1.2.6.1. Góp phần phát triển kinh tế
- Với tƣ cách là một ngành kinh tế, khi du lịch phát triển bền vững, nó sẽ đóng góp rất lớn vào GDP của địa phƣơng, của vùng và của cả quốc gia.
- Du lịch phát triển bền vững sẽ đóng góp vào tăng ngân sách nhà nƣớc, thông qua thuế của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch.
- Phát triển du lịch bền vững tác động tích cực đến phát triển kinh tế thông qua việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng.
- Vai trò của phát triển du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế còn thể hiện ở việc thúc đẩy xuất khẩu tại chổ. Du khách, nhất là du khách quốc tế sẽ tiêu dùng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các điểm, khu du lịch, từ đó làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, doanh thu, đồng thời mang lại việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cƣ, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch.
Du lịch còn xuất khẩu vô hình các cảnh quan thiên nhiên, địa danh, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo...Trong việc xuất khẩu này, các tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch không mất đi mà chúng vẫn giữ nguyên, chỉ đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng. Đây là lợi thế tuyết đối của xuất khẩu vô hình trong du lịch mà ngoại thƣơng không có đƣợc.
- Trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, du lịch có tiềm năng và khả năng lớn, nhất là các nƣớc đang và chậm phát triển với nhiều tiềm năng du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ, khai thác hiệu quả. Bằng việc thu hút đầu tƣ vào du lịch, các nƣớc có cơ hội tăng hợp tác và giao lƣu quốc tế. Du khách không chỉ là ngƣời du lịch thuần túy, họ có thể là nhà đầu tƣ, thông qua du lịch để tìm
kiếm cơ hội, tìm hiểu thị trƣờng đầu tƣ. Vì vậy, du lịch vừa là hoạt động thu hút, kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài, vừa là hoạt động góp phần thúc đẩy quan hệ, hợp tác kinh tế quốc tế.
1.2.6.2. Góp phần tạo việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội
Du lịch là một ngành sử dụng một lực lƣợng lao động lớn cả về lao động trực tiếp (quản lý, hƣớng dẫn viên, tƣ vấn, nhân viên nhà hàng, khách sạn...) và lao động gián tiếp (sản xuất, buôn bán hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng lƣu niệm, thực phẩm, đồ giải khát, bảo trì hệ thống phục vụ du lịch...). Do vậy, phát triển du lịch bền vững góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho dân cƣ.
Tiềm năng du lịch thƣờng có ở vùng núi, vùng xa xôi hẻo lánh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Việc phát triển du lịch bền vững không chỉ làm thay đổi bộ mặt của địa phƣơng và cƣ dân ở đây, mà còn thu hút một lƣợng lao động lớn từ các khu vực khác, hình thành khu dân cƣ, cụm đô thị tập trung. Phát triển du lịch bền vững còn góp phần giảm áp lực thất nghiệp, áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị. Dân cƣ ở nông thôn, vùng có làng nghề truyền thống, có tài nguyên du lịch...có thể yên tâm sinh sống, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống và chất lƣợng cuộc sống bằng việc phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả những giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần phục vụ du lịch.
Phát triển du lịch bền vững còn góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú thêm sự hiểu biết, nhận thức của cộng đồng. Thông qua việc tiếp xúc với du khách, cộng đồng địa phƣơng hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, con ngƣời ở các địa phƣơng, quốc gia khác. Những ngƣời đi du lịch lại có điều kiện mở mang tầm nhìn, hiểu thêm về đất nƣớc, con ngƣời ở địa phƣơng khác và các quốc gia khác.
1.2.6.3. Góp phần bảo vệ môi trường
Phát triển du lịch bền vững còn tác động trở lại, góp phần phát hiện, giữ gìn và phát triển các di tích, di sản vật thể và phi vật thể. Thực tế cho thấy, du
lịch đã “cứu” đƣợc nhiều di sản thiên nhiên, di sản văn hóa trƣớc sự tác động, tàn phá của thiên nhiên và sự thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm của con ngƣời. Thông qua phát triển du lịch, nhiều di sản phi vật thể của nhân loại đƣợc phục hồi và phát triển. Mặt khác, trong một số trƣờng hợp, cộng đồng địa phƣơng không nhận thấy những nét đặc thù, đặc trƣng riêng, tính hấp dẫn của các giá trị văn hóa vốn đã quen thuộc với họ, chỉ thông qua du lịch với sự phát hiện, ngƣỡng mộ của du khách thì các giá trị đó mới đƣợc phát huy.
1.2.6.4. Góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, ngoại giao nhân dân, hội nhập quốc tế
Phát triển du lịch bền vững là phƣơng thức hữu hiệu để tăng cƣờng mối quan hệ, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.
Phát triển du lịch bền vững một mặt nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, bảo tồn và tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; mặt khác nhằm quảng bá, giới thiệu các giá trị của tài nguyên du lịch ra cộng đồng quốc tế. Thông điệp của một quốc gia, địa phƣơng gửi tới cộng đồng bên ngoài có thể có nhiều cách, nhƣng thông qua du lịch, cụ thể là thông qua các giá trị đem đến cho khách du lịch là một trong những con đƣờng trực quan sinh động, rất hiệu quả.
Mỗi địa phƣơng, dân tộc, quốc gia đều có những cảnh quan đặc thù, những giá trị văn hóa đặc sắc, việc phát triển du lịch là cầu nối để giao lƣu với nhau. Sự “cọ xát” giữa các nền văn hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển văn hóa nói chung trên phạm vi toàn cầu, đồng thời đó là điều kiện để mỗi địa phƣơng, quốc gia có thể tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới, của địa phƣơng khác, làm phong phú thêm nét văn hóa truyền thống của mình.
Trong phạm vi một địa phƣơng, một đất nƣớc, du lịch là cầu nối tạo nên sự hiểu biết, tin cậy và quan hệ hợp tác lẫn nhau, giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, miền, dân tộc.