Bên cạnh những thành tựu đạt được trong gần 30 năm đổi mới, đất nước ta cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực về môi trường. Tình hình tội phạm về môi trường nói chung và tội phạm về gây ô nhiễm môi trường nói riêng cũng đang diễn ra hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khó kiểm soát và có nhiều diễn biến mới như: xu hướng phạm tội có chuẩn bị trước, đối tượng phạm tội có kiến thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao v.v… Tuy nhiên, môi trường nước ta trong thời gian qua vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động. Đất đai tại nhiều địa phương bị ô nhiễm không thể canh tác, trồng trọt. Các nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt và nuôi trồng thủy, hải sản của người dân; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng v.v… Những làng “ung thư” bắt đầu xuất hiện như: xã Thạch Sơn, huyện Lâm thao, tỉnh Phú Thọ; thôn Cẩm Sơn, xã Bình Lãnh, huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam; thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi; làng Từ Châu, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội v.v…. là hệ quả tất yếu của môi trường bị ô nhiễm.
Bảng 2.1: Tỷ lệ xử phạt vi phạm hành chính hành vi gây ô nhiễm môi trường từ năm 2009 đến 2013
Năm Gây ô nhiễm môi trường
Tổng số vi phạm pháp
luật về môi trường Tỷ lệ %
2009 594 4.546 13,06
2010 1.228 5.773 21,27
2011 1.421 7.868 18
2012 3.873 9.986 38,7
2013 5.768 13.386 43,08
Nguồn: Cục cảnh sát phòng chống tôi phạm vê môi trường Bộ Công an.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm gây ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp trên nhiều địa phương trong cả nước. Có nơi, có lúc còn diễn ra đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt, kinh tế cũng như các hệ lụy khác của ô nhiễm môi trường gây ra. Năm 2009 là năm cuối cùng áp dụng BLHS năm 1999 và cũng là năm số vụ vi phạm pháp luật về môi trường tăng đột biến so với các năm trước đó. Cả nước đã phát hiện 4.546 vụ, trong đó 1300 tổ chức, 3128 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Tăng gần 400% so với năm 2008. Riêng đối với các tội gây ô nhiễm môi trường (bao gồm Điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí; Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước; Điều 184. Tội gây ô nhiễm đất trong BLHS năm 1999) đã phát hiện và xử lý 594 vụ chiếm tỷ lệ 13,17% trong tổng số vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường.
Việc phát hiện các vụ vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường nói riêng, các vi phạm khác về môi trường nói chung tăng mức kỷ lục trong năm 2009 phần lớn do lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện khi mà lực lượng này đã ổn định về mặt tổ chức trên toàn quốc, đồng thời, triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, tăng cường điều tra xử lý, rút ra bài học kinh nghiệm trong
Năm 2010 là năm đầu tiên thi hành BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Toàn quốc phát hiện 1.228 vụ gây ô nhiễm môi trường (trên tổng số 5.773 vụ việc về môi trường, chiếm 21,27%). Theo đó, các cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt 811 tổ chức, 474 cá nhân với tổng số tiền lên tới 23,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, không có vụ việc nào bị khởi tố hoặc đưa ra xét xử (lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm đã chuyển đề nghị khởi tố 5 vụ với 7 đối tượng nhưng không được Viện kiểm sát có thẩm quyền chấp nhận). Vụ việc điển hình trong năm 2010 là vụ công ty TNHH Tuan kuang (100% vốn Đài Loan) ở huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương xả thải trái phép. Ngày 14/4 tại Công ty Tung Kuang, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Bộ Công an phát hiện vụ xả thải trái phép ra sông Ghẽ từ khu vực sản xuất khung nhôm định hình. Theo lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, nước thải ra môi trường gồm nhiều hóa chất độc hại như Chrome 6 (cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép), mangan, sắt... có nồng độ vượt quy định và đánh giá, vụ việc có tính chất nghiêm trọng như vụ Vedan xả thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai). Tại thời điểm bị bắt quả tang, công nhân của công ty này đang vận hành hai máy bơm tại khu nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Điểm cống xả ra sông Ghẽ, cách nhà máy khoảng 200 mét, nằm sâu dưới mặt nước khoảng nửa mét. Cảnh sát môi trường phát hiện hệ thống ống xả ngầm từ nhà máy ra đến bờ sông dài hàng trăm mét. Theo nhận định của một cán bộ có trách nhiệm của Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, thông qua việc sử dụng đường ống ngầm xả chất thải chưa qua xử lý, nhà máy có thể “tiết kiệm” 300-500 triệu đồng/tháng.v.v..
