Nội dung và tiêu chí phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 32)

1.2.4.1. Nội dung phát triển du lịch bền vững

- Sự phát triển bền vững du lịch về kinh tế

Để phát triển du lịch bền vững về kinh tế cần tạo dựng và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch, đảm bảo tăng trƣởng du lịch ổn định và lâu dài, đảm bảo sự công bằng về lợi ích, kinh tế giữa các chủ thể

tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần ngày càng nhiều vào tăng trƣởng và phát triển kinh tế của địa phƣơng và của đất nƣớc.

- Sự phát triển bền vững du lịch về xã hội

Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững về xã hội, phát triển du lịch cần tạo ra ngày càng nhiều việc làm với thu nhập ngày càng cao cho ngƣời lao động trong ngành du lịch và cƣ dân tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo và bền vững, giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch, bảo tồn, tôn tạo và tăng cƣờng quảng bá các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể …

- Sự phát triển bền vững du lịch về môi trƣờng

Để phát triển du lịch bền vững về môi trƣờng cần đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý và lâu dài các tài nguyên thiên nhiên, cải tạo và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, kiểm soát những tác động có hại tới môi trƣờng tự nhiên, luôn làm cho môi trƣờng thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

1.2.4.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững

- Nhóm tiêu chí về kinh tế + Chỉ tiêu về khách du lịch

Khách du lịch là yêu tố quyết định trong việc tạo nên “cầu” du lịch, là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của một điểm, một vùng và của toàn bộ ngành du lịch. Chỉ tiêu về khách du lịch cho biết nhiều thông tin và là thƣớc đo của sự phát triển du lịch, của sự nối tiếp và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, của khả năng đáp ứng các nhu cầu của du khách...Phát triển du lịch bền vững thể hiện ở sự tăng trƣởng liên tục thông qua các chỉ tiêu số lƣợt khách, chất lƣợng nguồn khách, thời gian lƣu trú bình quân, mức chi bình quân của khách, khả năng thanh toán, số khách quay trở lại, mức độ hài lòng của du khách...

Kinh tế du lịch phát triển bền vững đòi hỏi có tăng trƣởng cao, liên tục, ổn định và dài hạn hƣớng tới mục tiêu là tăng doanh thu, lợi nhuận và đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc. Doanh thu của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu khách du lịch và chất lƣợng sản phẩm du lịch, chất lƣợng phục vụ du lịch. Cơ cấu doanh thu du lịch cũng phản ánh mức độ phát triển bền vững của du lịch thông qua mức chi tiêu hàng ngày của du khách.

Sự phát triển và gia tăng liên tục của chỉ tiêu GDP của ngành du lịch cho thấy sự phát triển cũng nhƣ vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Chỉ tiêu này càng ổn định và tăng cao theo thời gian cho thấy kinh tế du lịch ngày càng phát triển gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

+ Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật của ngành du lịch

Đó là toàn bộ các cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện vật chất kỷ thuật do Nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân làm du lịch tạo ra để khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch, các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu khác nhau của du khách.

Hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật phải đảm bảo phù hợp với đặc trƣng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thù tài nguyên du lịch tại khu vực đó. Ngoài ra tính đa dạng, phong phú, hiện đại của cơ sở vật chất kỷ thuật sẽ tạo nên sự hấp dẫn, thỏa mãn hài lòng của du khách. Muốn vậy cần phải có sự quan tâm đầu tƣ đúng mức của nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân làm du lịch.

+ Tỷ lệ hàng hóa địa phƣơng trong tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho khách du lịch

Tiêu chí này đánh giá khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế du lịch của các ngành kinh tế và các sản phẩm địa phƣơng vùng du lịch, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm, đồng thời đánh giá sự phát triển bền vững của du lịch.

+ Du lịch tạo việc làm, tăng thu nhập và tham gia xóa đói giảm nghèo

Chỉ tiêu này thể hiện ở số lƣợng việc làm do du lịch tạo ra, ở sự tăng trƣởng về thu nhập và mức sống của những ngƣời tham gia vào hoạt động du lịch và của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng có hoạt động du lịch, ở sự đóng góp của du lịch vào xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng. Chỉ tiêu này cũng đƣợc thể hiện ở tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi có hoạt động du lịch.

Một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển du lịch bền vững về xã hội là số lƣợng các tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc bảo tồn và tôn tạo.

+ Chỉ tiêu về bảo vệ môi trƣờng tự nhiên

Thuộc nhóm này có 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất là: * Tỷ lệ các tài nguyên du lịch thiên nhiên đƣợc khai thác và bảo tồn. * Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý, thu gom rác thải.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)