Phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 28)

1.2.2.1. Khái niệm

Khái niệm phát triển bền vững đƣợc đƣa ra vào năm 1987 trong báo cáo “Tƣơng lai của chúng ta” của Hội đồng thế giới về môi trƣờng và phát triển của Liên Hiệp Quốc (WCED) nhƣ sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.”(Phạm Trung Lƣơng, 2002, trang 27).

Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thƣợng đỉnh của Liên hiệp quốc họp tại Rio de Janeiro với sự tham gia của 179 nƣớc đã thông qua chiến lƣợc phát triển bền vững và khẳng định: “phát triển bền vững là phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời hiện nay mà không ảnh hƣởng bất lợi đến các thế hệ tƣơng lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu của họ”.

Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã tổng kết và đƣa ra khái niệm hoàn chỉnh: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,

hợp lý, hài hòa giữa các mặt của sự phát triển, đó là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời trong hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai.

Hội nghị này xác định 3 trụ cột của phát triển bền vững:

Bền vững về kinh tế đòi hỏi phát triển kinh tế nhanh với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ, đặc biệt chú trọng công nghệ sạch.

Bền vững về mặt xã hội tức là đảm bảo công bằng xã hội và phát triển con ngƣời, trong đó chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội.

Bền vững về môi trƣờng tức là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sống theo hƣớng tích cực.

Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam, phát triển bền vững đƣợc định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng” Định nghĩa này đã bao quát đƣợc 3 trụ cột của phát triển bền vững.

Ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 154/QĐ – TTg “Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam” (còn gọi là Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Định hƣớng đã xác định: “Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa của con ngƣời và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa 3 mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng”.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 của Việt Nam đã khẳng định quan điểm: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng”.

Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lƣợc”. Theo đó: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế … Tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.”

1.2.2.2. Đặc trưng của phát triển bền vững

- Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc giữ gìn, bảo vệ.

- Vấn đề trung tâm của phát triển bền vững là con ngƣời, phát triển của thế hệ hiện tại không làm tổn hại tới sự phát triển của các thế hệ tƣơng lai mà nó góp phần tạo điều kiện để các thế hệ sau thỏa mãn ngày càng cao hơn nhu cầu của họ.

- Phát triển bền vững không phải là phát triển của số lƣợng đơn thuần mà là phát triển với một tầm nhìn vào tƣơng lai, phát triển nhƣng không bỏ qua những nguyên tắc mang tính lý luận về đạo đức để hƣớng dẫn hành động.

- Phát triển bền vững là một quá trình lâu dài, gồm những giai đoạn khác nhau từ thấp đến cao.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)