Quy định về tội gây ô nhiễm môi trường trong pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 42)

của một số nước

1.4.2.1. Theo Bộ luật hình sự liên bang Nga

Giống như BLHS của Việt Nam, BLHS của Nga cũng dành một chương riêng để quy định các tội phạm về môi trường, Chương 26. Các tội phạm về

sinh thái. Nhà làm luật của Nga đã quy định 17 điều quy định về các loại tội phạm môi trường (từ Điều 246 đến Điều 262). Theo đó, tội gây ô nhiễm môi trường theo BLHS Liên bang Nga gồm 04 tội (tội gây ô nhiễm nước - Điều 250; tội gây ô nhiễm không khí - Điều 251; tội gây ô nhiễm môi trường biển - Điều 252; tội làm hư hại đất - Điều 254). Quy định này trong BLHS của liên bang Nga có phần giống với quy định của BLHS năm 1999 của Việt Nam về các tội gây ô nhiễm môi trường nhưng bổ sung tội gây ô nhiễm môi trường biển – Điều 252. Các tội gây ô nhiễm môi trường này đều có cấu thành vật chất khi dấu hiệu hậu quả đều là dấu hiệu bắt buộc. Ví dụ, Điều 250 về tội gây ô nhiễm nguồn nước:

1. Gây ô nhiễm, làm bẩn các nguồn nước bề mặt, nước ngầm, các nguồn nước uống, hoặc làm thay đổi thuộc tính tự nhiên của chúng, nếu như những hành vi đó gây thiệt hại đáng kể cho cây trồng, súc vật, các loài cá, hoặc kinh tế nông-lâm nghiệp.... [60, Điều 250];

Điều 251 về tội làm ô nhiễm bầu không khí:

1. Người nào vi phạm quy định thải vào khí quyển các chất làm ô nhiễm hoặc vi phạm chế độ sử dụng các trang thiết bị, các công trình, nếu như những hành vi đó làm ô nhiễm không khí hoặc làm biến đổi thuộc tính tự nhiên của không khí.... [60, Điều 251]. v.v...

Đặc biệt, ngoài hình thức lỗi cố ý ở khoản 1 tại các điều này, nhà làm luật của Nga còn quy định cả hình thức lỗi vô ý ở khoản 2 hoặc khoản 3. Ví dụ,

khoản 3 Điều 250. Tội gây ô nhiễm nguồn nước “Những hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này mà do vô ý làm chết người thì bị phạt tù đến năm năm” [60, Điều 250] (theo sửa đổi Luật liên bang ngày 08 tháng 12 năm

2003). Như vậy, có thể thấy, tội gây ô nhiễm môi trường tương ứng theo BLHS của Nga cũng được phân chia thành các tội riêng như trong BLHS năm 1999

của Việt Nam, tuy nhiên, có sự bổ sung trong một lĩnh vực là gây ô nhiễm môi trường biển (Điều 252). Mặt khác, nhà làm luật của Nga cũng quy định cụ thể việc điều chỉnh trong BLHS đối với các trường hợp người phạm tội gây ra những hậu quả ô nhiễm môi trường khi vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình.

1.4.2.2. Theo Bộ luật hình sự của Trung quốc

Hiện nay, giống như nhiều nước đang phát triển, Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức to lớn cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường. Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao cùng với dân số khổng lồ đã và đang là những nhân tố gây sức ép mạnh đối với môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính gây nên sự xuất hiện các làng ung thư mà trong thời gian gần đây Chính phủ Trung quốc đã bắt đầu thừa nhận với các phương tiện thông tin truyền thông. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Trung Quốc đã coi bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm là một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của mình. Nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ thiết thực, trong đó có các biện pháp pháp lý như quy định và thi hành các chế tài dân sự, hành chính và đặc biệt là tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về môi trường. BLHS Trung Quốc năm 1997 cũng đã dành một phần riêng (Phần 6) trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội để quy định các tội xâm phạm việc bảo vệ môi trường. Phần 6. Các tội xâm phạm việc bảo vệ tài nguyên môi trường gồm 09 điều luật từ Điều 338 đến Điều 346.

