Những bất cập của việc áp dụng xử lý tội gây ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 73)

Thứ nhất, khó khăn trong việc xác định mức độ thiệt hại làm căn cứ để cụ thể truy cứu trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt

Tính cho tới thời điểm hiện tại, chưa có văn bản nào hướng dẫn về các điều kiện truy cứu TNHS (gây ô nhiễm môi trường vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng, hoặc làm môi trường bị ô

nhiễm nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác) đối với Điều 182.

Tội gây ô nhiễm môi trường trong Bộ luật hình sự hiện hành. Một số văn bản trong pháp luật môi trường như: Nghị định số 179/2013/NĐ-CP; Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT mặc dù có nhiều quy định nhiều mức độ ô nhiễm môi trường nhưng không thể đồng nhất cũng như làm cơ sở để hướng dẫn các điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự của tội gây ô nhiễm môi trường. Đối với việc xây dựng nội dung hướng dẫn về điều kiện vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ở mức độ nghiêm trọng, theo chúng tôi còn mang tính khả thi, tuy nhiên, các điều kiện như làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng,

hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác lại không hề đơn giản. Trên thực tế, không phải hành vi gây ô nhiễm môi trường nào cũng gây hậu quả ngay, mà có khi nó kéo dài cả một quá trình nhiều năm, thậm chí nhiều thế kỷ. Trong số các hậu quả do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây nên, hậu quả về tính mạng, sức khỏe là khó xác định vì nó diễn ra từ từ, có thể sau một năm, hai năm hoặc có thể sau 10 năm trở lên. Do đó, dùng hậu quả làm căn cứ để truy cứu TNHS đối với tội gây ô nhiễm môi trường hoặc quyết định hình phạt cũng vô cùng khó khăn.

Trong thời gian qua, đã có tiền lệ là, cơ quan chức năng biết chắc doanh nghiệp, cá nhân đó có hành vi gây ô nhiễm cho môi trường nhưng không xử lý được vì trong nhiều trường hợp không giám định được thiệt hại. Do đó, chắc chắn khâu giám định mức độ thiệt hại sẽ còn là một trở ngại lớn để có thể xử lý đến nơi đến chốn các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ, việc một doanh nghiệp xả nước thải tác động đến môi trường thế nào, tính toán thiệt hại tổn thất gây ra cho môi trường là rất khó và rất rộng. Đó là chưa kể đến việc phải tính cả hậu quả trước mắt và hậu quả lâu dài.v.v... Đối với vấn đề khí thải, cùng là việc doanh nghiệp xả nước thải vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật vài chục lần nhưng ở các vùng khác nhau thì mức độ thiệt hại lại khác nhau và nếu cứ căn cứ vào quy định về tội gây ô nhiễm môi trường trong BLHS hiện hành thì trong thời gian tới, số lượng các vụ án về tội danh này bị khởi tố có thể sẽ tiếp tục thấp như hiện nay và lực lượng cảnh sát môi trường

chẳng biết điều tra ra sao sau khi khởi tố (xem Bảng 2.2. Tình hình khởi tố và xét xử của tội gây ô nhiễm môi trường trong một số năm gần đây). Chính vì

những bất cập trong quy định của pháp luật mà nhiều vụ việc bị “bỏ qua”, không được xử lý hoặc chỉ xử lý về hành chính trong khi mức độ vi phạm đáng ra phải bị xử lý về hình sự. Đơn cử là vụ việc của Công ty Vedan. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải ra sông Thị Vải tới 5.000 m3/ngày, diễn

ra từ năm 1994, khi Vedan mới bắt đầu hoạt động. Sau nhiều lần thanh kiểm tra, thương thảo, dư luận tốn không ít thời gian, công sức cho vụ việc này, cuối cùng Vedan mới chịu phạt hơn 200 triệu và bị truy thu trên 120 tỷ phí bảo vệ môi trường. Đó được xem như một kết thúc khá “nhẹ nhàng” đối với Công ty này khi hậu quả ô nhiễm môi trường gây ra không thể tính toán được. Hành vi nguy hiểm thì đã rõ, nhưng cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở xử lý hành chính. Trong quá trình soạn thảo Thông tư hướng dẫn Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường trong BLHS, các cơ quan trong ban soạn thảo đều có chung nhận định, nếu không xác định rõ ràng và cụ thể về tính định khung của tội gây ô nhiễm môi trường thì việc áp dụng pháp luật của các cơ quan thi hành tố tụng là rất khó thực hiện. Họ cũng rất khó trong việc xác định thế nào là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thế nào được coi là gây hậu quả nghiêm trọng. Rõ ràng, việc xác định hậu quả tội phạm gây ô nhiễm môi trường là rất khó, đòi hỏi phải có tư vấn của các chuyên gia trong nhiều ngành. Cũng có ý kiến cho rằng cần có tính định tính định lượng tiêng đối với từng loại chất thải để cơ quan tiến hành tố tụng dễ bề xử lý. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, tình hình xây dựng Thông tư liên tịch này đang khá bế tắc và chưa thể ban hành trong thời gian sớm. Vì vậy, trong trường hợp phương án ban hành Thông tư hướng dẫn không khả thi, các nhà làm luật nên tính toán đến việc sửa đổi nội dung tội gây ô nhiễm môi trường trong quá trình tiếp tục hoàn thiện BLHS đang được thực hiện trong thời gian tới.

