Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Quảng Bình. Ở đây, gồm có sự so sánh động thái phát triển du lịch Quảng Bình theo giai đoạn, sự so sánh phát triển du lịch Quảng Bình với các địa phƣơng trong vùng và với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam
Phƣơng pháp này là sự hỗ trợ cần thiết làm nỗi bật tính thống nhất giữa lịch sử và logic. Đó là sự so sánh giữa đối tƣợng này với đối tƣợng khác trong
những điều kiện, hoàn cảnh chi phối chúng, cho phép nhìn rỏ nét tƣơng đồng và sự khác biệt, nhận rõ những cái riêng có cùng một cái chung bản chất hoặc những dấu hiệu phân biệt cái riêng này với cái riêng khác.
Phƣơng pháp so sánh cũng có thể dựa trên những cái mốc của sự kiện và thời gian của cùng một cái trục vận động để tìm ra sự phát triển khác nhau của cùng một đối tƣợng, chính thể trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau.
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tƣợng kinh tế - xã hội mang tính đồng nhất giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác...
Trong chƣơng 3 của luận văn, tác giả đã dùng phƣơng pháp này để so sánh số liệu về tình hình nhân lực, đầu tƣ, cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ cũng nhƣ tình hình và kết quả phát triển ngành du lịch Quảng Bình. Việc so sánh cho thấy những biến động về tình hình phát triển du lịch. So sánh tình hình phát triển du lịch qua các năm cho phép khẳng định tính hiệu quả trong việc thực thi các chính sách, giải pháp cụ thể của địa phƣơng. Cũng nhƣ nhân rộng các giải pháp tích cực trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH