Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 89)

3.1.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội gây ô nhiễm môi trường về tội gây ô nhiễm môi trường

Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới bên cạnh những cơ hội phát triển đất nước thuận lợi cũng nảy sinh không ít các vấn đề thách thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo đó, các hành vi gây ô nhiễm môi trường và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam gia tăng một cách nhanh chóng trong những năm qua. Vì vậy, trong thời gian tới theo nhiều chuyên gia nhận định, tình hình tội phạm về gây ô nhiễm môi trường sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ vi phạm. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự đối với tội gây ô nhiễm môi trường là rất cần thiết. Yêu cầu hoàn thiện quy định của BLHS về tội gây ô nhiễm môi trường dựa trên những đòi hỏi sau, cụ thể:

- Thứ nhất, quy định về tội gây ô nhiễm môi trường trong Bộ luật hình sự chưa đáp ứng được yêu cầu là công cụ răn đe hữu hiệu đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua cũng như các chính sách phòng chống loại tội phạm này trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta;

- Thứ hai, một số nội dung quy định về tội gây ô nhiễm môi trường trong Bộ luật hình sự hiện hành còn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn áp dụng và gây khó khăn không nhỏ đối với các cơ quan tiến hành tố tụng;

- Thứ ba, chưa đạt được sự phân định rạch ròi ranh giới áp dụng tội gây ô nhiễm môi trường với văn bản pháp luật khác về bảo vệ môi trường.

Chính vì vậy, theo chúng tôi, trong thời gian tới, việc sửa đổi, bổ sung BLHS đối với tội gây ô nhiễm môi trường là rất quan trọng và nên tập trung

vào một số nội dung như sau:

Thứ nhất, mở rộng khách thể của tội gây ô nhiễm môi trường

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014,

các thành phần của môi trường là “yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác” [53, Điều 3]. Cũng theo pháp luật bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi

trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014). Tuy nhiên, theo quy định về tội gây ô nhiễm môi trường trong BLHS hiện hành của nước ta hiện nay, thành phần môi trường được bảo vệ khỏi ô nhiễm chỉ bao gồm đất, nước, không khí mà chưa nghiên cứu quy định đối với các lĩnh vực có mức độ ô nhiễm cao như tiếng ồn, ánh sáng, âm thanh. v.v.... là một trong những thiếu sót rất lớn khi mà pháp luật hình sự một số nước đã có quy định về vấn đề này. Ví dụ, Đức đã quy định tại Điều 325a về gây tiếng ồn, gây chấn động và gây ra tia không phóng xạ trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009.v.v.. Mặt khác, việc hiện hành quy định điều kiện vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải để làm căn cứ xác định các hành vi gây ô nhiễm môi trường là chưa đầy đủ và điều này có thể khẳng định trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Theo đó, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã được phân định chi tiết, bao gồm: Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh, Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác. Bên cạnh đó, trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường, Điều 19. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP đã dựa vào cả quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải để làm căn cứ xử phạt. Do vậy, các nhà làm luật cần nghiên cứu, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường xung quanh cùng với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Một vấn đề tiếp theo là bản thân khái niệm về

chất gây ô nhiễm môi trường là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm đã bao gồm cả khái niệm phóng xạ, bức xạ. Do vậy, việc sử

dụng thêm thuật ngữ phóng xạ, bức xạ trong nội dung tại khoản 1 Điều 182 của BLHS hiện hành là không cần thiết.

Tóm lại, để khắc phục những thiếu sót trên trong kĩ thuật lập pháp của Bộ luật hình sự hiện hành, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung quy định thêm khách thể của tội phạm, chúng tôi đề nghị, việc sửa đổi quy

định về vấn đề khách thể trong BLHS hiện hành tại khoản 1 Điều 182: Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ” nên được sửa đổi theo hướng: “Người nào xả, thải hoặc phát tán vào môi trường các chất gây ô nhiễm…...