Thứ hai, quy định về chủ thể của tội phạm gây ô nhiễm môi trường còn nhiều bất cập.

Hiện nay, trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm gây ô nhiễm môi trường của các cơ quan tiến hành tố tụng đã nổi lên một vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả áp dụng của BLHS đối với tội phạm này. Đó chính là vấn đề TNHS đối với pháp nhân và người đứng đầu pháp nhân.

Theo đó, nếu pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật hình sự về gây ô nhiễm môi trường thì người đứng đầu tổ chức đó có thể bị truy cứu TNHS mặc dù họ không phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất của hoạt động quản lý, người đó có thể bị truy tố trong trường hợp đồng phạm với vai trò là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức tùy theo tính chất và mức độ của hành vi. Mặc dù vậy, trên thực tế, để chứng minh vấn đề này không phải là một điều dễ dàng bởi đôi khi không thể xác định được ai là người ra quyết định nếu vụ việc đó đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài, có nhiều thay đổi trong quá trình tổ chức hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, pháp luật hình sự Việt Nam chỉ quy định BLHS đối với cá nhân mà không đặt ra vấn đề Bộ luật hình sự đối với pháp nhân. Việc quy định như vậy liệu có thực sự hợp lý hay không? Trong khi các hành vi gây ô nhiễm môi trường, gây ra hậu quả nghiêm trọng chiếm tỷ lệ không nhỏ là những nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cung ứng dịch vụ. Trong quá trình các pháp nhân này tiến hành các hoạt động sản xuất, khai thác thăm dò tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động đó đã tác động xấu đến môi trường mà hệ quả thường là ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, họ chỉ chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm dân sự hoặc cả hai loại trách nhiệm này mà chưa trường hợp nào phải chịu TNHS. Trong khi đó, các cá nhân cũng hành vi trên mà đủ cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu TNHS. Đây chính là một trong những bất cập khi áp dụng TNHS đối với chủ thể vi phạm. Qua thực tế vụ việc Công ty Vedan, ta có thể thấy rõ bất cập này trong pháp luật hình sự vì mặc dù đã có đầy đủ chứng cứ chứng minh Công ty Vedan vi phạm nghiêm trọng pháp luật môi trường Việt Nam, nhưng không thể khởi tố hình sự đối với công ty này. Trong thời gian tới, khi BLHS hiện hành được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý thì việc nghiên cứu vấn đề TNHS đối với pháp nhân đối với tội gây ô nhiễm môi trường nói riêng, tội phạm về môi

trường nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng của pháp luật hình sự đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống loại tội phạm này.

Thứ ba, việc quy định khung hình phạt, mức hình phạt chưa đủ mạnh để răn đe tội phạm gây ô nhiễm môi trường

Đối với nhóm tội về môi trường nói chung và tội gây ô nhiễm môi trường nói riêng trong Bộ luật hình sự hiện hành, nhiều chuyên gia đều có chung một nhận định là chế tài hình sự áp dụng đối với chủ thể là quá nhẹ. Cụ thể, hình phạt chính đối với tội gây ô nhiễm môi trường có ba loại hình phạt là phạt tiền, cải tạo không giam giữ và phạt tù. Theo đó, hình phạt tiền khi là hình phạt chính có mức hình phạt dao động từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng (khoản 1, Điều 182 BLHS hiện hành) và khi được áp dụng là hình phạt bổ sung thì mức hình phạt từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng (khoản 2 Điều 182 BLHS hiện hành); hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đến ba năm và hình phạt tù có mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm (khoản 2 Điều 182 BLHS hiện hành). Đối với hình phạt tiền, việc quy định như vậy của Bộ luật hình sự chưa thật sự hợp lý. Điều này được lý giải trong trường hợp hình phạt tiền không bị áp dụng là hình phạt chính, và khi đó, nó có thể có mức áp dụng cao hơn hình phạt chính. Ví dụ, một cá nhân bị áp dụng hình phạt bổ sung với số tiền 100 triệu đồng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường mà mình đã thực hiện. Con số này cao hơn mức thấp nhất 50 triệu đồng (khoản 1 Điều 182). Do vậy, nếu trong trường hợp áp dụng mức hình phạt bổ sung cao hơn hình phạt chính thì vô hình chung đã làm mất đi mục đích của việc áp dụng hình phạt. Bởi lẽ, hình phạt bổ sung cũng là các biện pháp cưỡng chế về hình sự, nhưng ít nghiêm khắc hơn so với các hình phạt chính, đồng thời cũng do Tòa án áp dụng nhưng không được tuyên độc lập mà chỉ tuyên kèm theo hình phạt chính. Như vậy, hình phạt bổ sung

