Điều kiện phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 60)

3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp Nƣớc CHDCND Lào và phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 8.065 km2, dân số (năm 2012) có 857.924 ngƣời.

Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km, vùng lãnh hải gần 20.000 km2, có 5 hòn đảo lớn nhỏ. Ở phía Tây có chung biên giới với CHDCND Lào 201,87 km. Hệ thống giao thông thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% diện tích là đồi núi. Sự phong phú và đa dạng về địa hình là điều kiện để Quảng Bình phát triển nền kinh tế theo hƣớng kết hợp giữa biển và đất liền, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, là điều kiện để phát triển các loại hình du lịch.

Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam.

Nhìn chung các đặc điểm khí hậu không quá khắc nghiệt và phù hợp với hoạt động sinh hoạt và du lịch của con ngƣời.

- Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trƣờng Sơn - nơi có hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Tiêu biểu là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

+ Về động vật có: 493 loài với 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm nhƣ Voọc, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ...

+ Về đa dạng thực vật: Diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, Quảng Bình là tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất toàn quốc với 71% và là một trong những tỉnh có trữ lƣợng gỗ cao với 31triệu m3. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý nhƣ lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác.

- Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông với các cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La. Vịnh Hòn La có diện tích mặt nƣớc 4 km2, có độ sâu trên 15m và xung quanh có các đảo che chắn có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn và các tàu du lịch cỡ lớn vào cảng mà không cần nạo vét. Bờ biển có nhiều bãi biển, thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có thế mạnh phát triển du lịch và có một ngƣ trƣờng rộng lớn với trữ lƣợng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm nhƣ tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô để phát triển du lịch.

Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nƣớc khá lớn với diện tích 15.000 ha có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch. Hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ và có khoảng 160 hồ tự nhiên, hồ nhân tạo với dung tích ƣớc tính 243,3 triệu m3

thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, du thuyền trên sông.

- Tài nguyên sinh cảnh: bao gồm hệ thống danh lam thắng cảnh nhƣ hệ

Karst Phong Nha – Kẻ Bàng, thắng cảnh Hoành Sơn, Đèo Ngang, Vịnh Hòn La, đèo Lý Hòa và bải biển Đá Nhảy, biển Nhật Lệ và Bảo Ninh, hồ Bàu Tró,

phá Hạc Hải, đèo Mụ Giạ và Cha Lo – Cổng Trời, núi Thần Đinh, suối nƣớc khoáng Bang.

Đặc biệt Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng là khu du lịch có tính đột phá trong hoạt động du lịch của tỉnh và cũng là hệ thống tài nguyên du lịch đang đƣợc xếp vào nhóm hấp dẫn hàng đầu du lịch Việt Nam và ở một khía cạnh nào đó, nó còn có vị trí trên bản đồ du lịch quốc tế. Với tầm quan trọng của nó, Thủ tƣớng Chính phủ có quyết định xếp hạng vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là di sản quốc gia đặc biệt và năm 2003 tổ chức UNESCO xếp hạng là di sản thiên nhiên thế giới.

Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trong địa giới hành chính 8 xã thuộc 2 huyện Bố Trạch và Minh Hóa với diện tích 86.000ha. Khu danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng là một quần thể hang động phong phú, kỳ vĩ gồm 300 hạng động, đƣợc mạnh danh là “vƣơng quốc hang động”. Hệ thống hang động ở đây đƣợc đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất thế giới với các đặc trƣng: Có sông ngầm dài nhất, hang có chiều cao và rộng nhất, các bãi cát trong hang dài nhất và có thạch nhủ đẹp nhất. Cùng với hệ thống hang động kỳ diệu, Sông Troóc, Sông Chày, Sông Son với dòng nƣớc trong xanh chính giữa vùng núi đá vôi có rừng đã tạo nên cảnh đẹp thơ mộng nhƣ bức tranh thủy mặc quyến rủ du khách.

Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có một khu vực nguyên sinh nhiệt đới ít bị tác động với độ che phủ trên 93% với 15 kiểu rừng, 7 kiểu hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt có loại rừng nhiệt đới thƣờng xanh chủ yếu cây lá kim với ƣu thế độc nhất của loại cây Bách Xanh đá, dƣới tán là các loài Lan Rú, phân bố trên núi đá vôi, là nơi cƣ trú của các loài thú lớn. Tại đây có 2.651 loại thực vật, 844 loại động vật có xƣơng sống, 10 loại linh trƣởng, trong đó có 419 loại thực vật đặc hữu, 40 loại động vật đặc hữu cho dãy Trƣờng Sơn, trong đó có 30 loại động vật đặc hữu cho Việt Nam, 116

loài thực vật và 129 loài động vật đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam. Vì vậy, Phong Nha – Kẻ Bàng đƣợc xác định là một trong 238 khu vực sinh thái quan trọng toàn cầu và đƣợc ƣu tiên trong Kế hoạch đa dạng sinh học.

Phong Nha – Kẻ Bàng còn ghi dấu nhiều di tích văn hóa, lịch sử quý giá, là nơi lƣu giữ những di tích của ngƣời nguyên thủy thời đại đồ đá, di tích văn hóa Chăm pa, di tích khảo cổ học: Đền thờ, bàn thờ, tƣợng Chàm của ngƣời Chăm pa, đền thờ, tƣợng phật của ngƣời Việt, di tích căn cứ chống Pháp của Vua Hàm Nghi tại núi Ma Pai, các địa danh trong kháng chiến chống Mỹ đã đi vào huyền thoại: Hang Tám Cô TNXP, bến phà Xuân Sơn, đƣờng mòn Hồ Chí Minh, đƣờng 20 quyết thắng...

Từ khi đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Phòng Nha – Kẻ Bàng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng trở thành khu điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 60)