Quan tâm bảo vệ, giữ gìn, cải thiện môi trường du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 115)

Tài nguyên du lịch và môi trƣờng du lịch là những yếu tố hết sức quan trọng, có tác động qua lại và quyết định sự thành bại của phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch phải đi đôi với công tác bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch. trƣớc mắt cần tập trung:

- Xây dựng đề án bào vệ tài nguyên du lịch và môi trƣờng du lịch, nâng cao năng lực ứng phó với các sự cố tác động xấu đến tài nguyên, môi trƣờng du lịch toàn tỉnh, từng vùng miền, khu, điểm du lịch.

- Thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng đối với các công trình, dự án đầu tƣ vào dịch vụ, du lịch và các hoạt động du lịch, nhất là các khu, điểm du lịch trọng điểm.

- Khắc phục tình trạng khai thác quá mức hiện nay đối với một số điểm du lịch trong khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng. Xây dựng quy chế điều tiết số lƣợng phƣơng tiện và số lƣợng khách du lịch đến thăm hang động trong ngày và giờ cao điểm. Mở rộng, phát triển thêm nhiều tuyến, điểm, chƣơng trình du lịch mới để thu hút khách và giảm áp lực đối với các tuyến, điểm trọng điểm hiện nay. Hạn chế và tiến tới không cấp phép đầu tƣ các dự án có quy mô lớn, gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng khu vực di sản, ƣu tiên đầu tƣ ra các khu vực phụ cận.

- Tuyên truyền phổ biến sâu rộng và thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trƣờng và Quy chế 02/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Chống các hành vi xả rác bừa bãi, phá hoại cảnh quan hang động, chặt phá cây xanh, thảm thực vật, đốt rừng, không xây dựng các công trình phi tự nhiên, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng sinh thái.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn xanh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch. Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch áp dụng các dự án thân thiện với môi trƣờng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát việc bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)