Thứ hai, cần nghiên cứu xắp xếp hợp lý và quy định cụ thể hơn về xác định thiệt hại và hình thức lỗi của hành vi

Hiện nay, chính những quy định của BLHS hiện hành về việc lấy các thiệt hại làm căn cứ để quy định về các dấu hiệu định tội, định khung hình phạt chưa thật sựa hợp lý đã gây cản trở rất lớn đối với công tác đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, những quy định chung chung về các thiệt hại như làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác đã gây ra những khó khăn rất lớn cho việc hướng dẫn các quy định này ở các văn bản dưới luật. Một số nước

trên thế giới hiện nay khi quy định về tội phạm gây ô nhiễm môi trường trong BLHS đã quy định cả trường hợp chưa xảy ra hậu quả đối với môi trường nhưng vẫn bị truy cứu TNHS, ví dụ như: Trường hợp phạm tội chưa đạt tại khoản 2 Điều 324, khoản 2 Điều 324a và khoản 1 Điều 325 trong BLHS của Đức; Điều 202 và 203 của BLHS Indonêxia; Điều 237 BLHS của Thái Lan v.v…. Có nước còn quy định cả trường hợp tội phạm thực hiện với lỗi vô ý (ví dụ: Bộ luật hình sự của Nga quy định lỗi vô ý tại khoản 3 Điều 250. Tội gây ô nhiễm nguồn nước, khoản 2, khoản 3 Điều 251. Tội làm ô nhiễm bầu không khí và tại khoản 3 Điều 254. Tội làm hư hỏng đất đai; BLHS của Đức quy định tại khoản 3 Điều 324. Gây ô nhiễm nguồn nước, Điều 324a. Gây ô nhiễm đất đai và tại Điều 325. Gây ô nhiễm không khí; Bộ luật hình sự của Inđônêxia cũng quy định tại Điều 203.v.v…

Vì vậy, trên cơ sở tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống tội phạm về môi trường cũng như quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính hiện hành, chúng tôi đề nghị việc sửa đổi quy định này đối với việc xác định các thiệt hại làm điều kiện truy cứu TNHS, hình thức lỗi trong nội dung tội gây ô nhiễm môi trường của BLHS hiện hành, cụ thể như sau:

* Đối với cấu thành tội phạm cơ bản của khoản 1 Điều 182. Theo quan điểm của chúng tôi, vẫn giữ nguyên hình thức lỗi cố ý như theo quy định của BLHS hiện hành. Đối với việc xác định thiệt hại làm căn cứ để truy cứu

TNHS, chỉ nên giữ lại tiêu chí vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và quy định cụ thể mức độ vượt quá bao nhiêu lần. Trên cơ sở tham khảo

quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí tại Điều 19 của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP, chúng tôi đề

nghị mức độ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, cụ thể: từ mười lần trở lên đến dưới hai mươi lần đối với thông số môi trường nguy hại

hoặc từ hai mươi lần trở lên đến dưới bốn mươi lần đối với thông số môi trường không nguy hại. Còn đối với các thiệt hại như làm môi trường bị ô nhiễm

nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác chúng tôi đề nghị nên bỏ

những quy định chung chung này. Cụ thể, đoạn “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác” [49, Điều 182, Khoản 1] sẽ được sửa đổi thành: vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ mười lần trở lên đến dưới hai mươi lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ hai mươi lần trở lên đến dưới bốn mươi lần đối với thông số môi trường không nguy hại. Việc chỉ giữ lại một điều kiện truy cứu TNHS và quy

định chi tiết cho điều kiện đó sẽ giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng xác định được mức độ ô nhiễm và đưa ra các quyết định có hay không việc khởi tố vụ án hình sự đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường mà không cần thiết phải xem hậu quả đã xảy ra hay chưa. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của đại đa số các nhà nghiên cứu về tội phạm môi trường.

* Đối với quy định của cấu thành tội phạm tăng nặng tại khoản 2 Điều 182. Theo quan điểm của chúng tôi, đối với các tình tiết tăng nặng về những

hậu quả xảy ra như: “Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác” [49, điểm b khoản

2 Điều 182], sẽ được sửa đổi tương tự theo khoản 1 Điều 182 bằng việc quy định cụ thể mức độ vượt quá số lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tuy nhiên, việc quy định này phải bảo đảm mức độ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cao hơn tại khoản 1 mà chúng tôi đã đề nghị. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề

xuất BLHS hiện hành cần quy định thêm các tình tiết tăng nặng như: Phạm tội trong thời gian dài hoặc phạm tội nhiều lần; tái phạm; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.. Đây là những trường hợp khá phổ biến

đề nghị quy định thêm điều khoản quét - các trường hợp khác do pháp luật quy định, sẽ giúp cho việc bổ sung các trường hợp phát sinh trong tương lai