Theo đó, điều luật của BLHS Trung Quốc tương ứng với tội gây ô nhiễm môi trường của BLHS Việt Nam hiện hành chính là Điều 338. Tội gây ô nhiễm đất, nước, khí quyển. Giống như tội gây ô nhiễm môi trường trong

BLHS hiện hành của Việt Nam, tội gây ô nhiễm đất, nước, khí quyển – Điều 338 của BLHS Trung Quốc cũng có cấu thành tội phạm vật chất (hậu quả là dấu hiệu bắt buộc):

Người nào vi phạm quy định của Nhà nước đổ các chất thải vào lòng đất, sông ngòi, bầu khí quyển hoặc xử lý các chất thải mang tính phóng xạ, chứa tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, có chứa độc tố hoặc các chất thải nguy hiểm khác, gây ô nhiễm nặng cho môi trường, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của công và tài sản cá nhân hoặc gây hậu quả thương vong cho người khác... [38, Điều 338].

Ngoài ra, có một điểm khá đặc biệt đối với chủ thể của tội phạm gây ô nhiễm đất, nước, khí quyển của BLHS Trung Quốc là pháp nhân cũng phải

chịu TNHS dưới hình thức phạt tiền và “đối với những người quản lý trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác sẽ bị xử phạt theo quy định tại các điều nói trên của Mục này” [38, Điều 346]. Hình phạt đối với

đơn vị phạm tội nói tại các điều từ 338 đến 345. Như vậy, hình phạt tiền được áp dụng đối với pháp nhân trong quy định về tội gây ô nhiễm đất, nước khí quyển trong BLHS của Trung Quốc cũng là một giải pháp khá hợp lý khi mà hiện nay, hầu hết các cơ sở gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các địa phương đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi nhuận của các pháp nhân này. Đây cũng là một xu hướng của nhà làm luật hiện nay trên thế giới, đã và đang cân nhắc vấn đề TNHS của pháp nhân trong một số trường hợp cụ thể. Bên

cạnh đó, việc BLHS của Trung Quốc quy định TNHS đối với “những người quản lý trực tiếp và những nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp khác” là một

biện pháp mang tính răn đe mạnh mẽ, nhằm vào những đối tượng có trách nhiệm chính trong việc thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường, đồng thời, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm cũng như quá trình giải quyết vụ việc được tiến hành thuận lợi.

1.4.2.3. Theo Bộ luật hình sự của Cộng hòa liên bang Đức

BLHS sửa đổi lần thứ 18 của Cộng hòa liên bang Đức ngày 28/03/1980 có hiệu lực ngày 01/7/1980 đã xây dựng các quy định về tội phạm môi trường. Hiện tại, tính cho tới lần sửa đổi gần đây nhất (ngày 02/10/2009), BLHS của Đức đã dành 01 chương – Chương 29. Tội phạm môi trường, để quy định về các hành vi xâm phạm đến môi trường bị coi là tội phạm. Theo đó, đối chiếu với tội gây ô nhiễm môi trường trong BLHS hiện hành của Việt Nam, các tội phạm gây ô nhiễm môi trường trong BLHS của Đức tương ứng gồm 03 điều, cụ thể: Điều 324. Gây ô nhiễm nguồn nước; Điều 324a. Gây ô nhiễm đất đai và Điều 325. Gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, BLHS của Đức cũng quy định về ô nhiễm môi trường trong một số lĩnh vực khác như tiếng ồn, gây chấn động và gây ra tia không phóng xạ - Điều 325a. v.v... Cũng giống như BLHS của Nga, BLHS của Đức cũng quy định trường hợp vô ý

thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: “Nếu người thực hiện tội phạm vô ý thực hiện thì hình phạt là hình phạt tự do đến ba năm hoặc hình phạt tiền.” [57, Điều 324]. Tuy nhiên, một điểm cũng cần lưu ý đối với nhóm

tội gây ô nhiễm môi trường trong BLHS của Đức đó là việc TNHS vẫn được tiến hành ngay cả trong trường hợp phạm tội chưa đạt (khoản 2 Điều 324; khoản 2 Điều 324a; khoản 1 Điều 325). Điều này có nghĩa, người thực hiện phạm tội chỉ cần đã tiến hành thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường thì đã bị xử lý về mặt hình sự ngay cả khi chưa gây ra hậu quả gì cho môi trường. Điều này cũng chính là xu thế hiện nay khi các nhà làm luật của các nước trên thế giới đang xem xét, nghiên cứu và quy định về tội phạm môi trường trong BLHS mà không cần tới yếu tố hậu quả xảy ra. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc quy định như vậy sẽ tăng mức độ răn đe, cảnh báo cũng như củng cố hiệu quả của pháp luật hình sự trong cuộc chiến bảo vệ môi trường đang diễn ra ngày một phức tạp, khó kiểm soát của nhiều nước trên thế giới hiện nay.

