là đối với khung hình phạt đó, tội phạm của tội gây ô nhiễm môi trường sẽ thuộc trường hợp tội rất nghiêm trọng trong trường hợp bị tuyên phạt từ trên 7 năm tới 10 năm tù. Do đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi vẫn có thể bị truy cứu TNHS trong trường hợp người này cố ý thực hiện hành vi phạm tội và đầy đủ năng lực TNHS. Trên thực tế, để có được ý thức đúng đắn về bảo vệ môi trường trước các nguy cơ ô nhiễm ngày một tăng cao cần có sự giáo dục và tuyên truyền thường xuyên đặc biệt đối với đối tượng là học sinh. Đây là những người chưa thành niên nên khả năng nhận thức còn có hạn, nhất là đối với một vấn đề phức tạp như ô nhiễm môi trường. Biện pháp hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn này chính là các biện pháp xã hội như: đưa vấn đề giáo dục về thực trạng ô nhiễm của địa phương vào nhà trường, phát triển các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng về những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe, kinh tế v.v….
Hành vi thải vào không khí, nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán phóng xạ, bức xạ thường do người có trách nhiệm trong việc sản xuất, chế biến, vận hành, thí nghiệm trong các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông v.v… tiến hành hoặc ra lệnh cho nhân viên. Tuy nhiên, theo nội dung của tội gây ô nhiễm môi trường trong BLHS hiện hành, cũng như các tội gây ô nhiễm môi trường trong BLHS năm 1999, yếu tố chủ thể đặc biệt không được quy định chi tiết mà chỉ được quy định rất chung chung. Điều này chứng tỏ, bất kỳ người nào đủ độ tuổi và năng lực trách nhiệm theo quy định của BLHS thì đều có thể là chủ thể của tội gây ô nhiễm môi trường.
2.1.2. Quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về hình phạt đối với tội gây ô nhiễm môi trường gây ô nhiễm môi trường
cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cầm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Đối với hình phạt tiền: nếu BLHS năm 1999 quy định cả ba tội (tội gây ô nhiễm không khí – Điều 182; tội gây ô nhiễm nguồn nước – Điều 183 và tội gây ô nhiễm đất – Điều 184) này đều có chung một mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì Bộ luật sửa đổi bổ sung lần này lại quy định mức phạt tiền với mức cao hơn - từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
Đối với hình phạt tù có thời hạn, theo quy định của BLHS năm 1999, cả
ba tội gây ô nhiễm môi trường đều có khung hình phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm đối với cấu thành tội phạm cơ bản – khoản 1 Điều 182, khoản 1 Điều 183 và khoản 1 Điều 184; đối với cấu thành tội phạm tăng nặng, trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm (khoản 2 Điều 182, khoản 2 Điều 183 và khoản 2 Điều 184) và đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì phạt tù từ 5 năm đến 10 năm (khoản 3 Điều 182, khoản 3 Điều 183 và khoản 3 Điều 184). Tuy nhiên, sau khi hợp nhất ba tội danh này tại BLHS hiện hành thì mức phạt tù áp dụng từ sáu tháng tới 5 năm đối với cấu thành tội phạm cơ bản – khoản 1 Điều 182 và đối với cấu thành tội phạm tăng nặng thì bị phạt tù từ 3 năm tới 10 năm (khoản 2 Điều 182 BLHS hiện hành). Còn đối với tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 182 BLHS hiện hành, thay vì chỉ quy định duy nhất tình tiết định khung tăng nặng là phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hay phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như quy định tại khoản 2, 3 các điều 182, 183, 184 BLHS năm 1999 thì nay đã được bổ sung 2 tình tiết định khung tăng
nặng mới là phạm tội có tổ chức và làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Việc bổ sung thêm 2 tình tiết định khung tăng nặng trong Bộ
luật hình sự hiện hành theo các chuyên gia nghiên cứu đã giúp cho việc lựa chọn, áp dụng hình phạt được đơn giản và hiệu quả hơn, đồng thời, việc tăng mức hình phạt theo quy định của BLHS hiện hành đối với các hành vi thuộc trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng lên cùng với giới hạn khung hình phạt phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng có tác dụng răn đe, ngăn ngừa những hành vi phạm tội mang tính chất cao hơn so với BLHS năm 1999.