được thuận lợi hơn khi mà các nhà làm luật chưa dự liệu được hết trong BLHS mà có thể hướng dẫn bổ sung tại các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư liên tịch v.v.. Điều này sẽ giảm thiểu thời gian bổ sung thêm các trường hợp với thời gian ngắn hơn nhiều so với thời gian phải chờ tới khi sửa đổi BLHS. Về hình thức lỗi của cấu thành tội phạm tăng nặng tại khoản 2 Điều 182, theo tác giả, việc cần thiết bổ sung lỗi vô ý là rất cần thiết. Hiện nay, trong BLHS của một số nước trên thế giới đã có quy định về trường hợp lỗi vô ý trong quy định về tội gây ô nhiễm môi trường, ví dụ, khoản 3 Điều 324, Điều 324a, Điều 325 trong BLHS của Đức; khoản 3 Điều 250 trong BLHS của Nga.v.v.. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, chỉ nên quy định lỗi vô ý trong trường hợp gây hậu quả đến tính mạng và sức khỏe của

con người như: làm chết người hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người. Việc đề nghị bổ sung lỗi cố ý trong trường hợp đối với cấu thành tội

phạm tăng nặng tại khoản 2 Điều 182 sẽ giúp tăng cường ý thức, trách nhiệm của những người quản lý hệ thống xử lý các chất thải ra môi trường của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, đồng thời, tạo cơ sở hành lang pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng không bỏ lọt tội phạm. Tóm lại, theo quan điểm của

chúng tôi, đoạn “….a) Có tổ chức; b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.” [49, Điều 182, khoản 2] nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng:... a) Vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ hai mươi lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ bốn mươi lần trở lên đối với thông số môi trường không nguy hại;

b) Có tổ chức;

d) Tái phạm;

e) Vô ý làm chết người hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người; f) các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, các nhà làm luật cũng cần dự liệu tới trường hợp, hành vi gây ô nhiễm môi trường dẫn tới những hậu quả đặc biệt lớn tới sức khỏe của con người

- trường hợp làm chết nhiều người, gây bệnh hiểm nghèo, bệnh di truyền qua nhiều thế hệ.v.v... Đây là trường hợp hành vi của tội phạm thực hiện có tính chất

và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất cao. Do đó, chúng tôi đề nghị bổ sung trường hợp này thành một khoản riêng (khoản 3) và đánh số lại khoản 3 Điều

182 trong BLHS hiện hành thành khoản 4. Cụ thể, đoạn “3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm” [49, Điều 182, khoản 3] được sửa đổi, bổ sung thành: 3. Phạm tội trong trường hợp làm chết nhiều người, gây bệnh hiểm nghèo, bệnh di truyền qua nhiều thế hệ,....; 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trong trường hợp nhà làm luật vẫn giữ nguyên quan điểm về việc quy định về các thiệt hại như “làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác” hoặc “làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác” thì trước mắt, các nhà làm luật phải xây dựng được Thông tư hướng dẫn, quy định cụ thể về các nội dung này đối với từng cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng TNHS.

Thứ ba, nghiên cứu, sửa đổi bổ sung quy định của Bộ luật hình sự đối với chủ thể của tội phạm gây ô nhiễm môi trường.

môi trường nói chung và tội phạm gây ô nhiễm môi trường nói riêng đang là vấn đề tranh luận còn khá nhiều bàn cãi giữa các chuyên gia trong lĩnh vực tội phạm về môi trường. Đã có nhiều quan điểm cho rằng, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ có nhiều pháp nhân kinh tế ra đời, và hầu hết các vụ việc gây ô nhiễm môi trường bị phát hiện và xử trong thời gian qua đều do các doanh nghiệp này vi phạm. Do vậy, đã có những luận chứng của các tác giả ủng hộ cho việc ghi nhận bổ sung chế định TNHS về tội gây ô nhiễm môi trường đối với một số pháp nhân như công ty, doanh nghiệp v.v...Đây là loại trách nhiệm đồng thời pháp nhân và thể nhân đều phải chịu TNHS về cùng một hành vi phạm tội. Hiện nay có thể thấy trên thế giới đã có nhiều quốc gia quy định chế định TNHS đối với pháp nhân như Anh, Pháp, Mỹ, singapore,

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 89)