594 1228 1421 3873 5768 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Series1
Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng các vụ việc gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2009 đến năm 2013
Nguồn: Cục cảnh sát phòng chống tôi phạm vê môi trường Bộ Công an.
Trong năm 2011, trên cả nước đã phát hiện và xử lý hơn 1.421 vụ vi phạm pháp luật về gây ô nhiễm môi trường (trên tổng số 7.868 vụ chiếm 18%, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 494 tổ chức, 856 cá nhân với tổng số tiền là 23,29 tỷ đồng. Ví dụ điển hình trong năm là trường hợp Công ty Sonadezi Long Thành bị Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49B - Bộ Công an) bắt quả tang xả hơn 9.000m³ nước thải chưa được xử lý, có màu đen đặc, hôi nồng nặc ra rạch Bà Chéo (thông với sông Đồng Nai) vào tháng 8/2011. Cũng trong năm 2011, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường đã khởi tố 01 vụ án gây ô nhiễm môi trường với 01 bị can bị khởi tố về tội danh này.
Tiếp đó, trong năm 2012, trên cả nước phát hiện và xử lý 3.873 vụ việc vi phạm pháp luật về gây ô nhiễm môi trường (trên tổng số 9.986 vụ, chiếm tỷ lệ 38,7%. Theo đó, đã tiến hành xử phạt 1417 tổ chức, 2190 cá nhân với tổng
số tiền 60,19 tỷ đồng. Ví dụ điển hình trong năm là vụ Nhà máy đạm Ninh Bình bị phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Ninh Bình đã bắt quả tang khi đang dùng 5 vòi bơm nước thải ra sông Đáy với công suất mỗi vòi lên tới 1.000m3/giờ vào khoảng 2 giờ sáng ngày 17-10-2012. Cũng trong năm 2012, lực lượng Cảnh sát môi trường cũng khởi tố 02 vụ án gây ô nhiễm môi trường theo Điều 182 BLHS hiện hành với 12 bị can bị khởi tố với tội danh này.
Trong năm 2013, trên cả nước phát hiện 5.768 vụ vi phạm pháp luật về gây ô nhiễm môi trường (trên tổng số 13.386 chiếm 43,08%), trong đó xử phạt vi phạm hành chính 3230 cá nhân, 2458 tổ chức với tổng số tiền 73,79 tỷ đồng. Ví dụ, vụ việc điển hình trong năm là vụ công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa) chôn hóa chất. Ngày 25/8, cho rằng Công ty CP Nicotex Thanh Thái dùng ô tô chở hóa chất đi phi tang, hàng trăm người dân ở các xã gần nhà máy đã kéo ra đường ngăn lại. Ban đầu, lãnh đạo Nicotex Thanh Thái phủ nhận việc chôn lấp và phi tang chất độc. Song vài ngày sau, họ thừa nhận từng chôn 350 kg hóa chất hết hạn sử dụng xuống lòng đất. Khẳng định lượng hóa chất phi tang dưới lòng đất còn lớn hơn gấp nhiều lần, chiều 29/8, hàng trăm người dân mang theo cuốc, xẻng, xà beng đã phá cổng, trèo tường tràn vào khuôn viên của Công ty Nicotex.Theo kết quả kiểm định tại Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc (cục Bảo vệ thực vật) tại mẫu chất thải, phát hiện chất Cypermethrin là thuốc trừ sâu độc nhóm II vượt tiêu chuẩn cho phép 9.276 lần so với quy định tại QCVN 15: 2008. Cũng trong mẫu chất thải còn phát hiện chất Cypermethrin vượt tiêu chuẩn 7.719 lần.v.v.. Cũng trong năm 2013, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã khởi tố 01 vụ án với 18 bị can về tội gây ô nhiễm môi trường theo Điều 182 BLHS hiện hành.
13.06 21.27 18 38.7 43.08 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Series1
Biểu đồ 2.2: Sự phát triển của hành vi gây ô nhiễm môi trường trong tổng số các hành vi vi phạm về môi trường bị phát hiện
và xử lý từ năm 2009 đến năm 2013
Nguồn: Cục cảnh sát phòng chống tôi phạm vê môi trường Bộ Công an.
