuyên Hóa)...

- Tham quan và nghiên cứu hệ thống thành lũy cổ: Lũy Đào Duy Từ, Thành Đồng Hới, hệ thống lũy Chiêm Thành (Lũy Cổ Hoàng Vƣơng, Lâm Ấp phế lũy), thành Khu Túc (Kẻ Hạ), Thành Ninh Viễn (Nhà Ngo)...

- Tham quan và nghiên cứu các di tích lịch sử thuộc hệ thống đƣờng Hồ Chí Minh huyền thoại, các di tích lịch sử, văn hóa phân bố hầu hết các địa phƣơng trong tỉnh.

- Du lịch tâm linh ở hang Tám Cô TNXP, Núi Thần Đinh, Lăng Mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, quê hƣơng và khu lăng mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, đền thờ Công chúa Liễu Hạnh...

- Du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm các khu vực Karst Phong Nha – Kẻ Bàng, Khe Nét, Vũng Chùa – Đảo Yến, Đảo Chim...

- Tắm nóng và chữa bệnh tại Suối Bang.

- Nghĩ dƣỡng, tắm biển, tắm hồ và tham gia các trò chơi, lễ hội tại Sun Spa Resort, biển Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh, Đá Nhảy, Hải Ninh, Ngƣ Thủy, Vũng Chùa – Đảo Yến, hồ An Mã, hồ Phú Vinh, hồ Rào Trù – Rào Đá...

- Tham quan và nghiên cứu văn hóa tộc ngƣời tại các bản của Tộc ngƣời Rục (Thƣợng Hóa) và Arem (Thƣợng Trạch) Mã Liềng, Sách, Mày (Lâm Hóa), Vân Kiều (Trƣờng Sơn, Ngân Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy)...

- Du lịch cộng đồng tại một số làng văn hóa nỗi tiếng nhƣ “Bát danh hƣơng”: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dƣơng, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại và một số địa phƣơng khác.

- Các hoạt động dã ngoại phục vụ các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn thể, các trƣờng học...tham quan, học tập thực địa và vui chơi tại các danh thắng, khu vực đa dạng sinh học, các di tích lịch sử văn hóa...

Có thể khẳng định tài nguyên du lịch Quảng Bình với những giá trị phong phú, đa dạng, quý hiếm và độc đáo về tự nhiên, văn hóa đã hợp thành tài sản vô cùng quý giá để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 63)