1.4.2.4. Quy định về tội gây ô nhiễm môi trường trong Bộ luật hình sự của một số nước Đông Nam Á

Trong BLHS một số nước Đông Nam Á, tội gây ô nhiễm môi trường cũng được quy định tương tự tại rải rác trong một số điều luật. Ví dụ, Điều 237 BLHS Thái Lan quy định:

Người nào đưa chất độc hại hoặc các loại chất khác có khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe vào trong thực phẩm hoặc nước ở trong giếng, hồ hoặc nơi chứa nước và thực phẩm hoặc nước đó đã tồn tại hoặc đã được cung ứng cho công chúng sử dụng, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm và phạt tiền từ 1.000 baht đến 20.000 baht [43, tr.49];

Điều 22 của BLHS Malaisia quy định: “Người nào xả thải các loại chất thải rắn, lỏng hoặc khí vượt quá định mức cho phép trong giấy phép môi trường thì bị phạt tiền đến 100.000 ringgit hoặc bị phạt tù đến 5 năm hoặc bị áp dụng cả hai hình phạt” [43, tr.50]. Ngoài ra, tương tự như quy định tại

Điều 325a BLHS Cộng hòa liên bang Đức, Điều 23 BLHS Malaisia cũng quy

định ô nhiễm trong lĩnh vực tiếng ồn: “Người nào gây tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép hoặc vượt quá định mức mà giấy phép đã quy định thì bị phạt tiền đến 100.000 ringgit hoặc bị phạt tù đến 5 năm hoặc bị áp dụng cả hai hình phạt” [43, tr.50].v.v… Tuy nhiên, đa phần những quy định tương tự đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với tội gây ô nhiễm môi trường trong của BLHS của các nước Đông Nam Á lại được quy định trong pháp luật chuyên ngành bảo vệ môi trường của từng nước. Ví dụ, Luật về chất lượng môi trường Thái Lan năm 1992 cũng có các quy định về hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí, gây ô nhiễm đất... thì bị phạt tù không quá 5 năm hoặc bị phạt tiền từ 10.000 baht - 500.000 baht; đối với hành vi gây ô nhiễm không khí, khoản 1 Điều 11 Luật kiểm soát ô nhiễm của Singapore quy định về thải khí có hại từ ống khói của các cơ sở sẽ

bị phạt tiền đến 20.000$ khi bị kết án lần thứ nhất.v.v..Điều 47 Luật không khí sạch của Philippin năm 1999 quy định về hành vi gây ô nhiễm không khí thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị phạt tiền từ 10.000 pesos đến 100.000 pesos (đơn vị tiền tệ của Philippin), hoặc bị phạt tù từ 6 tháng - 6 năm hoặc bị áp dụng cả hai hình phạt.v.v….

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghiên cứu dưới góc độ lý luận về tội gây ô nhiễm môi trường, Chương 1 của luận văn có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Đứng trước những yêu cầu khách quan và chủ quan của tình hình đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc các hành vi gây ô nhiễm môi trường đã được BLHS quy định thành một tội phạm độc lập nhằm bảo vệ môi trường trước những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra là hoạt động rất cần thiết và có ý nghĩa trên nhiều phương diện.

2. Việc các nhà làm luật thu gọn và tổng hợp lại 03 tội (tội gây ô nhiễm không khí - Điều 182, tội gây ô nhiễm nguồn nước - Điều 183 và tội gây ô nhiễm đất - Điều 184 trong BLHS năm 1999) để quy định tội gây ô nhiễm môi trường - Điều 182 trong BLHS hiện hành thể hiện sự quan tâm, nỗ lực của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng đối với loại tội phạm này trong thực tiễn nói riêng cũng như góp phần đấu tranh, phòng và chống các tội phạm về môi trường nói chung.

3. Các quan điểm quốc tế cũng như quy định trong BLHS của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã chứng tỏ pháp luật hình sự chính là một trong những biện pháp phòng chống, hữu hiệu đối với tội phạm gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, việc nghiên cứu các quy định tương tự về tội gây ô nhiễm môi trường trong BLHS của một số nước trên thế giới cũng như quá trình áp dụng trong thực tiễn của các quốc gia này sẽ tạo điều kiện cho các nhà làm luật nước ta tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định của BLHS về loại tội phạm này trong thời gian tới đối với một số vấn đề phát sinh như “lỗi vô ý, TNHS pháp nhân, phạm tội chưa đạt”. v.v..

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 42)