là biện pháp cưỡng chế về hình sự, các hình phạt này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách hình sự và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Sự hiện diện của các hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt góp phần đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, đáp ứng yêu cầu cao của chính sách hình sự trong xử lý tội phạm là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị với cải tạo, giáo dục, phân hóa TNHS và cá thể hóa TNHS. Vấn đề tiếp theo đối với hình phạt tiền của Tội gây ô nhiễm môi trường là hiện nay, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực và đi vào áp dụng trong thực tế. Theo đó, từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 19 của Nghị định này quy định các mức độ xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí bằng hình phạt tiền có mức cao nhất được cho phép áp dụng đối với các hành vi này là 1 tỷ đồng. Đây chính là điểm bất hợp lý thứ hai đối với hình phạt tiền khi mà mức cao nhất của hình phạt tiền được Bộ luật hình sự cho phép áp dụng chỉ cao nhất là 500 triệu đồng. Điều này chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc lạm dụng việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua mà không xử lý về mặt hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặt khác, trong thực tế, ở những khu chế biến, khu sản xuất v.v… buộc phải xây dựng được một hệ thống xử lý chất thải thải ra trong quá trình sản xuất và các biện pháp xử lý chất thải phải tuân theo đúng kỹ thuật do cơ quan Nhà nước ban hành. Một số trường hợp còn phải xây dựng một khu xử lý chất thải riêng, cách xa khu dân cư.v.v... Để có thể đáp ứng một cách đầy đủ theo tiêu chuẩn của một khu xử lý chất thải theo quy định thì sẽ tốn rất nhiều tiền của, chưa kể tới việc vận hành và duy trì sự hoạt động của khu xử lý hay hệ thống xử lý chất thải đó, vấn đề máy móc, nhân công, kỹ thuật.v.v.. So sánh với việc bị phạt mức cao nhất là 500 triệu đồng theo quy định của BLHS hiện hành và 1 tỷ đồng theo quy định của số 179/2013/NĐ-

CP thì việc xử lý chất thải một cách thủ công như đổ trực tiếp ra sông, đổ ra bãi rác công cộng, chôn dưới lòng đất.v.v… sẽ hạn chế chi phí rất thấp. Với cách làm này vừa không tốn kém về tiền bạc, thậm chí nhiều trường hợp có thể qua mắt được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền “là tất yếu” cũng như phổ biến trong thực tế. Ví dụ, một vụ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng khác về môi trường khiến dư luận rất phẫn nộ xảy ra trong năm 2013 là vụ chôn thuốc trừ sâu của Công ty CP Nicotex Thanh Thái (tỉnh Thanh Hóa) gây ô nhiễm môi trường khiến hàng ngàn người dân đứng trước nguy cơ nhiễm độc, mắc bệnh… Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đơn vị vi phạm mới bị xử phạt hành chính. Tổng mức xử phạt mà UBND tỉnh Thanh Hóa áp dụng quy định của pháp luật thì Nicotex Thanh Thái phải chịu mức phạt 421.150.000 đồng.v.v…

Tương tự, việc quy định về hình phạt tù của tội gây ô nhiễm môi trường cũng chưa thật sự hợp lý giữa cấu thành tội phạm cơ bản và cấu thành tội phạm tăng nặng. Nếu như, cấu thành tội phạm cơ bản quy định khung hình phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm thì cấu thành tội phạm tăng nặng lại quy định khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm. Vậy, nếu trường hợp người phạm tội bị áp dụng cấu thành tội phạm tăng nặng mà Tòa án quyết định mức hình phạt từ 3 năm tới 5 năm khi không có các tình tiết giảm nhẹ thì liệu phán quyết này có thật sự là quá nhẹ đối với người phạm tội và liệu có thể bảo đảm được yêu cầu đấu tranh, phòng chống các tội phạm về môi trường nói chung và gây ô nhiễm môi trường nói riêng? Như vậy, chúng ta có thể thấy được sự chênh lệch giữa mỗi biện pháp xử lý trong từng trường hợp, trong khi, chế tài áp dụng quá nhẹ khiến nhiều chủ thể coi thường và không tuân thủ quy định của pháp luật. Điều đó cũng là một trong những lý do khiến tình hình tội phạm gây ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và pháp luật hình sự của nước ta không đủ sức răn đe đối với những hành vi đó.

Thứ tư, bất cập trong việc xử phạt vi phạm hành chính cũng như thẩm quyền điều tra của lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường

Hiện nay, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tiếp tục quy định không giới hạn mức độ vượt quá các thông số của quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí (khoản 5 Điều 19. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Do đó, có thể áp dụng quy định này để xử phạt vi phạm hành chính cho tất cả các hành vi gây ô nhiễm môi trường bất kể dù có gây thiệt hại lớn tới đâu, nghiêm trọng ra sao. Bên cạnh đó, nghị định này sẽ hạn chế thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một trong những lực lượng quan trọng trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi

Một phần của tài liệu Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)