Trong 06 tháng đầu năm 2014 (tính từ ngày 16/11/2013 đến ngày 15/5/2014), trên cả nước phát hiện 2.806 vụ vi phạm pháp luật về gây ô nhiễm môi trường (trên tổng số 6.339 vụ chiếm 44,2%). Theo đó, đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 1060 cá nhân, 458 tổ chức với tổng số tiền 68,38 tỷ đồng. Theo Biểu đồ 2.2 về sự phát triển các hành vi gây ô nhiễm môi trường, từ năm 2009 đến năm 2013, chúng ta có thể nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ về mặt số lượng của các hành vi này so với các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm về môi trường nói chung. Năm 2009, tỷ lệ các vụ việc vi phạm pháp luật về gây ô nhiễm môi trường mới chỉ chiếm 13,06% trong tổng số các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Đến năm 2010, tỷ lệ này tăng lên là 21,27% (tăng 8,21% so với năm 2009). Sau đó đến năm 2011, tỷ lệ các hành vi gây ô nhiễm môi trường giảm nhẹ (18%) nhưng sau đó lại có sự gia tăng mạnh lên 38,7% trong năm 2012 và đến năm 2013 đã tăng lên 43,08% trên tổng số các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường bị phát hiện và xử lý.
Tuy nhiên có một thực tế bất hợp lý đó là, việc xử phạt vi phạm hành chính lại đối lập với số vụ án bị khởi tố về tội gây ô nhiễm môi trường
chiếm tỷ lệ khá hiếm hoi. Điều này có thể dễ dàng nhận ra khi quan sát Bảng 2.2 - Tình hình khởi tố và xét xử của tội gây ô nhiễm môi trường từ năm 2009 đến năm 2013.
Bảng 2.2: Tình hình khởi tố và xét xử tội gây ô nhiễm môi trường từ năm 2009 đến năm 2013
Năm Số vụ án bị khởi tố Số vụ án bị đưa ra xét xử Số bị can bị khởi tố Số bị cáo bị đưa ra xét xử 2009 0 0 0 0 2010 0 0 0 0 2011 1 0 1 0 2012 2 0 12 0 2013 1 0 18 0
Nguồn: Cục cảnh sát phòng chống tôi phạm vê môi trường Bộ Công an.
Trong năm 2009 và năm 2010, không có vụ án nào bị khởi tố về tội gây ô nhiễm môi trường; năm 2011, khởi tố 01 vụ án với 01 bị can; năm 2012, khởi tố 02 vụ án với 12 bị can và năm 2013, khởi tố 01 vụ án với 18 bị can. Nhưng một bất ngờ hơn theo thông tin từ vụ Thống kê tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2010 đến tại thời điểm này (tháng 7 năm 2014), chưa có một vụ án nào bị đưa ra xét xử theo Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng này cũng tương tự như giai đoạn trước đó (giai đoạn từ năm 2001 đến ngày 31/12/2009). Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2009, theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao, ngành Tòa án đã thụ lý 18 vụ với 25 bị cáo, đã xét xử 17 vụ với 24 bị cáo và hoàn lại Viện kiểm sát 01 vụ với 01 bị cáo đối với tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183); thụ lý 01 vụ với 01 bị cáo, đã xét xử 01 vụ với 01 bị cáo và hoàn lại Viện kiểm sát đối với Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184). Chính sự đối lập giữa tình hình xử phạt vi phạm hành chính với việc áp dụng các quy định của BLHS hiện hành đã
chứng tỏ, quy định của pháp luật hình sự đối với tội phạm gây ô nhiễm môi trường chưa thực sự là công cụ sắc bén trấn áp loại tội phạm này, hay như nhiều chuyên gia nhận định là sự bất lực, bó tay đối với tội phạm gây ô nhiễm môi trường của các chế tài hình sự. Đây không chỉ là tình trạng riêng của tội gây ô nhiễm môi trường mà hiện đang phổ biến đối với nhiều loại tội phạm môi trường khác. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả trấn áp tội phạm của các quy định của pháp luật hình sự đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường theo Điều 182 BLHS hiện hành, việc tìm ra những tồn tại, hạn chế của việc áp dụng tội gây ô nhiễm môi trường trong thực tế có ý nghĩa rất quan trọng, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành trong thời gian tới theo yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng đã đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.