1.2.3.1. Khái niệm
Tại Hội nghị về môi trƣờng và phát triển của Liên hiệp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) quan niệm: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và ngƣời dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tƣơng lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu về kinh tế - xã hội, thẩm mỹ của con ngƣời trong khi vẫn duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con ngƣời” (Phạm Trung Lƣơng, 2005, rang 27)
Năm 1996, Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế quan niệm: “ Du lịch bền vững là sự đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch cho thế hệ tƣơng lai” (Nguyễn Đình Hòe, 2001, trang 63).
Hội nghị Bộ trƣởng Du lịch các nƣớc Đông Nam Á – Thái Bình Dƣơng tổ chức tại Việt Nam (năm 2004) đã đƣa ra quan niệm về du lịch bền vững: “Du lịch bền vững là việc phát triển du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phƣơng nhƣng không ảnh hƣởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch bền vững khả thi về kinh tế nhƣng không phá hủy môi trƣờng mà tƣơng lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trƣờng tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phƣơng”.
Mặc dù còn có những điểm chƣa thống nhất, nhƣng phần lớn ý kiến của các nhà khoa học Việt Nam cho rằng: Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm
thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì đƣợc sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai; cho công tác bảo vệ môi trƣờng và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng. (Phạm Trung Lƣơng, 2005, trang 20).
1.2.3.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng. - Cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời.
- Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ sự sống và bảo tồn tính đa dạng của tự nhiên và văn hóa – xã hội.
- Phát triển du lịch phải lồng ghép với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, của quốc gia.
- Phát triển du lịch phải gắn liền với thay đổi thái độ và thói quen sống của dân cƣ.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng.
- Tăng cƣờng sự trao đổi, tham khảo ý kiến cộng đồng địa phƣơng và các chủ thể có liên quan nhằm đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
- Cho phép địa phƣơng tự quản lý lấy môi trƣờng của mình. - Tăng cƣờng tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm.